Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 2 - Sinh 6

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả li đúng nhất:

1. Sinh sn có hiện tượng thụ tinh là:

a. Sinh sản hữu tính                  b. Sinh sản vô tính

c. Sinh sản sinh dưỡng             d. Cả a, b và c

2. Tên gọi chung cho nm các quả: mơ, đào, xoài, dừa,... là:

a. Quả mọng       b. Quả hạch       c. Quả thịt        d. Quả khô

3. Sinh sản bằng bào tử, bào tử phát triển thành nguyên tán. Đây là đặc điểm chỉ có ở:

a. Tảo            b. Rêu                  c. Dương xỉ         d. Cả a, b và c

4. Hạt do bộ phận nào tạo thành ?

a. Hạt phấn   b. Bầu nhuỵ       c. Nhuỵ hoa      d. Noãn đã được thụ tinh

Câu 2. Hãy chọn cụm từ: vùng nóng, quá trình, đặc điểm, phân bố điền vào chỗ trống (...) thay cho các sổ 1, 2,3... để hoàn chỉnh các câu sau:

     Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua.. (1)..... lịch sử lâu dài, cây

xanh đã hình thành một số........ (2)……..thích nghi.

     Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể. (3)........ khắp nơi trên Trái Đất:

trong nước, trên cạn,…….(4)... …., vùng lạnh...

Câu 3. Nối các ý ở cột A tương ứng với các ý ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời

Cột A

Cột B

Trả li

  1. Hoa thụ phấn nhờ gió
  2. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
a. Có màu sắc sặc sỡ

b. Hoa thường mọc ở ngọn cây

c. Hoa có hương thơm

1....

2....

II.   T LUẬN 

Câu 1. Thụ tinh là gì ?

Câu 2. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sử nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Câu 3. Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I.   TRẮC NGHIỆM  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Đặc điểm của hoa nở về ban đêm là gì ?

a. Hoa thường có màu trắng       b. Hoa có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ

c. Hoa có màu sắc sặc sỡ             d. Câu a và b.

Câu 2. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Đây là chức năng của cơ quan nào?

a. Hoa                      b. Quả                  c. Hạt                   d. Cả a, b và c

Câu 3. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được. Đây là đặc điểm chính của:

a. Rễ                        b. Thân                c. Lá                      d. Hoa

Câu 4. Quả lúa, quả mùi thuộc loại quả gì ?

a. Quả khô nẻ                                      b. Quả khô không nẻ

c. Quả mọng                                        d. Quả hạch

Câu 5. Tên môt cơ quan sinh sản của cây có chức năng tạo thành cây mới, duy trì và phát triển nòi giống ?

a. Hoa                      b. Quả                  c. Hạt                   d. Cả a, b và c.

Câu 6. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ các điều kiện nào sau đây ?

a. Nước, không khí và nhiệt độ thích hợp     b. Nhiệt độ, độ ẩm không khí, phân bón

c. Nước, phân bón, nhiệt độ                          d. Giống cây trồng, nước, phân bón

Câu 7. Đặc điếm chung của quyết là gì ?

1. Quyết là những thực vật có lá thật sự

2. Quyết sinh sản bằng bào tử

3. Bào tử được hình thành trước lúc thụ tinh và mọc thành nguyên tản

4. Nguyên tản lớn dần thành quyết trưởng thành

5. Nguyên tản chỉ là một giai đoạn sống ngắn ngủi trong đời sống của quyết

a. 1,2, 3, 4            b. l,2,3,5          c. 2, 3, 4, 5              d. 1,2,4, 5

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn

nhờ gió ?

Câu 2. Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo.

Câu 3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phưong án trả lời đúng nhất:

1. Quả do bộ phận nào tạo thành ?

a. Đế hoa                                             b. Bầu nhuỵ

c. Bầu nhuỵ chứa noãn được thụ tinh d. Cả a và b.

2. Những nhóm quả nào sau đây bao gồm toàn quả khô ?

a. Quả dừa, quả đậu đen, quả lê, quả nhãn

b. Quả cải, quả đậu xanh, quả đậu đũa, quả thìa là

c. Quả lạc, quả mít, quả chanh, quả vải

d. Quả bồ kết, quả đậu Hà Lan, quả ớt, quả chuối

3. Phôi của hạt đồ đen cỏ mẩy lá mầm ?

a. Có hai lá mầm                            b. Có một lá mầm

c. Cả a và b đều đúng                    d. Cả a và b đều sai

4. Bộ phận nào sau đây phát triển thành hạt chứa phôi ?

a. Noãn              b. Bầu nhuỵ        c. Đầu nhuỵ       d. Vòi nhuỵ

Câu 2. Hãy sắp xếp các cây hoa (đơn tính, lưỡng tính) tương ứng với từng nhóm cây (nhóm hoa đơn tính, nhóm hoa lưỡng tính) sao cho phù hợp rồi ghi vào cột kết quả:

STT

Các nhóm

Tên cây có hoa

Kết quả

1

2

Nhóm hoa đơn tính 

Nhóm hoa lưỡng tính

a. Khoai tây

b. Táo tây

c. Bưởi

d. Cải

e. Dưa chuột

g. Liễu

h. Bí ngô

i. Mướp

1........

2.........

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì ?

Câu 2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió ? Vai trò của con người trong việc thụ phấn ?

Câu 3. Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy sắp xếp tên các quả ở cột B tương ứng với từng loại quả (quả nẻ, khô không nẻ, mọng, hạch) ở cột A rồi ghi vào cột kết quả.

STT

Các loại quả (Cột A)

Tên quả (Cột B)

Kết quả

1

Quả khô nẻ

a. Quả mận

1........

2.........

2

Quả khô không nẻ

b. Quả mùi

3

Quả mọng

c. Quả xoài

3.........

4

Quả hạch

d.  Quả thầu dầu

e. Quả hồng

4.........

 

 

g. Quả lúa

h. Quả đỗ đen

i. Quả chanh

k. Quả chuối

 

 

 

l. Quả dừa

 

 

 

m. Quả khế

n. Quả táo ta

 

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nhóm quả nào sau đây bao gồm toàn quả thịt ?

a. Quả xoài, quả táo, quả cà chua, quả đu đủ

b. Quả dừa, quả táo, quả mướp, quả đậu xanh

c. Quả mít, quả dưa, quả nhãn, quả vải

d. Quả vải, quả xoài, quả thìa là, quả cau

Bộ phận nào sau đây phát triên thành quả chứa hạt ?

a. Noãn                    b. Bầu nhuỵ          c. Đầu nhuỵ         d. Vòi nhuỵ

Câu 3. Hãy chọn cụm từ trong các cụm từ: vùng nóng, quả trình, đặc điểm, phân bố điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1,2,3... để hoàn chỉnh các câu sau:

Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua…(l)... lịch sử lâu dài, cây xanh đã hình thành một số...(2)… thích nghi.

Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể….(3)…. khắp nơi trên Trái Đất: trong nước, trên cạn,...(4)..., vùng lạnh...

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Đặc điểm của quả và hạt được phát tán nhờ gió ?

Câu 2. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?

Câu 3. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 5 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt. Đây là chức năng của:

a. Hoa                      b. Quả                 c. Hạt                   d. Cả a, b và c

2. Nhóm cây nào sau đây sống ở vùng sa mạc khô nóng ?

a. Cây đước, cây sú, cây vẹt.

b.Cây xương rồng, cỏ lạc đà.

c. Cây bèo Nhật Bản, cây rong đuôi chó.

d. Cây bèo hoa dâu, cây hoa súng.

3. Phôi của hạt ngô có mấy lá mầm ?

a. Có hai lá mầm                                  b. Có một lá mầm

c. Cả a và b đều đúng                          d. Cả a và b đều sai

4. Nhóm quả nào sau đây bao gồm toàn quả thịt ?

a. Quả đậu đen, quả táo, quả cà chua, quả nho

b. Quả dừa, quả táo, quả mướp, quả đậu xanh

c. Quả mít, quả đậu Hà Lan, quả nhãn, quả vải

d. Quả xoài, quả cà chua, quả chanh, quả cam

Câu 2. Hãy sắp xếp tên các quả ở cột B tương ứng với từng nhóm quả (quả khô, quả thịt) ở cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào cột kết quả:

STT

Các nhóm quả (Cột A)

Tên quả (Cột B)

Kết quả

1

Quả khô

a.Quả đỗ xanh

1.....

2……

 

2

Quả thịt

b. Quả lạc

c. Quả cà chua

d. Quả đu đủ

 

 

e. Quả mơ

g. Quả táo

h. Quả chanh

i. Quả bông

k. Quả cải

m. Quả chò

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt ? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt có ở đia phương em ?

Câu 3. Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.  Nhóm cây nào sau đây sống ở các bãi triều lầy ven biển?

a. Cây đước, cây sú, cây vẹt.                    b. Cây xương rồng, cỏ lạc đà.

c. Cây bèo Nhật Bản, cây rong đuôi chó. d. Cây bèo hoa dâu, cây hoa súng.

2. Cây ngô, cây lúa, cây kê là cây mấy lá mầm ?

a. Cây Hai lá mầm                                       b. Cây Một lá mầm

c. Cả a và b đều đúng                                  d. Cả a và b đều sai

3. Loài tảo nào sau đây sống ở nước ngọt ?

a. Tảo sừng hươu, tảo vòng, rau câu       b. Tảo sừng hươu, rau câu, rau diếp biển

c. Tảo vòng, tảo silic, tảo tiểu cầu           d. Tảo silic, tảo tiểu cầu, rau câu

4. Quả thầu dầu, qua đỗ đen thuộc loại quả gì ?

a. Quả khô nẻ                                          b. Quả khô không nẻ

c. Quả mọng                                            d. Quả hạch

Câu 2. Hãy sắp xếp đặc điểm của hạt ở cột B tương ứng với từng loại cây (Hai lá mầm và Một lá mầm) ở cột A rồi ghi vào cột kết quả.

STT

Các loại cây (Cột A)

Các đặc điểm của hạt (Cột B)

Kết quả

1

2

Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm

a)    Có vỏ bao bọc hạt, phôi

b)    Phôi có hai lá mầm

c)     Phôi có một lá mầm

d)      Phôi có chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm

e)    Chất dinh dưỡng nằm ở phôi nhũ g) Chất dinh dưỡng nằm ở hai lá

mầm

1.....................

2................

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?

Câu 2. Sau khi học xong bài “Hạt và các bộ phận của hạt” có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I.  TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.  Thế nào là hiện tượng thụ phấn ?

a. Hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy          b. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy       

c. Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy          d. Cả a, b và c đều đúng.

2. Quả mận, quả xoài thuộc loại quả gì ?

а.Quả khô nẻ      b. Quả khô không nẻ

c. Quả mọng        d. Quả hạch

3. Tảo cỏ vai trò như thế nào đối với tự nhiên và con người ?

a. 1, 2, 3, 4, 6             b. 1, 2, 3, 4, 5       c. 2, 3, 4, 5, 7           d. 1, 3, 4, 5, 7

Câu 2. Hãy chọn các cụm từ: quả và hạt, thích nghi, động vật, phát tán rồi điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2,3... để hoàn chỉnh các câu sau:

  Quả và hạt có những đặc điểm ..(1)…..với nhiều cách.. (2).... khác

nhau như phát tán nhờ gió, nhờ..... (3)......... và tự phát tán. Con người cũng đã

giúp cho......... (4)........ phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp nơi.

II.   TỰ LUẬN 

Câu 1. Thế nào là hoa tự thụ phấn ? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?

Câu 2. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm ?

Câu 3. Các cây sống trong môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có nhũng đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 8 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu l. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Thế nào là sự thụ tinh ?

a.Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

b.Là tế bào hạt phấn rơi vào đầu nhụy

c. Là sự kết hợp giữa nhị và nhụy trong quá trình giao phấn

d.Cả a, b và c.

2.   Các cây nào sau đây, ở quả vẫn còn lại dấu tích của một số bộ phận như đài, vòi nhuỵ ?

a. Quả bưởi, quả mít                            b. Quả ổi, quả lê

c. Quả hồng, quả cà chua                    d. Quả đào, quả mận

3.   Thực vật nào sau đây gây ra hiện tượng “nước nở hoa” ?

a. Tảo                       b. Rêu                  c. Quyết               d. Câu b và c

4.   Loài tảo nào sau đây sống ở nước mặn ?

a. Tảo sừng hươu, tảo vòng, rau câu    b. Tảo sừng hươu, rau câu, rau diếp biển

c. Tảo vòng, tảo silic, tảo tiểu cầu        d. Tảo silic, tảo tiểu cầu, rau câu

Câu 2. Hãy sắp xếp các quả (hạt) ở cột B tương ứng với từng cách phát tán của chúng ở cột A rồi ghi vào phần kết quả:

Các cách phát tán

Tên quả (hạt)

Kết quả

(Cột A)

(Cột B)

 

1. Phát tán nhờ gió

a. Quả chò

1..........

2...........

3………

2. Phát tán nhờ động vật

b. Quả cải

3. Tự phát tán

c. Quả bô công anh

d. Quả ké đầu ngựa

e. Quả chi chi

 

g. Quả đậu bắp

h. Quả cây xấu hổ

i. Quả trâm bầu

 

 

k. Hạt hoa sữa

 

 

l. Quả ổi

 

II.   TỰ LUẬN 

Câu 1. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi ích gì ?

Câu 2. Có mấy cách phát tán của quả và hạt ? Cho vài ví dụ minh hoạ.

Câu 3. Nêu đặc điểm cấu tạo của rong mơ ? Rong mơ khác tảo xoắn ở điểm nào ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 10 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Quả dừa, quả mận thuộc loại quả gì ?

a. Quả khô nẻ     b Quả khô không nẻ      c. Quả mọng      d. Quả hạch

2.Nhóm thực vật nào sau đây hầu hết sống ở trong nước ?

a. Tảo       b. Rêu         c. Quyết          d. Cả a, b và c.

3.Quá trình hình thành than đá bao gồm những giai đoạn nào ?

1. Trước đây do có điều kiện sống thuận lợi, quyết phát triển rất mạnh

2. Chúng làm thành những khu rừng lớn, toàn thân cây gỗ (có cây cao tới 40 m)

3. Về sau do vỏ Trái Đất biến đổi, các rừng quyết bị chết hàng loạt và vùi sâu dưới đất

4. Do tác động của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên vỏ Trái Đất mà chúng dần dần biến thành than đá

5. Do điều kiện thiếu không khí nên các cây dương xỉ không mục ra được mà biến thành than

a.1,2, 3, 5        b.2,3,4,5           c. 1,2, 3, 4      d. l,2,4,5

Câu 2. Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,

2,3... trong các câu sau:

      Tảo là những thực vật...( 1 )... mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo.. .(2)…, có màu sắc khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.

      Vai trò của tảo: góp phần...(3)… và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc,... Bên cạnh đó một số...(4)… tảo cũng gây hại.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Hãy kể tên hai loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của mỗi hoa đó.

Câu 2. Hãy so sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?

Câu 3. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 11 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nhóm thực vật sống ở cạn đầu tiên là:

a. Tảo                       b. Rêu                  c. Quyết               d. Cả a, b và c.

2. Nhóm quả nào sau đây gồm toàn quả mọng?

a.Quả mùi, quả mít, quả chuối, quả cam

b.Quả bưởi, quả nhãn, quả cà chua, quả vải

c. Quả thanh long, quả chanh, quả chuối, quả cà chua

d. Quả cam, quả dưa hấu, quả mít, quả đậu Hà Lan.

3. Cây đỗ đen, cây lạc, cây bưởi, cây cam là cây mấy lá mầm?

a. Cây Hai lá mầm                                     b. Cây Một lá mầm

c. Cả a và b đều đúng                                d. Cả a và b đều sai

4. Các cây nào sau đây, ở quả vẫn còn lại dấu tích của một số bộ phận như đài, vòi nhuỵ ?

a. Quả bưởi, quà mít                                  b. Quả hồng, quả cà chua

c. Quà đào, quả mận                                  d. Quả ổi, quả lê

Câu 2. Hãy điền các cụm từ: Đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, ống phấn, nảy mầm, chất nhầy, tế bào sinh dục đực vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2, 3... trong các câu sau đây:

Sau khi thụ phấn, trên........ (1)........ có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn

hút...... (2)....... ở đầu nhuỵ trương lên và...... (3)......... thành một ống phấn. Tế

bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của…..(4).....

Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và... (5)........ vào trong bầu, khi tiếp xúc với

noãn, phần đầu của ống phấn mang các........... (6).................... chui vào noãn.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Dựa vào đâu mà người ta chia hoa thành hoa đơn độc và hoa mọc thành cụm ? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 2. Than đá được hình thành như thế nào?

Câu 3. Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn? Tảo xoắn có điểm gì giống với rong mơ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 12 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I.   TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Hạt gồm những bộ phận nào ?

a. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ

b. Vỏ, phôi, lá mầm, thân mầm, chồi mầm

c. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm

d. Phôi, chất dinh dưỡng, lá mầm.

2. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.

a. tự thụ phấn            b. giao phấn      c. đơn tính              d. lưỡng tính

3. Hạt hoa sữa, quả chò, quả bồ công anh thuộc cách phát tán nào sau đây?

a. Phát tán nhờ gió                                    b. Phát tán nhờ động vật

c. Tự phát tán                                             d. Cả a, b và c

Câu 2. Hãy đánh dấu X vào ô □ chỉ câu đúng:

□   a. Từ lâu con người đã biết tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn để tăng

khả năng đậu quả.

□   b. Con người có thể chủ động thụ phấn cho hoa làm tăng khả năng tạo quả,

hạt của cây.

□   c. Ở nhiều loại hoa, gió có thể mang phấn của hoa này chuyển đến hoa khác.

□   d. Trong trồng trọt, người ta có thể cho giao phấn giữa các cây khác loài để

tạo giống mới.

Câu 3. Điền từ thích hợp: bào tử, nguyên tán, rễ, thân, lá, mạch dẫn, cuộn tròn ở đầu vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2, 3... trong các câu sau:

Dương xỉ là thực vật đã có.. (1)..... thực sự

Lá non của cây dương xỉ có đặc điểm:... (2).........

Khác với rêu cấu tạo bên trong của cây dương xỉ đã có.. (3)..... chức năng

vận chuyển

Dương xỉ sinh sản bằng.... (4)....... như rêu nhưng khác rêu ở chỗ bào tử phát

triển thành..... (5).......

II.    TỰ LUẬN 

Câu 1. Hoa, quả, hạt thuộc CO’ quan gì ? Nêu chức năng chính của hoa, quả, hạt ?

Câu 2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió ?

Câu 3. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mây, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 13 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là ?

 a. Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm.     b. Đầu nhuỵ có chất dính

 c. Hạt phấn to và có gai                                  d. Cả a, b và c

2. Ở những hoa đơn tính và những hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa. Đó là:

a. Hoa tự thụ phấn                                    b. Hoa giao phấn

c. Hoa đon tính                                          d. Hoa lưỡng tính

3. Hạt hoa sữa, hạt thông, quả đậu bắp thuộc cách phát tán nào sau đây ?

a. Phát tán nhờ gió                                    b. Phát tán nhờ động vật

c. Tự phát tán                                             d. Cả a, b và c

4. Thế nào là sinh sản hữu tính ?

a. Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái

b. Là hỉnh thức sinh sản có sự tham gia của cơ thể đực và cơ thể cái

c. Là hình thức sinh sản không có sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái

d. Cả b và c.

5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong:

a. lá mầm hoặc trong phôi nhũ                  b. lá mầm

c. lá mầm hoặc trong thân mầm                d. phôi nhũ

6. Phôi của hạt gồm những bộ phận nào ?

a. Chồi mầm, lá mầm, phôi nhũ, chất dinh dưỡng

b. Rễ mầm, chất dinh dưỡng, lá mầm, thân mầm.

c. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm

d. Thân mầm, chồi mầm, lá mầm, chất dinh dưỡng.

Câu 2. Hãy đánh dấu X vào ô n chỉ câu đúng:

□  a. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ

□  b. Đầu nhuỵ có chất dính. Đây là một đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.

□  c. Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả

□  d. Sau thụ tinh, noãn phát triến thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm ?

Câu 2. Cơ quan sinh sản của cây gồm những bộ phận nào ? Nêu đặc điểm và chức năng chính của từng bộ phận đó ?

Câu 3. Vai trò của con người trong việc thụ phấn ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 14 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả?

a. Vòi nhuỵ          b. Đầu nhuỵ       c. Bầu nhuỵ            d. Chỉ nhị

2. Đặc điểm của quả và hạt phát tản nhờ động vật?

a. Quả ăn được (phần thịt quả)

b. Hạt thường có vỏ cứng, bền (không tiêu hoá được)

c. Quả có gai, móc, lông cứng, bám vào da hoặc lông động vật (được động vật

mang đi nơi khác) .

d. Cả a, b và c.

3. Đặc điểm chung của tảo ?

a. Là những thực vật bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá thực sự; sống ở nước ngọt

b. Cơ thể chỉ là một tản gồm một hoặc khối tế bào đồng nhất chưa phân hoá thành rễ, thân  lá, có chất diệp lục nên có thể tự chế tạo chất hữu cơ cần thiết; sống ở nước mặn.

c. Là những thực vật đơn bào hoặc đa bào, có nhiều màu sắc khác nhau nhưng luôn luôn có chất diệp lục do đó có thể tự chế tạo chất hữu cơ cần thiết. Hầu hết sống ở nước.

d. Cả a, b và c.

4. Trong thiên nhiên cỏ những cây rất nhỏ bẻ (nhiều khi chiều cao chưa tới lcm), thường mọc thành từng đảm, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây gì ?

a. Tảo                 b. Bèo tấm           c. Rong                d. Rêu

Câu 2. Đánh dấu X vào ô □ chỉ câu đúng:

□  a. Mỗi củ lạc là một quả lạc, thuộc loại quả khô không nẻ.

□  b. Mỗi hạt thóc là một quả lúa, nó thuộc loại quả khô nẻ.

□  c. Quả đào, quả mơ, xoài, táo ta, dừa, mận là những quả hạch.

□ d. Cây ngô, cây kê, cây lúa, cây cam, cây bưởi là cây Một lá mầm.

Câu 3. Hãy sắp xếp các cây ở cột B tương ứng với từng môi trường sống của chúng ở cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào cột kết quả:

Các môi trường sống (Cột A)

Tên cây

(Cột B)

Kết quả

1. Môi trường khô cạn

a. Lá dong

1.....

2......

2. Môi trường ẩm ướt

b. Vạn niên thanh

 

c. Xương rồng

d. Lá lốt

 

e. Dứa

f. Cỏ lạc đà

 

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Thế nào là hoa tự thụ phấn ? Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ?

Câu 2. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hat giống ?

Câu 3. Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 15 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I.    TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió ?

a.Quả, hạt có cánh được gió chuyển đi xa gốc cây mẹ

b.Quả, hạt có lông được gió mang đi xa

c. Quả và hạt có lông, gai được gió mang đi xa.

d. Cả a và b

2. Tảo có những dạng sống nào ?

a.Tảo nước ngọt và tảo nước mặn

b. Tảo tiểu cầu, tảo lục, tảo xoắn, tảo vòng, tảo nước.

c. Tảo đơn bào, tảo đơn bào sống tập đoàn, tảo đa bào

d. Rau mơ, rau câu, rau diếp biển,...

3. Có mấy loại quả chính ?

a. Quả non và quả già                                b. Quả xanh và quả chín

c. Quả có hạt và quả không có hạt            d. Quả khô và quả thịt

4. Hạt do bộ phận nào biến đỗi thành?

a. Hạt phấn                                                b. Noãn đã được thụ tinh

c. Nhuỵ hoa                                               d. Bầu nhuỵ

5. Rêu sinh sản bằng gì ?

a. Túi bào tử                      b. Bào tử            c. Đứt đoạn           d. Tiếp hợp

Câu 2. Hãy sắp xếp ý nghĩa của các biện pháp kĩ thuật (ở cột B) tương ứng với từng biện pháp kĩ thuật (ở cột A) sao cho phù hợp rồi ghi vào kết quả (ở cột C)

Các biện pháp kĩ thuật

(A)

Ý nghĩa của các biện pháp kĩ thuật

(B)

Kết quả

(C)

1. Tháo hết nước khi bị ngập úng

2. Làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt

3. Phủ rơm rạ cho hạt đã gieo khi trời rét

4. Gieo hạt đúng thời vụ

5. Bảo quản tốt hạt giống.

a. Đất tơi xốp, thoáng, hạt có đủ không khí để hô hấp và nảy mầm tốt

b. Khi trời rét, phủ rơm rạ cho hạt mới gieo để giữ cho hạt ấm, nảy mầm tốt

c. Tháo nước khi bị úng để hạt có đủ không khí hô hấp, cây không bị chết

d. Gieo đúng thời vụ để hạt gặp được thời tiết thuận lợi, hạt sẽ nảy mầm tốt

e. Phải bảo quản giống tốt để giống không bị xâm hại và nảy mầm tốt.

1……..

2……..

3……..

4……..

5……..

 

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Sau khi học xong bài “Hạt và các bộ phận của hạt” có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?

Câu 2. Nêu đặc điểm chung của tảo ?

Câu 3. Đặc điểm của quả và hạt được phát tán nhờ gió ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 16 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy sắp xếp tên cây tương ứng với từng môi trường đặc biệt của chúng sao cho phù hợp rồi ghi vào cột kết quả:

Các môi trường đặc biệt

Tên cây

Kết quả

  1. Sa mạc
  2. Đầm lầy
a. Vẹt

b. Xương rồng

c. Cỏ lạc đà

d. Bần

e. Sú

f. Đước

g. Cỏ thấp (có rễ rất dài)

1……….

2……….

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Có hai loại quả khô là:

a. Quả khô nẻ và quả khô không nẻ          b. Quả khô nẻ và quả hạch

c. Quả mọng và quả hạch                          d. Quả mọng và quả khô nẻ

2. Cây có hoa là một thể thống nhất vì?

a. Có đầy đủ các cơ quan như: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.

b. Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan

c. Có sự thống nhất giữa chức năng các cơ quan

d. Gồm b và c.

e. Gồm a và b.

3. Cây có hoa lại chia thành hai loại là cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm vì:

a. Vì trong quá trình sống, cây chỉ ra một hoặc 2 loại lá

b. Vì mỗi loại hạt có khả năng nảy mầm 1 hoặc 2 lần

c. Vì dựa vào số lá mầm có trong phôi của hạt

d. Cả a, b và c đều sai

4. ........... gặp ở vùng ven biển nhiệt đới như nước ta. Chúng thường sống

thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc.

a. Tảo xoắn            b. Rong mơ         c. Rau câu           d. Rau diếp biển

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?

Câu 2. Tảo có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người ?

Câu 3. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 17 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.  Có hai loại quà thịt là:

a. Quả khô nẻ và quả khô không nẻ    b. Quả khô nẻ và quả hạch

c. Quả mọng và quả hạch                    d. Quả mọng và quả khô nẻ

2. Quả mọng là quả:

a. Gồm toàn thịt và không có hạch     b. Có phần hạch cứng bọc lấy hạt

c. Quả chín chứa đầy nước                 d. Quả không mềm khi chín.

3. Chất dự trữ của hạt Một lá mầm (như hạt gạo...) chứa ở:

         a. Trong lá mầm    b. Trong phôi nhũ    c. Trong vỏ hạt     d. Trong phôi

4. Đặc điểm nào chứng tỏ rêu tiến hoá hơn tảo ?

a. Cơ thể có sự phân hoá thành thân, lá và rễ giả nên đã sống được ở trên cạn

b. Sinh sản bằng bào tử, có cơ quan sinh sản.

c. Thụ tinh cần có nước.

d. Cả a, b và c.

Câu 2. Điền từ thích hợp: thụ phấn, vỏ quả, giao phấn, bộ phận, cơ quan, điều kiện môi trường, cơ thể với môi trường vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2,3… trong các câu sau đây:

a. Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác là hoa……(1)....

b. Người ta còn chủ động (2)....... cho hoa làm tăng khả năng tạo quả, hạt

của cây hơn.

c. Dựa vào đặc điểm của..... (3)........ có thể chia các quả thành hai nhóm

chính là quả khô và quả thịt

d. Ở cây xanh, không những có sự thống nhất giữa các.... (4)............ với

nhau, mà còn có sự thống nhất giữa....... (5)................ , thể hiện ở

những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với..... (6).........

II.   TỰ LUẬN

Câu 1. Hạt của cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và hạt của cây Một lá mầm (hạt ngô) giống nhau ở điểm nào ?

Câu 2. Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây cạn với môi trường ?

Câu 3. Nêu đặc điểm chung của rêu ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I.   TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Những hạt nào sau đây thuộc loại hạt Hai lá mầm?

a. Mít, nhãn, lạc, kê.                            b. Lúa, ngô, lúa mì

c. Mít, đậu xanh, lúa                             d. Đỗ đen, lạc, bưởi

2. Chất dự trữ của hạt Hai lá mầm (như hạt đậu đen...) chứa ở:

a. Trong lá mầm b. Trong phôi nhũ c. Trong vỏ hạt d. Trong phôi

3. Sự giao phấn thực hiện nhờ:

a. Gió                  b. Sâu bọ             c. Con người d. Cả a, b và c

4. Những đặc điểm nào là của ngành Quyết thực vật?

a. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thực; sống trong nước; sinh sản nhờ nước.

b. Cơ thể đã có rễ, thân, lá thực, có mạch dẫn; sinh sản bằng hạt.

c. Cơ thể đã có rễ, thân, lá thực, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.

d. Cơ thể có thân, lá chưa có mạch dẫn, có rễ giả, sinh sản bằng bào tử, thụ tinh cần có nước, sống ở nơi ẩm ướt.

Câu 2. Điền từ thích hợp: quang hợp, ra hoa, kết hạt và tạo quả, lá cây, rễ, thân, thoát hơi nước vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2,3... trong các câu sau đây:

     Hoạt động chính của...... (1).......... là chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây. Nhưng

lá muốn thực hiện được chức năng đó phải nhờ hoạt động của…(2)... hấp thụ

nước và muối khoáng, đồng thời các chất đó phải được vận chuyển

qua....... (3)..... mới lên được lá.

     Khi lá hoạt động yếu............ (4)........... ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm,

sự........ (5)............ của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân, rễ

nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự............ (6).................

II.    TỰ LUẬN 

Câu 1. Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Nêu chức năng chính của hoa, quả, hạt.

Câu 2. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?

Câu 3. Nêu vai trò của rêu.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 19 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Vỏ cám là bộ phận nào của hạt gạo?

a. Vỏ hạt

b. Vỏ ngoài của hạt

c. Vỏ trong của hạt

d. Không phải là vỏ hạt mà là do bao hoa biến thành để bảo vệ cho hạt

Câu 2. Các loại quả nào sau đây thuộc loại quả mọng?

a. Xoài, cóc, dừa                                        b. Chuối, cà chua, lê

c. Đậu xanh, đậu ván, mướp                        d. Mận, vú sữa, cà chua

Câu 3. Chất dự trữ của hạt Một lá mầm (như hạt kê...) chứa ở:

a. Trong lá mầm

b. Trong phôi nhũ

c. Trong vỏ hạt

d. Trong phôi

Câu 4. Khi gieo hạt cần phải:

a. Gieo đúng thời vụ                                     b. Làm đất tơi xốp

c. Chống úng, chống hạn, chống rét               d. Gồm cả a, b và c

Câu 5. Những hạt nào sau đây thuộc loại hạt Một lá mẫm ?

a. Mít, nhãn, lạc.                                  b. Lúa, ngô, kê

c. Mít, đậu xanh, lúa                            d. Đỗ đen, lạc, bưởi

Câu 6. Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó là gì?

a. Tảo                       b. Bèo tấm           c. Rong                d. Rêu

Câu 7. Quả hạch là quả:

a. Gồm toàn thịt và không có hạch     b. Có phần hạch cứng bọc lấy hạt

c. Quả chín chứa đầy nước                  d. Quả không mềm khi chín.

Câu 8. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ các điều kiện nào sau đây ?

a. Nước, không khí và nhiệt độ thích hợp       b. Nhiệt độ, độ ẩm không khí, phân bón

c. Nước, phân bón, nhiệt độ                d. Giống cây trồng, nước, phân bón

II.    TỰ LUẬN 

Câu 1. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em cho biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên của bộ phận đó?

Câu 2. Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Nêu chức năng chính của rễ, thân, lá.

Câu 3. Hãy cho biết rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng gì ? Đặc điểm của túi bào tử?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 20 - Học kì 2 - Sinh 6

Đề bài

I.    TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Các loại quả nào sau đây thuộc loại quả hạch ?

a. Xoài, cóc, dừa                                  b. Chuối, chôm chôm, xoài

c. Đậu xanh, đậu ván, mướp               d. Mận, vú sữa, cà chua

2. Chất dự trữ của hạt Một lả mầm (như hạt lúa...) chứa ở:

a. Trong lá mầm                                   b. Trong phôi nhũ

c. Trong vỏ hạt                                    d. Trong phôi

3. Vỏ trấu là bộ phận nào của hạt gạo ?

a. Vỏ hạt

b. Vỏ ngoài của hạt

c. Vỏ trong của hạt

d. Không phải là vỏ hạt mà là do bao hoa biến thành để bảo vệ cho hạt

4. Đặc điểm chủ yếu của rêu là gì ?

a. Là thực vật đầu tiên sống ở trên cạn

b. Thuộc nhóm thực vật bậc cao, chưa có hoa, sinh sản bàng bào tử

c. Cây có thân, lá, chưa có mạch dẫn, mới có rễ giả nên phải sổng ở nơi ẩm ướt,

sinh sản bàng bào tử, thụ tinh cần có nước.

d. Gồm b và c.

Câu 2. Điền từ thích hợp: nguyên liệu, lá, quang hợp, chất hữu cơ; các loại phân, rễ cây vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2,3... trong các câu sau đây:

       Nếu ta bón đúng, bón đủ ...... (1)......... thì........ (2)........... sẽ hoạt động tốt,

chuyển được nhiều......... (3).......... cho lá, với ánh sáng đầy đủ........ (4).... sẽ

........ (5)......... tốt, chế tạo được nhiều............ (6)......... giúp cho các cơ quan

khác cũng phát triển (thân sẽ mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt,...)

II.   TỰ LUẬN 

Câu 1. Nêu điểm khác nhau giữa hạt cây Một lá mầm và hạt của cây Hai lá mầm.

Câu 2. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điếm gì ? Cho vài ví dụ.

Câu 3. Nêu đặc điểm chung của quyết - dương xỉ. Hãy kể thêm một số loại dương xỉ thường gặp ở địa phương em.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”