ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 11

Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đốt cháy hết 8,8 gam hỗn hợp hai ankan X, Y ở thể khí thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc), biết thể tích hai ankan trong hỗn hợp bằng nhau. Vậy X, Y có công thức phân tử là:

A.C2H6 và C4H10.       

 B.C2H6 và C3H8.

C.CH4 và C2H6.        

D.C3H8 và C4H10.

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít một ankan khí (X) (đktc), thu được 13,2 gam khí CO2. Công thức phân tử của (X) là:

A.CH4.      

B.C4H10.

C.C3H8.             

D.C2H6.

Câu 3. Cho công thức phân tử của hiđrocacbon (X) là C5H8, biết hiđro hóa (X), thu được isopentan và X có khả năng trùng hợp. Công thức cấu tạo của (X) là:

\(\begin{array}{l}A.C{H_2} = C = C{\left( {C{H_3}} \right)_2}\\C.C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C \equiv CH\\B.C{H_2} = C\left( {C{H_3}} \right) - CH = C{H_2}\\D.C{H_3} - C{H_2} - C \equiv C - C{H_3}\end{array}\)               

Câu 4. Cho 6,65 gam hỗn hợp (X) gồm CH4 và hai anken đồng đảng liên tiếp nhau qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 4,41 gam và thể tích hỗn hợp (X) giảm đi một nửa. Công thức phân tử của hai anken trong (X) là:

A.C2H4 và C3H6.     

B.C3H6 và C4H8.

C.C2H6 và C3H8.   

D.C4H8 và C5H10.

Câu 5. Có ba ống nghiệm đựng 3 chất lỏng: etylbenzen, vinylbenzen và phenolaxetilen. Dùng phương pháp hóa học nào sau đây để nhận biết các chất trên?

A.Dùng quỳ tím, sau đó cho NaOH.

B.Dùng dung dịch brom, sau đó dùng dung dịch AgNO3/NH3.

C.Dùng dung dịch NaCl và KOH.

D.Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6. Khi cho benzen dư phản ứng với propyl clorua có xúc tác \(AlC{l_3}/t^\circ \) thì sản phẩm chính thu được là:

A.\({C_6}{H_5} - CH{\left( {C{H_3}} \right)_2}\)                                    

B.\({C_6}{H_5} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3}\)

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp ancol metylic và ancol etylic thì thu được 4,48 lít CO2 ở \(0^\circ C\) và 2atm. Khối lượng của ancol etylic là bao nhueeu?

A. 4,6 gam.       B. 6,4 gam.

C. 3,2 gam.       D. 4,0 gam.

Câu 8. Ancol etylic phản ứng được với chất nào sau đây (có xúc tác)?

A. CH3COOH.     B. Zn.

C. Cu(OH)2.         D. CaCO3.

Câu 9. Khi làm bay hơi 15 gam một ancol no, đơn chức thì thu được thể tích bằng thể tích của 8 gam oxi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của ancol trên là:

A. CH4O.          B. C2H6O.

C. C3H8O.         D.C4H10O.

Câu 10. Cho chuỗi biến đổi sau:

Vậy X, Y, Z lần lượt là:

\(\begin{array}{l}A.{C_2}{H_5}Br;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}CHO;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}COOH.\\B.C{H_3}CHO;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}COOH;{\rm{ }}{{\rm{C}}_2}{H_6}.\\C.C{H_3}COO{C_2}{H_5};{\rm{ }}{{\rm{C}}_2}{H_5}Cl;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}CHO.\\D.{C_2}{H_4};{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}CHO{\rm{; }}{{\rm{C}}_2}{H_5}Cl.\end{array}\)

Câu 11. Nhựa novolac (phenol-fomanđehit) được điều chế bằng cách đun nóng phenol dư với chất nào sau đây trong môi trường axit?

A. CH3CHO.           B. CH3COOH.

C. HCHO.               D. HCOOH.

Câu 12. Cho m gam hỗn hợp (X) gồm HCOOH và C2H5OH tác dụng hoàn toàn với Na thu được 3,36 lít khí H2. Giá trị của m là:

A. 12 gam.               B. 13,8 gam.

C. 14 gam.               D. 15 gam.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Hỗn hợp X gồm etan và propan.

a)Đốt cháy một ít hỗn hợp X thì thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích \(\dfrac{{11}}{{15}}\). Tính % theo thể tích mỗi chất trong hỗn hợp X.

b)Đun nóng một ít hỗn hợp X trong bình kín có mặt chất xúc tác để thực hiện phản ứng đehiđro hóa (tách hiđro) ta thu được sản phẩm là hỗn hợp hiđrcacbon và hiđro có tỉ khối so với hiđro là 13,5. Tính hiệu suất phản ứng đehiđro hóa, cho biết etan và propan bị đehiđro hóa với hiệu suất như nhau và chỉ tạo ra anken.

Câu 14. Chia hỗn hợp ankin X thành hai phần bằng nhau. Đem đốt cháy phần thứ nhất thu được 0,896 lít khí CO2 (đktc) và 0,54 gam H2O. Phần thứ hai tác dụng với dung dịch brom. Tính khối lượng brom đã tham gia phản ứng.

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp C2H2 và C3H4, thu được 20,16 lít CO2 (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 16. Cho công thức nguyên của anđehit no mạch hở X là (C2H3O)n. Xác định công thức phân tử của X.

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon có số mol bằng nhau và phân tử khối kém nhau 14 u thu được m gam nước và 2m gam CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:

A. C2H2 và C3H4.      B. C4H10 và C5H12.

C. C3H6 và C4H8.    D. CH4 và C2H6.

Câu 2. Phản ứng dùng để điều chế CH4 trong phòng thí nghiêm là:

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một ankin (Z) ở thể khí, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 25,2 gam. Dẫn hết sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa. Công thức phân tử của (Z) là:

A. C2H2.              B. C4H8.

C. C3H4.              D. C5H8.

Câu 4. Khi hiđro hóa hoàn toàn một ankin có xúc tác niken thu được sản phẩm là:

A.một anken mới có nhiều nguyên tử hiđro hơn.

B.một ankan có cùng số cacbon với ankin trên.

C.Một anken có nối đôi thay đổi.

D.một ankan có số nguyên tử cacbon lớn hơn số cacbon trong ankin ban đầu.

Câu 5. Polime  \({\left[ \begin{array}{l}{H_2}C - CH - CH - C{H_2}\\{\rm{              |         |}}\\{\rm{            C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{   }}{{\rm{C}}_6}{H_5}\end{array} \right]_n}\)  là sản phẩm trùng hợp từ những monome nào sau đây?

A. 2-metyl-3-phenylbutan.

 B. Propilen và stiren.

C. Isopren và toluen. 

D. Etilen và stiren.

Câu 6. Một hiđrocacbon (X) có phân tử khối được xác định trong khoảng 150 < MX < 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam (X) sinh ra m gam H2O. Công thức phân tử của (X) là chất nào sau đây?

A. C8H10.        

B. C9H12.

C. C10H14

D. C12H18.

Câu 7. Biết khi cho ancol đơn chức (X) tác dụng với Br2 được dẫn xuất (Z) chứa 58,4% brom theo khối lượng và khi đun nóng với H2SO4 đặc ở \(170^\circ C\) thu được ba anken. Tên gọi của (X) là:

A. Butan-1-ol.      

B. Butan-2-ol.

C. Propan-1-ol

D. 2-Metylpentan-2-ol.

Câu 3. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính của axit?

\(\begin{array}{l}A.C{H_3}OH;{\rm{ }}C{H_3}C{H_2}OH;{\rm{ }}{H_2}O;{\rm{ }}{C_6}{H_5}OH.\\B.C{H_3}C{H_2}OH;{\rm{ }}{{\rm{H}}_2}O;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}OH;{\rm{ }}{{\rm{C}}_6}{H_5}OH.\\C.C{H_3}C{H_2}OH;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}OH;{\rm{ }}{{\rm{H}}_2}O;{\rm{ }}{{\rm{C}}_6}{H_5}OH.\\D.{H_2}O;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}C{H_2}OH;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3}OH;{\rm{ }}{{\rm{C}}_6}{H_5}OH.\end{array}\)

Câu 9. Đốt cháy hết 0,05 mol ancol no (Z) mạch hở cần 3,92 lít O2 (đktc) thu được 6,6 gam CO2. Vậy (Z) có công thức phân tử:

A. C2H4(OH)2.            B. C2H5OH.

C. C3H5(OH)3.            D. C3H7OH.

Câu 10. Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2 \(\left( {Ni,t^\circ } \right)\). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit có tính chất nào sau đây?

A. Chỉ thể hiện tính oxi hóa.

B. Chỉ thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

C. Không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

D. Chỉ thể hiện tính khử.

Câu 11. Cho 7,4 gam hỗn hợp (Z) gồm hai axit hữu cơ no đơn chức tác dụng vừa đủ với Na2CO3 sinh ra 1,12 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối thu được là:

A. 9,6 gam.            B. 8 gam.

C. 7 gam.               D. 10 gam.

Câu 12. Có hai ống nghiệm chứa hai dung dịch trong suốt như sau: ancol etylic \(45^\circ \) và dung dịch fomalin. Để phân biệt có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. Kali.             

B. Dung dịch AgNO3/NH3.

C. Dung dịch NaOH.

 D. Dung dịch Na2CO3.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Khí cacbonic sinh ra khi đốt cháy 33,6 lít hỗn hợp propan và butan được dẫn vào dung dịch NaOH, tạo ra 286,2 gam Na2CO3 và 252 gam NaHCO3. Hãy xác định thành phần theo thể tích của hỗn hợp hai hiđrocacbon trên. Các thể tích khí được đo ở đktc.

Câu 14. Cho 11 gam hỗn hợp gồm 6,72 lít hiđrocacbon mạch hở A và 2,24 lít một ankin. Đốt cháy hỗn hợp này thì tiêu thụ 25,76 lít oxi. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a)Xác định loại hiđrocacbon.

b)Cho 5,5 gam hỗn hợp trên cùng 1,5 gam hiđro vào một bình kín chứa sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về \(0^\circ C\). Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí và áp suất khí trong bình sau phản ứng. Biết áp suất trong bình trước phản ứng là 1atm.

Câu 15. Khi cho một ancol tác dụng với kim loại mạch dư. Nếu \({V_{{H_2}}}\) sinh ra bằng \(\dfrac{1}{2}\) Vhơi ancol đo ở cùng điều kiện thì đó là ancol mấy chức?

Câu 16. Thể tích hơi của 1,4 gam một anđehit Y bằng thể tích của 0,64 gam khí oxi ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử của anđehit Y đem dùng.

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phản ứng giữa CH4 và Cl2 xảy ra khi được chiếu ánh sáng. Cơ chế của phản ứng trên thuộc loại nào sau đây?

A. Cơ chế gốc – dây chuyền.

B. Cơ chế cộng electrophin.

C. Cơ chế ion.       

D. Cơ chế nucleophin.

Câu 2. Đốt cháy hết 30ml hỗn hợp 30ml metan và hiđro cần 45ml oxi (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 16ml và 14ml.  

B. 20ml và 10ml.

C. 15ml và 15ml.

D. 13ml và 17ml.

Câu 3. Một hợp chất (X) mạch hở, có công thức phân tử là C4H8. Công thức cấu tạo của (X) là:

A.\(C{H_3} - CH = CH - C{H_3}.\)

B.\(C{H_2} = C{\left( {C{H_3}} \right)_2}.\)

C.\(C{H_2} = CH - C{H_2} - C{H_3}.\)

D.Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH có H2SO4 đặc làm xúc tác ở \(170^\circ C\) thường bị lẫn SO2. Cần phải dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ SO2?

A. KCl.           B. K2CO3.

C. KOH.         D. brom.

Câu 5. Nếu dùng dung dịch nước brom làm thuốc thử thì có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Etan và propan.   

B. Buten và penten.

C. Etilen và stiren. 

D. Toluen và stiren.

Câu 6. Cho 5,2 gam stiren đã bị trùng hợp một phần tác dụng với 100ml dung dịch brom 0,15M. Sau phản ứng cho thêm KI dư vào hỗn hợp thì thu được 0,635 gam iot. Phần trăm khối lượng của stiren đã trùng hợp là:

A. 75%.              B. 80%.

C. 85%.              D. 90%.

Câu 7. Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và butan-2-ol ở \(170^\circ C\) và H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu anken (kể cả đồng phân cis-trans)?

A.2.                    B.3.

C.4.                    D.5.

Câu 8. Đốt chay hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp gồm nhiều ancol no đơn chức mạch hở cần dùng 0,1 mol O2. Công thức phân tử của ancol có phân tử khối bé nhất là:

A. C4H9OH.         B. C3H7OH.

C. C2H5OH.         D. CH3OH.

Câu 9. Đốt cháy một ancol đa chức (Z) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Công thức phân tử của (Z) là:

A. C2H6O2.           B. C3H8O2.

C. C4H10O2.          D. C5H12O2.

Câu 10. Anđehit no, đơn chức có thể biểu diễn bằng công thức tổng quát nào sau đây?

A. CnH2n-1O.        B. CnH2n+1CHO.

C. Cn-1H2nO.        D. CnH2n-1CHO.

Câu 11. Cho 1,69 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH và C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp chất rắn sau phản ứng là:

A. 2,75 gam.           B. 2 gam.

C. 2,35 gam.           D. 4 gam.

Câu 12. Cho công thức nguyên của anđehit no, mạch hở (X) là (C2H3O)n. Công thức phân tử (X) là:

A. C2H3O.              B. C5H10O2.

C. C4H6O2.             D. C6H10O4.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Nếu cho 1,12 lít propen (đktc) phản ứng với dung dịch brom thì lượng brom tham gia phản ứng tối đa là bao nhiêu?

Câu 14. Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ 1 : 1 về số mol. Biết 0,224 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 15ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3. Xác định công thức phân tử của A.

Câu 15. Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với natri thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp hai ancol trên tạo ra V lít CO2 (đktc) và m gam H2O.

a) Tính V và m.

b) Tìm công thức phân tử của 2 ancol và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp.

Câu 16. Lấy p gam hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5COOH tiến hành hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho p gam hỗn hợp tác dụng với natri dư thu được 336ml khí H2 (đktc).

Thí nghiệm 2. Trung hòa hết p gam hỗn hợp thì cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,6 gam muối khan. Hãy tính phần trăm khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp và giá trị V.

 

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Công thức cấu tạo nào sau đây là phù hợp với tên gọi: 1-brom-2-clo-3-mrtylpentan?

\(\begin{array}{l}A.C{H_2}Cl - CHBr - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_2} - C{H_3}.\\B.C{H_2}Br - CHCl - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_2} - C{H_3}.\\C.C{H_2}Br - CHCl - C{H_2} - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_3}.\\D.C{H_3} - C{H_2}Br - CHCl - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_3}.\end{array}\)

Câu 2. Cho công thức cấu tạo của một hợp chất như sau:

Công thức trên ứng với tên gọi nào sau đây?

A.4,4-đibrom-5,5-đimetylhexxan.

B.3,3- đibrom-2,2-đimetylhexxan.

C. 4,4-đibrom-3,3-đimetylhexxan.

D. 4,4-đibrom-3,3-đimetylheptan.

Câu 3. Cho X, Y, Z là các hiđrocacbon ở thể khí, khi phân hủy mỗi chất X, Y, Z đều thu được thể tích H2 gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân hủy. Biết rằng X, Y, Z không phải là đồng phân. Công thức phân tử của ba chất trên lần lượt là:

A. CH4; C2H4; C3H4.

B. C2H6; C3H6; C4H6.

C. C2H4; C3H8; C4H10.  

D. C3H6; C2H2; C2H4.

Câu 4. Cho 3,5 gam một anken (X) tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng dư, thu được 5,2 gam sản phẩm hữu cơ. Vậy (X) có công thức phân tử là:

A. C2H4.           

B. C3H8.

C. C4H8.     

D. C5H10.

Câu 5. Khi hóa hơi một hiđrocacbon (X) ở thể lỏng thì có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2,69. Đốt cháy hoàn toàn (X) thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng là 4,89 : 1. Công thức phân tử của (X) là:

A. C6H6.               B. C7H8.

C. C8H8.               D. C9H12.

Câu 6. Phân tích hai hợp chất hữu cơ (X) và (Y) thì chúng đều có: %C = 92,3%; %H = 7,7%. Tỉ khối hơi của (X) đối với H2 bằng 13. Ở đktc, khối lượng của 1 lít (Y) nặng 3,48 gam. Công thức phân tử của (X), (Y) lần lượt là:

A. C2H2 và C6H6.       

B. C6H6 và C6H12.

C. C6H6 và C7H8.     

D. C6H6 và C8H8.

Câu 7. Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức (Z) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 4 : 5. Công thức phân tử của (Z) là:

A. C3H8O.          

B. C4H10O.

C. C2H6O.     

D. C5H12O.

Câu 8. Oxi hóa hoàn toàn môt ancol đa chức (X) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ khối lượng là 44 : 27. Công thức phân tử ancol (X) là:

A. C5H10O2.        B. C4H8O2.

C. C3H8O2.         D. C2H6O2.

Câu 9. Cho 0,75 gam hỗn hợp gồm các ancol tác dụng với natri (vừa đủ) thu được 1,008 lít H2 (đktc). Khối lượng của muối natri thu được là:

A. 2,91 gam.    B. 2,82 gam.

C. 2,73 gam.    D. 1,875 gam.

Câu 10. Lấy 1,74 gam một anđehit no đơn chức tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 6,48 gam bạc. Công thức phân tử của anđehit đem dùng là:

A. C2H5CHO.        B. C3H7CHO.

C. C4H9CHO.        D. HCHO.

Câu 11. Để trung hòa 1,18 gam một axit cacboxylic (Y) cần 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức cấu tạo của (Y) là:

\(\begin{array}{l}A.HOOC - {C_2}{H_4} - COOH.\\C.C{H_3}COOH.\end{array}\)                          \(\begin{array}{l}B.HOOC - C{H_2} - COOH.\\D.HOOC - COOH.\end{array}\)

Câu 12. Tiến hành oxi hóa 4 gam ancol metylic để chỉ chuyển thành anđehit, sau đó hòa tan hết vào 5 gam nước. Hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Nồng độ của anđehit trong dung dịch thu được là:

A. 25%.                  B. 50%

C. 35,5%                D.37,5%.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Đốt cháy 8,96 lít hỗn hợp X gồm 2 anken A, B đồng đẳng kế tiếp thì thấy khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 39 gam.

a)Xác định công thức phân tử của A, B.

b)Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.

Câu 14. Dẫn 5,6 lít một ankin X đồng đẳng với axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 36,75 gam kết tủa màu vàng nhạt. Xác định công thức phân tử của ankin X đem dùng.

Câu 15. Phân tích một hợp chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, O thu được mC + mH = 3,5mO. Hỏi công thức đơn giản nhất của Y là gì?

Câu 16. Cho ba dung dịch đựng trong ba ống nghiệm là: ancol etylic, anđehit axetic và glixerol. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch trên.

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đốt cháy một ankan (X), thu được tỉ lệ khối lượng CO2 và nước bằng 11 : 6. Công thức phân tử của (X) là:

A. CH4.              B. C2H6.

C. C3H8.             D. C4H10.

Câu 2. Đốt cháy hết a lít khí metan rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 1,97 gam kết tủa. Hỏi a có giá trị bao nhiêu?

A. 0,560 lít.              B. 0,224 lít.

C. 0,672 lít.              D. Cả B và C đều đúng.

Câu 3. Nếu cho 1,12 lít propen (đktc) phản ứng với dung dịch nước brom thì lượng brom thì lượng brom tham gia phản ứng tối đa là:

A. 6 gam.            B. 16 gam.

C. 9 gam.             D. 8 gam.

Câu 4. Khi cho hỗn hợp khí metan và etilen (ở đktc) đi qua dung dịch brom thì lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Thể tích khí bị brom hấp thụ là:

A. 6,72 lít.            B. 5,40 lít.

C. 1,12 lít.            D. 10,08 lít.

Câu 5. Cho 13,44 C2H2 (đktc) qua ống đựng than hoạt tính và nung ở \(600^\circ C\) thu được 12,48 gam benzen. Hiệu suất của phản ứng điều chế benzen là:

A. 70%.              B. 80%.

C. 82%.              D. 95%.

Câu 6. Một hiđrocacbon (X) có công thức nguyên (CH)n. Biết 1 mol (X) phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch. Tên gọi của (X) là:

A. benzen.             B. Stiren.

C. toluen.              D. axetilen.

Câu 7. Một hỗn hợp (Z) chứa một ancol đơn chức, no X và một ancol hai chức no Y. Biết X, Y đều có cùng số nguyên tử cacbon và số mol bằng nhau. Nếu đem đốt cháy hết 0,02 mol (Z) thu được 1,76 gam CO2. Công thức phân tử của hai ancol X và Y lần lượt là:

A. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3

B. CH3OH và C2H4(OH)2.

C. C2H5OH và C2H4(OH)2

D. C3H7OH và C3H6(OH)2.

Câu 8. Lấy 11,75 gam phenol cho phản ứng hết với nước brom dư, hiệu suất phản ứng 64%. Khối lượng kết tủa trắng thu được là:

A. 26,48 gam.    

B. 64,65 gam.

C. 41,375 gam.        

D. Cả A, B và C đều không đúng.

Câu 9. Cho hợp chất (X) có công thức phân tử C8H10O, biết (X) là dẫn xuất của benzen, không tác dụng với NaOH nhưng có khả năng tách nước tạo anken. Hỏi có bao nhiêu đông phân của (X) thỏa mãn điều kiện trên?

A. 2.        

B. 3.

C. 4.    

D. 5.

Câu 10. Một axit (Y) mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử là (C3H5O2)n. Giá trị của n là:

A. n = 4.       B. n = 3.

C. n = 2.       D. n = 1.

Câu 11. Số đồng phân anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là:

A.4.                           B.3.

C.2.                           D.1.

Câu 12. Nhiệt độ sôi của hợp chất nào sau đây là cao nhất?

A. CH3OH.          B. C2H5OH.

C. HCOOH.        D. CH3COOH.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13. Có một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A và B ở thể khí. Phân tử khối của B lớn hơn phân tử khối của A là 24 u. Tỉ khối hơi so với hiđro của B bằng \(\dfrac{9}{5}\) tỉ khối hơi so với hiđro của A. Hãy xác định công thức phân tử của A và B.

Câu 14. Để làm kết tủa hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp X gồm axetilen và propin (đktc) thì cần vừa đủ 400ml dung dịch AgNO3 1,5M. Hãy xác định khối lượng kết tủa thu được trong hai phản ứng trên.

Câu 15. Cho 3,7 gam ancol no đơn chức X tác dụng hết với kali thu được 700ml khí H2 ở \(27,3^\circ C\) và 668,8mmHg. Xác định công thức phân tử của ancol X đem dùng.

Câu 16. Đốt cháy a mol một axit cacboxylic Z thu được x mol CO2 và y mol H2O. Biết x – y = a. Hãy đề xuất công thức tổng quát của axit Z.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”