ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - HÓA 11

Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Câu 1: Phương trình hóa học nào viết sai so với phản ứng xảy ra?

A. CaCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + 2HCl

B. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

C. FeS + 2HCl  → FeCl2 + H2S

D. CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

Câu 2: Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?

A. CH3 – CH2 – CH3             

B. CH3= CH3 

C. CH2=CH2                          

D. CH ≡ CH

Câu 3: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, khối lượng kết tủa thu được là

A. 25 g                                 B. 15 g 

C. 20 g                                 D. 10 g

Câu 4: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng (điều kiện phản ứng coi như có đủ)?

A. C + O2 " CO2      

B. C + 2CuO " 2Cu + CO

C. 3C + 4Al " Al4C3            

D. C + H2O " CO+ H2

Câu 5: Công thức đơn giản nhất là công thức

A. biểu thị tỉ lệ tối đa các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

B. biểu thị tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

C. biểu diễn số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

D. biểu thị tỉ lệ tối giản các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 20,50 gam.                        

B. 8,60 gam.

C. 9,40 gam.                          

D. 11,28 gam.

Câu 7: Kim cương và than chì là các dạng

A. đồng hình của cacbon.

 B. đồng vị của cacbon.

C. thù hình của cacbon.

 D. đồng phân của cacbon.

Câu 8: Dung dịch HCl 0,1M có pH là:

A. pH = 2                        B. pH = 13     

C. pH = 12                      D. pH = 1

Câu 9: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do

A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.

B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.

C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.

D. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là

A. Cu                            B. Zn  

C. Mg                           D. Al

Câu 11: Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?

A. C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.    

B. HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.

C. CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.      

D. CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.

Câu 12: Dung dịch amoniac trong nước có chứa các ion nào sau đây (bỏ qua sự phân li của nước) :

A. NH4+, NH3.                     

 B. NH4+, NH3, H+.

C. NH4+, NH3, OH-.              

D. NH4+, OH-.

Câu 13: Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:

A. một thứ tự nhất định.

 B. đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.

C. đúng số oxi hoá.    

D. đúng hoá trị.

Câu 14: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng:

A. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + CO2

B. SiO2 + 4HF →SiF4 + 2H2O

C. SiO2 + Mg → 2MgO + Si 

D. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2

Câu 15: Tìm phản ứng nhiệt phân sai:

A. 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2

B. Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2

C. Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2

D. KNO3 → KNO2 + 1/2O2

Câu 16: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách

A. phân hủy khí NH3.

B. thủy phân Mg3N2.

C. đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.   

D. nhiệt phân NaNO2.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl-

B. H+, NO3-, SO42-, Mg2+

C. K+, CO32-, SO42-    

D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+

Câu 18: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là

A. liên kết cộng hóa trị.

 B. liên kết ion.

C. liên kết cho nhận.  

D. liên kết đơn.

Câu 19: Ion NH4+ có tên gọi:

A. Cation amoni

B. Cation nitric

C. Cation amino

D. Cation hidroxyl

Câu 20: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỏi những muối nào thu được và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?

A. Na2HPO4 và 15,0g

B. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g

C. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g   

D. Na3PO4 và 50,0g

Câu 21: Số liên kết xích-ma (σ) trong phân tử C4H10 là:

A. 12.                                      B. 13. 

C. 14.                                      D. 10.

Câu 22: Hai chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

A. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

 B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. C2H5OH, CH3OCH3.

 D. C4H10­, C­6H6.

Câu 23: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.

 B. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.

C. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.  

D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

Câu 24: Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %:

A. P2O5.                                  B. P.

 C. PO43-.                                 D. H3PO4.

PHẦN II: TỰ LUẬN (2,0 điểm)

Câu 25: Một chất hữu cơ X có thành phần khối lượng các nguyên tố là: 54,5% C; 9,1% H; 36,4% O.

a) Tìm công thức đơn giản nhất của X?

b) Biết X có khối lượng phân tử là 88 đvC. Hãy xác định công thức phân tử của X?

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM, từ câu 1 - 18)

Câu 1: Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là:

 

A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.

B. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí.

C. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.

D. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.

Câu 2: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của :

A. N                                        B. K2O    

C. P                                         D. P2O5

Câu 3: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được 10 gam kết tủa.V có giá trị là:

A. 2,24 lít hoặc 6,72 lít.  

B. 2,24 lít.      

C. 6,72 lít.                                                    

D. 2,24 lít hoặc 4,48 lít.

Câu 4: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính:

A. Cr(OH)3.                            B. Al(OH)3 .

 C. Zn(OH)2.                           D. Ba(OH)2.

Câu 5: Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là :

A. 2,24 lít.                               B. 11,2 lít.

 C. 4,48 lít.                              D. 6,72 lít.

Câu 6: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 5.                                        B. 2.   

C. 3.                                        D. 4.

Câu 7: Cho N (Z = 7). Cấu hình electron của Nitơ là?

A. 1s22s22p4.                          

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p3 .                          

D. 1s22s22p5.

Câu 8: Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong:

A. benzen.                               B. ete. 

C. dầu hoả.                             D. nước.

Câu 9: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:

A. H2O rắn.                             B. CO2 rắn.

C. SO2 rắn.                              D. CO rắn.

Câu 10: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là:

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe .

 B. Al; Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.           

D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3.

Câu 11: Khi cho quỳ tím vào dung dịch HCl 0,10M thì quỳ tím đổi sang màu:

A. vàng.                                  B. xanh.   

C. trắng.                                  D. đỏ.

Câu 12: Phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Hiện nay người ta chủ yếu sử dụng đạm urê để bón cho cây trồng. Công thức phân tử của đạm urê là:

A. NaNO3.                              B. (NH2)2CO.

C. NH4NO3.                            D. NH4Cl.

Câu 13: Một dung dịch có nồng độ [OH-] = 2,5.10-10 mol/l. Môi trường của dung dịch này là:

A. Kiềm.                                

B. Axit.

 C. Trung tính                        

D. Lưỡng tính.

Câu 14: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

A. Fe, Al                                 B. Zn, Pb

C. Mn, Ni                                D. Cu, Ag

Câu 15: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. Nước ở hồ, nước mặn.

 B. Nước biển.

C. KCl rắn, khan.

 D. Dung dịch KCl trong nước.

Câu 16: Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng:

A. a + b = c + d.

 B.  a + 2b = c + 2d.   

C. a + 2b = c + d.

 D. a + 2b = - c - 2d.

Câu 17: Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng xảy ra là?

A. có kết tủa trắng.

 B. không có hiện tượng.

 C. có mùi khai bay lên và có kết tủa trắng.

 D. có khí mùi khai bay lên.

Câu 18: Cho 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Hỏi muối nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu ?

A. Na3PO4: 50 gam.

B. Na2HPO4: 14,2 gam và Na3PO4: 49,2 gam.

C. Na3PO4: 50 gam và Na2HPO4: 22,5 gam.

 D. NaH2PO4: 36 gam và Na2HPO4: 14,2 gam.

 II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện (nếu có):

 

Câu 2: (2,0 điểm) Khi cho 3,32 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch HNO0,5M  thu được 1,008 lít khí NO duy nhất (đktc).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ?

b) Tính nồng độ mol của axit HNO3  trong dung dịch sau phản ứng ? Biết thể tích dung dịch không đổi.   

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

Câu 1: Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng sau là:

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O↑ + H2O

A. 24.                                     B. 38.

C. 14.                                     D. 10.

Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?

A. H2SO3 → 2H+ + SO32-      

B. Na2S → 2Na+ + S2-

C. H2CO3  2H+ + CO32-   

D. H2SO4 2H+ + SO42-

Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự điện li là sự phân li ra ion của các chất khi tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy

B. Dung dịch các chất điện li dẫn được điện

C. Chất khi tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy phân li thành ion gọi là chất điện li

D. Chất điện li mạnh là chất tan hoàn toàn trong nước

Câu 4: Axit HNO3 là một axit

A. yếu.                                    B. mạnh.

C. rất yếu.                               D. trung bình.

Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?

A. [H+] < [CH3COO-]

B. [H+] < 0,1M           

C. [H+] = 0,1M

D. [H+] > [CH3COO-]

Câu 6: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn:

A. CO2                                    B. SO2

C. CO                                     D. NO2

Câu 7: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CaCO3                                B. CO 

C. CH4                                    D. CaC2

Câu 8: Chất nào sau đây khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion?

A. H2CO3                              B. CH3COOH

C. NaOH                                D. HF

Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(b) Sục khí F2 vào nước.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.

(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.

(h) C + H2O(hơi) ở nhiệt độ cao.

(i) Nung Cu(NO3)2.

(k) Dẫn CO qua FeO nung nóng.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A. 6.                                        B. 5.

 C. 7.                                       D. 8.

Câu 10: Khí CO không khử được chất nào sau đây ở nhiệt độ cao:

A. CaO                                    B. CuO

C. PbO                                    D. ZnO

Câu 11: Khử hoàn toàn 14g hỗn hợp X gồm CuO và một oxit sắt bằng CO thu được 10,32g hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Thể tích CO (đktc) đã dùng cho quá trình trên là:

A. 10,304 lít                           

B. 1,0304 lít   

C. 5,152 lít                             

D. 51,52 lít

Câu 12: Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào sau đây?

A. NaHCO3.                          

B. NH4HCO3

C. Na2CO3.                            

D. (NH4)2CO3.

Câu 13: Cho các chất: nhôm cacbua (Al4C3), axetilen (C2H2), natri cacbonat (Na2CO3), đường saccarozơ (C12H22O11), PVC ([C2H3Cl]n). Số chất không phải là hợp chất hữu cơ là

A. 2                                         B. 1    

C. 4                                         D. 3

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hợp chất hữu cơ M bằng vừa đủ 105 ml khí oxi, sản phẩm cháy thu được gồm 80 ml khí CO2, 90 ml hơi H2O, 10 ml N2. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ. Công thức phân tử của M là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16; N = 14)

A. C4H10O2N2                        

B. C3H7O2N   

C. C4H7O2N                           

D. C4H9O2N

Câu 15: Thành phần của dung dịch NH3 gồm:

A. NH3, NH4+ và OH.

B. NH3 và H2O.

C. NH4+, OH-, NH3 và H2O.

D. NH4+ và OH.

Câu 16: Dung dịch BaCl2 2M có nồng độ mol/l của anion là

A. 4M                                      B. 1M 

C. 2M                                      D. 0,5M

Câu 17: Ở nhiệt độ thường, nitơ phản ứng được với:

A. Li                                        B. Cl2

C. Pb                                       D. F2

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Dung dịch NH3 là 1 bazơ yếu.

B. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.

C. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.

D. Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng thuận nghịch.

Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,850.                                 B. 19,700.

 C. 29,550.                              D. 14,775.

Câu 20: Cacbon phản ứng với tất cả các chất nào sau đây?

A. Al, HNO3 đặc, KClO3      

B. Na2O, NaOH, HCl

C. NH4Cl, KOH, AgNO3      

D. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3

Câu 21: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau đều tạo ra sản phẩm đều là chất khí?

A. CO2 và NaOH       

B. C và HNO3 đặc     

C. CO và Fe2O3

D. C và CuO

Câu 22: Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là

A. 19,2 gam                            B. 20,1 gam

C. 27,0 gam                            D. 20,7 gam

Câu 23: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:

A. 3,36                                    B. 2,24

C. 1,12                                    D. 1,344

Câu 24: Cho từ từ khí CO đi qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí thoát ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16M thu được V1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan. Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl 2/3 M, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V2 gần nhất với giá trị nào sau đây

A. 0,037.                                 B. 0,336.

C. 0,112.                                 D. 1,490.

Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là

A. 3,0 mol.                              B. 2,8 mol.

C. 3,2 mol.                              D. 3,4 mol.

Câu 26: Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 1                                         B. 2    

C. 12                                       D. 13

Câu 27: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất CH2O và có tỉ khối so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16)

A. CH2O                                

B. C2H4O2      

C. C2H4O                               

D. C3H8O

Câu 28: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên tố

A. cacbon                                B. oxi

C. silic                                     D. nitơ

Câu 29: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HNO2                                 B. H2CO3

C. CH3COOH                          D. HCl

Câu 30: Muối amoni là chất điện li thuộc loại:

A. Mạnh.        

B. Trung bình.                        

C. Tùy gốc axit.

D. Yếu.

Câu 31: Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng xảy ra là:

A. Có khí mùi khai bay lên

B. Không có hiện tượng.

C. Có kết tủa trắng

D. Có khí mùi khai bay lên và có kết tủa trắng.

Câu 32: Chất nào sau đây khi tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn được điện?

A. đường saccarozơ (C12H22O11)

B. muối ăn (NaCl)

C. đường glucozơ (C6H12O6) 

D. rượu etylic (C2H5OH)

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM)

Câu 1: Chất nào sau đây khi tan trong nước không phân li ra ion?

A. HCl           

B. NaOH                                

C. NaCl

D. C2H5OH (rượu)

Câu 2: Chất điện li mạnh có độ điện li (α)

A. α = 0                       B. α = 1

C. 0 < αD. α > 1

Câu 3: Dung dịch X có [H+] = 5.10-4. Dung dịch X có môi trường

A. axit                         B. bazơ

C. trung tính               D. lưỡng tính

Câu 4: Khí N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. phân tử N2 không phân cực.

C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VIA.

D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, không phân cực, có năng lượng lớn.

Câu 5: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch AgNO3 

B. dung dịch NaOH              

C. dung dịch HNO3   

D. dung dịch Br2

Câu 6: Thành phần hóa học chính của phân lân supephotphat kép là

A. Ca3(PO4)2  

B. Ca(H2PO4)2                                   

C. CaHPO4    

D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Câu 7: Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất?

A. NH4Cl                    B. NH4NO3

C. Ca(NO3)2                D. (NH2)2CO

Câu 8: Khi cho 2 mol NaOH tác dụng hoàn toàn với 1 mol H3PO4 thì thu được muối là

A. NaH2PO4                B. Na2HPO4

C. Na3PO4                   D. Na2H2PO4

Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển sang màu đỏ?

A. NH4Cl                    B. NaOH

C. NaCl                       D. Na2CO3

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là

A. Ag, NO2, O2       

B. Ag2O, NO2, O2                 

C. AgNO2, O2

D. Ag, Ag2O, NO2

II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Bài 1: Trộn 500 ml dung dịch HNO3 0,02M với 500 ml dung dịch NaOH 0,04M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Cu) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

Bài 3: Phản ứng của thuốc nổ đen: 2KNO3 + 3C + S .3CO2 + N2 + K2S;     ΔH < 0

Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong thuốc nổ đen, biết rằng thuốc nổ đen được trộn theo đúng tỉ lệ phản ứng. Khi đốt 1 kg thuốc nổ đen có thể tạo thành khối khí có thể tích bao nhiêu (ở 2730C và 1 atm).

Biết: Fe = 56, Cu = 64, C = 12, O = 16, N = 14

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?

A. KNO3.                    B. AgNO3.

 C. NaOH.                  D. Na2CO3.

Câu 2: Khí NH3 làm quì tím ẩm chuyển sang màu

A. xanh.                      B. đỏ. 

C. hồng.                      D. tím.

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.                       B. 2,24.

 C. 4,48.                      D. 6,72.

Câu 4: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?

A. HCl, Fe(OH)3.       

B. KOH, CaCO3.                   

C. CuCl2, AgNO3.

 D. K2SO4, Ba(NO3)2.

Câu 5: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?

A. NaOH.                   B. H2SO4.       

C. NaCl.                      D. HCl.

Câu 6: Chất nào sau đây lưỡng tính?

A. Fe(OH)3.                B. Mg(OH)2.

C. NaCl.                      D. Al(OH)3.

Câu 7: Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.

 B. Dung dịch KOH. 

C. Dung dịch AgNO3.           

D. Dung dịch H2SO4.

Câu 8: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là

A. 3,0M.                      B. 1,0M.

 C. 2,0M.                     D. 2,5M.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm): Cho 100 ml dung dịch HNO3 1,0 M (dung dịch A) vào 100 ml dung dịch KOH 1,0M (dung dịch B).

a) Viết phương trình điện li của HNO3; KOH.

b) Tính pH của dung dịch A và dung dịch B.

c) Tính pH khi trộn lẫn dung dịch A và dung dịch B.

Câu 10 (2,0 điểm): Thực hiện dãy chuyển hoá sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.

 

Câu 11 (2,0 điểm):

a) Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Chất nào gây nên sự ngộ độc trên? Viết phương trình hóa học tạo thành chất đó trong quá trình sử dụng than để sưởi ấm. Nêu biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm.

b) Cho 0,56 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Câu 12 (2,0 điểm): Cho hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X môt thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 ĐIỂM)

Khoanh tròn đáp án đúng cho từng câu hỏi

Câu 1: Chọn phát biểu đúng.

A. Silic có tính oxi hóa mạnh hơn cacbon.

B. Cacbon có tính oxi hóa mạnh hơn silic.

C. Silic có tính khử yếu hơn cacbon.

D. Silic và cacbon có tính oxi hóa bằng nhau.

Câu 2: Chất có thể dùng làm khô khí NH3

A. P2O5.                      B. CuSO4 khan.

C. H2SO4 đặc.             D. CaO.

Câu 3: Cho các hợp chất: CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, CaCO3. Số hợp chất hữu cơ trong các hợp chất đã cho là:

A. 1.                            B. 2.   

C. 4.                            D. 3.

Câu 4: Trong các chất sau chất nào được gọi là hidrocacbon?

A. CH4.                       B. C2H6O.

C. CH3Cl.                   D. C12H22O11.

Câu 5: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3.

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH3CH2OH, C2H5OH.          

D. C4H10, C6H6.

Câu 6: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X

A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.

B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.

C. chỉ có các nguyên tố C, H.

D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N.

Câu 7: Thuốc nổ đen là hỗn hợp

A. KNO3, C và S.      

B. KNO3 và S.           

C. KClO3, C và S.     

D. KClO3 và S.

Câu 8: Sự điện li là quá trình

A. hòa tan các chất vào nước.           

B. phân li ra ion của các chất trong nước.

C. phân li thành các phân tử hòa tan. 

D. phân li của axit trong nước.

Câu 9: Điều khẳng định đúng là:

A. dung dịch có môi trường bazo thì pH>7.

B. dung dịch có môi trường trung tính thì pH<7.

C. dung dịch có môi trường axit thì pH=7.

D. dung dịch có môi trường trung tính thì pH>7.

Câu 10: Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là

A. silic.                        B. kim cương.

C. than chì.                 D. thạch anh.

Câu 11: Chất được dùng để chữa bệnh đau dạ dày là

A. CO.                        B. CO2 tinh thể

C. SiO2.                       D. NaHCO3.

Câu 12: Những ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Na+, Ca2+, HSO4-, CO32-.              

B. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.

C. Na+, Ba2+, OH-, Cl-.

D. Ag+, H+, Cl-, SO42-.

Câu 13: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

A. các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh.

B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

C. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.

D. phản ứng phải là thuận nghịch.

Câu 14: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do

A. Phân tử nito có liên kết ba bền vững. 

B. Nito có bán kính nguyên tử nhỏ.

C. Nito có độ âm điện lớn.

D. Phân tử nito phân cực.

Câu 15: Cấu hình electron của nguyên tử photpho (Z = 15) là

A. 1s22s22p63s23p5.    

B. 1s22s22p3.                           

C. 1s22s22p63s23p3.    

D. 1s22s22p63s23p2.

Câu 16: Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhớm metylen (-CH2-) được gọi là

A. đồng phân.                         B. đồng vị.

C. đồng đẳng.                         D. đồng khối.

Câu 17: Chất được dùng để khắc chữ lên thủy tinh là

A. dung dịch H2SO4.

B. dung dịch HNO3.  

C. dung dịch HCl.                 

D. dung dịch HF.

Câu 18: Phản ứng nito thể hiện tính khử là

A. N2 + 6Li → 2Li3N.

B. N2 + 2Al → 2AlN.

C. N2 + O2 → 2NO.

D. N2 + 3H2 → 2NH3.

Câu 19: Trong phản ứng sau: HNO3 + C → CO2 + NO2 + H2O. Cacbon là

A. chất bị khử.

B. chất oxi hóa.

C. chất khử.   

D. chất nhận electron.

Câu 20: Công thức phân tử của phân ure là

A. (NH4)2CO3.            B. NH2CO.    

C. (NH2)2CO3.            D. (NH2)2CO.

PHẦN II: TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 1: (1,5 điểm) Viết các phương trình phản ứng hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

 

Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết: HNO3, NaNO3, Ba(OH)2, Na2SO4.

Câu 3: (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam một chất hữu cơ A thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Tỉ khối hơi A so với oxi là 1,8125. Lập công thức phân tử của A.

Câu 4: (1,0 điểm) Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và N2 có tỉ khối với hidro là 14,75. Tính thể tích mỗi khí sinh ra (đktc)?

Cho biết: O = 16; H = 1; C = 12; N = 14; Al = 27

 

Xem lời giải

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có)

 

Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, Na3PO4, K2CO3, NaNO3.Viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,44g hợp chất hữu cơ A thu được 448ml khí CO2 (đktc) và 0,36g nước.

a/ Tìm công thức đơn giản nhất của A.

b/ Tìm công thức phân tử A biết tỉ khối của A so với hiđro là 44.

II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) Học sinh học chương trình nào phải làm theo chương trình  đó.

Câu 4: (2 điểm)

a/ Viết 1 phương trình hóa học chứng minh Silic có tính khử. Xác định số oxi hóa và chỉ rõ vai trò các chất tham gia phản ứng.

b/ Em hãy viết 01 phương trình điều chế cacbon monooxit (CO) bằng phương pháp khí than ướt.

Câu 5: (2 điểm) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 2M.

a/ Cho biết sau phản ứng thu được muối nào ?

b/ Tìm khối lượng muối thu được ?

Dành cho các lớp A

Câu 4: (2 điểm)

a/ Em hãy viết phương trình điều chế phân ure.

b/ Viết 01 phương trình chứng minh tính khử của Photpho, Xác định số oxi hóa và chỉ rõ vai trò các chất tham gia phản ứng.

Câu 5: (2 điểm) Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và  KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc) và dung dịch Y. Hãy:

a/ Tìm V.

b/ Cô cạn dd Y, Tính khối lượng muối khan trong Y.

Xem lời giải

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

Câu 1 (3,5 điểm):

a) Viết phương trình điện li của các chất sau khi hòa tan trong nước:

HCl, NaOH, CH3COOH, AlCl3, Fe2(SO4)3.

b) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: Na3PO4, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3.

Câu 2 (2,5 điểm):

Hoàn thành các phương trình phản ứng giữa các cặp chất sau, ghi rõ điều kiện cần thiết nếu có?

a) P + Mg →                                      

b) P + HNO3 (đặc) →                        

c) Si + NaOH + H2O →

d) C + O2 (dư) →                              

e) CO + CuO →

Câu 3 (3 điểm):

a)  + Tính pH của dung dịch chứa 2,92 gam HCl trong 800 ml?

     + Tính pH của dung dịch chứa 0,8 gam NaOH trong 200 ml?

b) Hòa tan hoàn toàn 10,35 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Al bằng dung dịch HNO3 (loãng) dư sau phản ứng thu được dung dịch A và 7,84 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất).

- Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

- Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A?

Câu 4 (1 điểm):

Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH và 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m?

Xem lời giải

Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN CHUNG: (8,0 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh

Câu 1: (2,0 điểm)

Hoàn thành các phương trình hóa học sau dưới dạng phân tử và phương trình ion rút gọn:

a) KOH + HCl →

b) Ca(NO3)2 + Na2CO3

Câu 2: (2,0 điểm)

Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch bị mất nhãn sau: Ba(NO3)2, Na3PO4, KCl, NaNO3

Câu 3: (2,0 điểm)

Viết các phương trình phản ứng hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau:

  

Câu 4: (2,0 điểm)

Cho 1,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với 39,4 gam dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.

a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong 1,2 gam hỗn hợp X.

A. 70% và 30%.          B. 60% và 40%.

C. 50% và 50%.          D. 20% và 80%.

b) Tính nồng độ phần trăm của muối có trong dung dịch A.

A. 14,54%                   B. 16,54%      

C. 14,45%                   D. 15,54%

II. PHẦN TỰ CHỌN: (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu: Câu 5A hoặc Câu 5B để làm bài

Câu 5A: (2,0 điểm) Theo chương trình chuẩn

Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam một hợp chất hữu cơ sau phản ứng thu được 3,52 gam CO2 và 1,8 gam H2O

a) Tìm công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ.

A. C4H10O.                  B. C2H5O.      

C. CH4O.                    D. C2H4O.

b) Tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ biết khi hóa hơi 7,4 gam hợp chất hữu cơ có thể tích đúng bằng thể tích của 3,2 gam oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

A. C2H6O.                   B. C2H4O.      

C. C4H10O.                  D. C3H6O2.

Câu 5B: (2,0 điểm) Theo chương trình nâng cao

Cho dung dịch X có chứa axit HCOOH 0,1M có hằng số phân li là Ka = 1,6.10-4 (Bỏ qua sự điện li của H2O)

a) Tính pH của dung dịch X.

A. 2,4.                        B. 2,2.            

C. 2,6.                        D. 2,3.

b) Tính độ điện li của HCOOH.

A. 3,29%.                    B. 3,92%.       

C. 2,93%.                    D. 2,39%.

c) Khi cho 5,85 gam NaCl vào dung dịch X thì độ điện li của HCOOH như thế nào? Giải thích?

A. Tăng.              

B. Giảm.                                 

C. Tăng sau đó giảm dần.      

D. Không đổi.

Xem lời giải

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)

Câu 2 (2 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong lọ mất nhãn sau.  Na2SiO3, BaCl2, K3PO4, Na2CO3, NaNO3

Viết phương trình hóa học các phản ứng minh họa.

Câu 3 (1 điểm): Viết phương trình hóa học các phản ứng:

a. Chứng minh cacbon vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

b. Chứng minh Al(OH)3 có tính lưỡng tính.

Câu 4 (1 điểm): Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng minh họa

a. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.

b. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

Câu 5 (2 điểm): Nicotin là một hợp chất hóa học có trong thuốc lá, đó là chất gây nghiện tương tự như heroin hay cocain. Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam nicotin bằng oxi (dư) thì thu được 11,2 lít CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Lập công thức đơn giản nhất của nicotin.

b. Xác định công thức phân tử của nicotin. Tính khối lượng phân tử. Biết nicotin có công thức cấu tạo như hình bên cạnh.

Câu 6 (2 điểm): Hòa tan hết 4,38 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc).

a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b. Thay Cu (giữ nguyên lượng khối lượng hỗn hợp X) bằng Mg thì thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được dung dịch Z chứa m gam muối và 0,896 lít N2O (đktc). Tính m

Xem lời giải

Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nếu lấy 2 dung dịch NaOH và CH3COONa có cùng giá trị pH thì phép so sánh nồng độ CM của hai dung dịch trên đúng là:

\(\begin{array}{l}A.{C_{{M_{NaOH}}}} = {C_{{M_{C{H_3}{\rm{COONa}}}}}}\\B.{C_{{M_{NaOH}}}} < {C_{{M_{C{H_3}{\rm{COONa}}}}}}\\C.{C_{{M_{NaOH}}}} > {C_{{M_{C{H_3}{\rm{COONa}}}}}}\\D.2{C_{{M_{NaOH}}}} = {C_{{M_{C{H_3}{\rm{COONa}}}}}}\end{array}\)

Câu 2. Dãy chất và ion nào sau đây là lưỡng tính rheo Bronstest?

\(\begin{array}{l}A.Cu{\left( {OH} \right)_2};Be{\left( {OH} \right)_2};A{l_2}{O_3};HSO_4^ - \\B.HSO_3^ - ;Zn{\left( {OH} \right)_2};A{l_2}{O_3};NaHC{O_3}\\C.{K_2}S;FeC{l_3};Zn{\left( {OH} \right)_2};Cu{\left( {OH} \right)_2}\\D.HSO_4^ - ;AlC{l_3};A{l_2}{O_3};Cu{\left( {OH} \right)_2}\end{array}\)

Câu 3. Một dung dịch bazo mạnh Ba(OH)2 có nồng độ \(\left[ {B{a^{2 + }}} \right] = {5.10^{ - 5}}\) mol/l. Giá trị pH của dung dịch trên là:

A.10                            B.9

C.8                              D.7

Câu 4. Để điều chế khí N2 từ dung dịch NaNO2 và NH4Cl bão hòa thì người ta đun nóng bình cầu như thế nào?

A.Ban đầu đun nhẹ, sau đó đun mạnh dần.

B.Ban đầu đun mạnh, sau đó đun yếu dần.

C.Đun mạnh liên tục cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

D.Ban đầu đun nhẹ, khi có bọt khí thoát ra thì ngừng đun.

Câu 5. Phản ứng nhiệt phân muối nitrat nào sau đây là không đúng?

Câu 6. Khi cho Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối gồm AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe khử các ion kim loại theo thứ tự là?

\(\begin{array}{l}A.A{g^ + },P{b^{2 + }},C{u^{2 + }}\\B.A{g^ + },C{u^{2 + }},P{b^{2 + }}\\C.C{u^{2 + }};A{g^ + };P{b^{2 + }}\\D.P{b^{2 + }},A{g^ + };C{u^{2 + }}\end{array}\)

Câu 7. Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 1,5M. Dung dịch thu được chứa những chất nào sau đây?

A.KHCO3 và K2CO3 

B.K2CO3

C.KHCO3      

D.K2CO3 và KOH

Câu 8. Cho 0,53 gam muối cacbonat (X) của hai kim loại hóa trị I tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 112ml khí CO2 (đktc). Công thức muối (X) là:

A.KHCO3                B.Na2CO3

C.K2CO3                  D.NaHCO3

Câu 9. Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu là:

A.5,00 gam                 B.5,15 gam

C.5,20 gam                 D.5,30 gam

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam hỗn hợp chất hữu cơ (X) thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của (X) là:

A.CH4O                      B.CH4

C.C2H6                        D.C2H6O

Câu 11. Dẫn toàn bộ sản phẩm khi đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam chất hữu cơ (X) lần lượt vào bình (I) chứa H2SO4 đặc và bình (II) chứa KOH đặc thì thấy khối lượng bình (I) tăng 1,8 gam và bình (II) tăng 3,52 gam. Công thức phân tử của (X) là:

A.C3H8                        B.C5H12

C.C4H8                        D.C4H10O

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn a gam một hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ sản phẩm vào bình nước vôi trong dư, thấy khối lượng của bình tăng 7,44 gam và thu được 12 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A.1,68 gam                 B.1,50 gam

C.0,12 gam                 D.0,24 gam

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Biết dung dịch axit CH3COOH có \({K_{C{H_3}COOH}} = 1,{8.10^{ - 5}}.\) Tính độ điện li \(\alpha \) của CH3COOH 0,1M đã cho ở trên.

Câu 14. Một bình kín dung tích 0,5 lít có chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thấy có 0,02 mol NH3. Xác định hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp NH3 ở trên.

Câu 15. Cho 8,9 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu 16. Cho biết độ tan của CaSO4 là 0,2 gam trong 100ml nước (ở \(20^\circ C\)) và khối lượng riêng của dung dịch bão hòa là D = 1 g/ml. Hỏi khi trộn 50ml dung dịch CaCl2 0,012M với 150ml dung dịch Na2SO4 0,04M (ở \(20^\circ C\)), có xuất hiện kết tủa hay không?

Xem lời giải

Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong ống nghiệm chứa 4 dung dịch trong suốt mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một anion. Các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm: \(N{a^ + };B{a^{2 + }};P{b^{2 + }};SO_4^{2 - };C{l^ - };CO_3^{2 - };NO_3^ - .\) Bốn ống nghiệm đó đựng 4 dung dịch nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.PbC{l_2};Ca{\left( {N{O_3}} \right)_2};BaC{O_3};N{a_2}S{O_4}\\B.N{a_2}C{O_3};CaS{O_4};Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2};BaC{l_2}\\C.CaC{O_3};Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2};NaCl;BaS{O_4}\\D.Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2};CaC{l_2};BaS{O_4};N{a_2}C{O_3}\end{array}\)

Câu 2. Dung dịch  nước của chất nào sau đây có pH > 7?

A.NH4Cl                B.KNO3

C.K3PO4                D.(NH4)2SO4

Câu 3. Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa 2a mol KOH thu được dung dịch (X). Cho (X) vào dung dịch Al(NO3)3 thì có hiện tượng nào sau đây?

A.Chỉ có khí không màu bay ra.

B.Vừa có khí không màu bay ra vừa có kết tủa trắng.

C.Ban đầu có kết ít, sau đó kết tủa nhiều dần rồi tan ra.

D.Lúc đầu khí bay ra ít, sau đó nhiều hơn, đồng thời kết tủa màu xanh xuất hiện rồi tan hết.

Câu 4. Cho 19,2 gam một kim loại R tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít NO (đktc). Tên kim loại đem dùng là:

A.Đồng                    B.Sắt

C.Kẽm                     D.Bari

Câu 5. Cho  6 gam P2O5 vào 150ml dung dịch H3PO4 6% (D = 103 g/ml). Nồng độ phần trăm của dung dịch H3PO4 thu được là:

A.\( \approx \) 40%.                   B. \( \approx \) 41%                   C. \( \approx \) 42%                     D.\( \approx \) 43%

Câu 6. Nếu trộn 5 lít khí N2 với 4 lít khí H2 trong bình kín ở nhiệt độ cao \(\left( {450^\circ C.Fe} \right)\). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 7,8 lít hỗn hợp, biết các khí đo ở cùng điều kiện. Thể tích khí NH3 tạo thành là:

A.1,2 lít                       B.0,8 lít 

C.1,5 lít                       D.0,4 lít

Câu 7. Thổi khí CO qua ống sứ đựng a gam hỗn hợp gồm Al2O3, MgO, Fe2O3, FeO và CuO nung nóng. Dẫn khí thoát ra vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa và chất rắn sau phản ứng là 200 gam. Giá trị của a là:

A.197,6 gam          

B.210,8 gam

C.202,4 gam         

D.189,2 gam

Câu 8. Hòa tan 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có thành phần phần trăm theo khối lượng thay đổi (trong đó chứa a% MgCO3) vào dung dịch HCl dư thu được khí (X). Dẫn hết khí (X) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được kết tủa (Y). Giá trị của a là bao nhiêu để kết tủa (Y) đạt giá trị lớn nhất?

A.30                 

B.45

C.50           

D.100

Câu 9. Cho 7 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch (X). Cô cạn dung dịch (X) thu được 9,2 gam muối khan. Giá trị của V là:

A.2,24 lít                 B.3,36 lít

C.4,48 lít                 D.6,72 lít

Câu 10. Khối lượng riêng của một chất hữu cơ (X) ở thể khí (đktc) là 2,5 g/l. Phân tử khối của (X) là:

A.30 u                 B.42 u

C.56 u                 D.70 u

Câu 11. Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với công thức phân tử là C2H6O?

Câu 12. Để xác định phân tử khối của các chất khó bay hơi hoặc không bay hơi, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A.Phương pháp nghiệm lạnh.

B.Phương pháp nghiệm sôi.

C.Dựa vào tỉ khối hơi của oxi và nitơ.

D.Kết hợp cả A và B.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Hãy xác định khối lượng anhiđrit axetic cần hòa tan trong 949 gam nước để điều chế được dung dịch axit axetic 6%.

Câu 14. Cần bao nhiêu lít N2 và H2 (đktc) để điều chế được 102 gam NH3. Biết hiệu suất phản ứng là 20%.

Câu 15. Một hiđrocacbon Y mạch hở, ở thể khí, khối lượng của V lít khí này bằng 2 lần khối lượng của V lít N2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon Y đem dùng.

Câu 16. Cho 5,04 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 270ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được chứa muối nào và bao nhiêu mol?

Xem lời giải

Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nồng độ của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,025M. Độ điện li của dung dịch trên là:

A.2,5%                 B.25%

C.1,25%               D.5%

Câu 2. Xét quá trình sau: \({H_2}O + HCl \to {H_3}{O^ + } + C{l^ - }.\) Trong đó nước đóng vai trò như là:

A. một tác nhân oxi hóa.

B. một axit theo Bronstet.

C. một bazơ theo Bronstet.

D. một axit theo Areniut.

Câu 3. Cho các ion: \({K^ + };NO_3^ - ;SO_3^{2 - };HSO_3^ - ;C{H_3}CO{O^ - };NH_4^ + ;{S^{2 - }}.\) Có bao nhiêu ion mang tính bazơ theo định nghĩa axit – bazơ của Bronstet?

A.2                              B.3

C.5                              D.4

Câu 4. Dẫn 8,96 lít khí NH3 (đktc) qua ống nghiệm chứa 60 gam bột CuO và nung nóng. Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%. Thể tích khí N2 thu được ở (đktc) là:

A.6,72 lít                 B.4,48 lít

C.3,36 lít                 D.21,2 lít

Câu 5. Xét phản ứng oxi hóa – khử sau:     \(Fe + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + N{O_2} + NO + {H_2}O\)

Nếu tỉ lệ \({n_{N{O_2}}}:{n_{NO}} = a:b\) thì hệ số của các chất phản ứng lần lượt là:

A. (a + 3b); (6a + 12b)

B. (3a + b); (3a + 3b)

C. (a + 3b); (2a + 5b)

D. (3a + 5b); (2a + 2b)

Câu 6. Cho a gam bột nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được hỗn hợp khí gồm 224ml khí NO (đktc) và 336 lít khí N2O (đktc). Giá trị của a là:

A.2,50 gam           B.1,50 gam

C.1,75 gam           D.1,35 gam.

Câu 7. Cho 50ml dung dịch K2CO3 0,2M hấp thụ với 112ml khí CO2 (đktc). Khối lượng các chất trong dung dịch sau phản ứng là:

A.0,96 gam K2CO3 và 1 gam KHCO3

B.0,75 gam K2CO3 và 2,1 gam KHCO3

C.1 gam KHCO3

D.2,5 gam K2CO3 và 1,25 gam KHCO3

Câu 8. Dùng CO khử hoàn toàn một oxit kim loại có dạng RxOy (R chiếm 72,41% khối lượng) thu được 16,8 gam kim loại R. Công thức của oxit đem dùng là:

A.Al2O3                B.Cr2O3

C.Fe2O3                D.Fe3O4

Câu 9. Thổi khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Công thức oxit sắt đem dùng là:

A.Fe2O3             B.Fe3O4

C.FeO                D.Fe3O2

Câu 10. Hai hợp chất (X) và (Y) là đồng phân của nhau. Điểm khác nhau giữa (X) và (Y) là:

A. số nguyên tử cacbon.

B. số nguyên tử hiđro.

C. công thức cấu tạo.

D. công thức phân tử.

Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn a gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O phải dùng vừa hết 0,15 mol O2 (đktc) thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của (X) là:

A.CH4O                                                            B.C2H6O

C.C3H8O                                                           D.C4H10O

Câu 12. Số đồng phân của hợp chất ứng với công thức phân tử C5H12 là:

A.3                       B.4

C.5                       D.6

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Cho 300ml dung dịch axit CH3COOH 0,2M \(\left( {{K_a} = 1,{{8.10}^{ - 5}}} \right)\). Để độ điện li \(\alpha \) tăng gấp đôi, thì thể tích (ml) nước cất cần thêm vào là bao nhiêu?

Câu 14. Khi hòa tan 2,5 gam hợp kim đồng, sắt và vàng vào axit nitric loãng thì tạo thành 672ml khí nitơ monooxit (đktc) và 0,02 gam chất rắn không tan. Xác định thành phần phần trăm các kim loại trong hợp kim.

Câu 15. Đốt cháy 200ml hơi một chất hữu cơ A chứa C, H và O trong 900ml O2. Thể tích của hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi cho hơi nước ngưng tụ chỉ còn 700ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH đặc, chỉ còn  100ml (các thể tích khí đều đo ở cùng diều kiện). Xác định công thức phân tử của A.

Câu 16. Cho một dung dịch (X) có nồng độ H+ bằng 0,001M. Tính giá trị pH và \(\left[ {O{H^ - }} \right]\) của dung dịch đã cho.

 

Xem lời giải

Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

Câu 1. Cho các dung dịch sau: \(N{a_2}C{O_3};FeC{l_3};AlC{l_3};{K_2}S;NaHS{O_4};{K_2}S{O_3}.\) Số dung dịch có pH>7 là:

A.3                B.2

C.1                D.Không xác định

Câu 2. Xét cân bằng:  Trong đó ion C2H5O- đóng vai trò là:

A.một tác nhân oxi hóa.

B.một axit theo Bronstet.

C.một bazơ theo Bronstet.

D.một axit theo Areniut.

Câu 3. Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng chứa 0,9 mol ion \(SO_4^{2 - }\) thì dung dịch có chứa:

A.0,9 mol Fe2(SO4)3

B.0,6 mol Fe2(SO4)3

C.0,3 mol Fe2(SO4)3

D.Cả B, C đều đúng.

Câu 4.Cho một lượng dung dịch X gồm NaNO3, KNO3 và Ba(NO3)2. Ban đầu thêm một ít bột kẽm vào X thì không có hiện tượng gì. Sau đó nhỏ tiếp một ít dung dịch NaOH vào thì hiện tượng nào mô tả sau đây la đúng?

A.Có khí mùi khai thoát ra.

B.Có kết tủa trắng.

C.Có khí màu nâu đỏ bay ra.

D.Có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí.

Câu 5. Để điều chế 300 gam dung dịch HNO3 6,3% từ NaNO3 chứa 10% tạp chất và axit H2SO4 đặc với hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng NaNO3 đem dùng là:

A.30,48 gam           B.31,48 gam

C.52,10 gam           D.40,48 gam

Câu 6. Cho 12,9 gam hỗn hợp gồm Al và Mg phản ứng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO và N2O. Số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 0,3 mol và 0,4 mol

B. 0,1 mol và 0,7 mol

C. 0,3 mol và 0,2 mol

D. 0,5 mol và 0,2 mol

Câu 7. Dẫn khí CO qua ống sứ đựng a gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Đem hòa tan hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO. Giá trị của a là:

A.6,50 gam                    B.7,20 gam

C.9,50 gam                    D.12,25 gam.

Câu 8. Dãy muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

\(\begin{array}{l}A.CaC{O_3};MgC{O_3};FeC{O_3};Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\\B.Mg{\left( {HC{O_3}} \right)_2};KHC{O_3};Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2};N{a_2}C{O_3}\\C.N{a_2}C{O_3};{K_2}C{O_3};C{s_2}C{O_3}\\D.BaC{O_3};{K_2}C{O_3};KHC{O_3};L{i_2}C{O_3}\end{array}\)

Câu 8. Dẫn V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,0225 mol/l, thu được 2,955 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít hoặc 10,0 lít.

B. 4,48 lít hoặc 6,72 lít.

C. 1,68 lít hoặc 1,12 lít.

D. 0,336 lít hoặc 1,68 lít.

Câu 10. Số đồng phân chứa nhóm OH của hợp chất phản ứng với công thức phân tử C4H10O là:

A.2                              B.3

C.4                              D.5

Câu 11. Hợp chất hữu cơ nào sau đây có đồng phân cis – trants?

A.CH3CH=CHCH3

B.\({\left( {C{H_3}} \right)_2} = CHC{H_3}\)

C.CH3CH=CHC2H5

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 12. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C3H6Cl2 là:

A.4                              B.3

C.2                              D.5

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Xác định khối lượng nước cần hòa tan 188 gam kali oxit để thu được dung dịch KOH 5,6%.

Câu 14. Hòa tan a gam nhôm vào dung dịch HNO3 dư, thu được 10,08 lít khí NO2 (đktc). Tính khối lượng kim loại nhôm đã dùng.

Câu 15. Chất hữu cơ B có tỉ khối hơi đối với etan là 2. Hãy xác định công thức phân tử của B, biết B chỉ chứa C, H, O.

Câu 16. Lấy 2,5ml dung dịch CH3COOH 4M rồi pha loãng với nước thành 1 lít dung dịch A. Hãy tính độ điện li \(\alpha \) của axit axetic và pH của dung dịch A, biết rằng trong 1ml A có 6,28.1018 ion và phân tử axit khong phân li.

Xem lời giải

Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dung dịch KOH 0,001M cần pha loãng bằng nước bao nhiều lầm để được dung dịch có pH=9?

A.80 lần                B.90 lần

C.100 lần              D.110 lần

Câu 2. Biết độ điện li của dung dịch axit CH3COOH 1,2M là 1,5%. Nồng độ mol/l của ion CH3COO- trong dung dịch trên là:

A. 0,018M              B. 0,015M

C. 0,012 M             D. 0,014M.

Câu 3. Sau khi trộn 100ml dung dịch HCl 1M với 400ml dung dịch NaOH 0,375M thì pH dung dịch sau khi pha trộn là:

A.11,0                   B.11,5

C.13,0                   D.14,0

Câu 4. Cho 1,92 gam Cu tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO3 0,1M loãng. Giá trị của V là:

A. 0,80 lít              B. 0,85 lít

C. 0,90 lít.             D. 0,95 lít.

Câu 5. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:

A. 10,50 gam          B. 11,25 gam

C. 10,76 gam          D. 9,50 gam.

Câu 6. Cho 12,8 gam đồng tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2,

có tỉ khối hơi đối với H là 18,5. Thể tích hỗn hợp khí thu được (ở đktc) là:

A. 3,36 lít              B. 2,24 lít

C. 6,72 lít              D. 4,48 lít.

Câu 7. Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa có khối lượng là:

A. 8 gam            B. 15 gam

C. 20 gam          D. 34 gam.

Câu 8. Khử 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao. Dẫn sản phẩm sinh ra vào bình Ca(OH)2 dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 57,3 gam         B. 58,2 gam

C. 59,0 gam         D. 60,0 gam.

Câu 9. Cho 24,4 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2, sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch sau khi tách bỏ kết tủa, thu được a gam muối clorua khan. Giá trị của a là:

A. 26,6 gam             B. 16,9 gam

C. 20,5 gam             D. 18,5 gam

Câu 10. Trong phân tử của hợp chất nào sau đây, các nguyên tử cacbon cùng nằm trên một đượng thẳng?

A. CH3 – CH=CH2.

B. CH3 – CH2 –CH2 –CH3

C. CH3 –CH2 –CH3

D. \(C{H_3} - C \equiv CH\).

Câu 11. Cho các hợp chất: \({C_2}{H_6};{C_2}{H_2};{C_2}{H_4}{O_2};{C_2}{H_6}O;{C_6}{H_{12}}{O_6}.\) Hợp chất nào sau đây có hàm lượng cacbon cao nhất?

A. C2H6                 B. C2H2

C. C6H12O6            D. C2H4O2

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn một  hiđrocacbon (X) thu được \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{{H_2}O}}.\) Vậy X là:

A. C2H6           B. C3H6

C. CH4            D. C2H4

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Tính độ điện li của axit axetic trong dung dịch 0,01M; nếu trong 500ml dung dịch có 3,13.1021 phân tử và ion. Lấy số Avogađro = 6,02.1023.

Câu 14. Hòa tan 1,76 gam hỗn hợp magie và magie oxit bằng dung dịch axit clohiđric. Sau đó làm kết tủa ion Mg2+ dưới dạng muối kép MgNH4PO4 bằng hỗn hợp natri hiđrophotphat và amoniac. Sau đó đem nung kết tủa thì thu được 6,66 gam mgie điphotphat Mg2P2O7. Tính khối lượng magie và magie oxit trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 15. Một dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li \(\alpha \) là 1,32%. Xác định hằng số phân li của axit ở trên?

Câu 16. Phải trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào để thu được dung dịch có pH = 6?

 

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”