ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 9

Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết 3 phương trình phản ứng điều chế glucozo.

Câu 2 : Để xác minh đường glucozo (thường có trong nước tiểu của người bệnh đái đường) người ta chọn thuốc thử nào? Viết phương trình hóa học để minh họa.

Câu 3 : Khi đốt cháy cùng số mol các khí: CH4, C2H4, C3H4, C4H4. Tính tỉ lệ theo thể tích của khí oxi cần dùng để đốt cháy mỗi chất (đo cùng điều kiện).

Câu 4 : Xà phòng hóa hoàn toàn 964,2 gam một loại chất béo thuộc dạng (RCOO)3C3H5, cần vừa đủ 130 gam NaOH. Tính khối lượng muối của axit hữu cơ thu được (cho H = 1, C = 12, O =16, Na = 23).

Câu 5 : Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch cân lại thấy nặng thêm 0,8 gam. Khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu là bao nhiêu gam? (Cu = 64, Fe = 56)

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9

Câu 1 : Nhờ 10ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch glucozo (dư), sau khi kết thúc phản ứng, người ta thu được một lượng Ag cân nặng 0,864 gam. Tính hiệu suất phản ứng (Ag = 108)

Câu 2 : Viết phương trình hóa học của H2N – CH2 – COOH lần lượt với NaOH, C2H5OH.

Câu 3 : Hai phân tử X và Y có công thức cấu tạo lần lượt là:

HO – CH2 – COOH và H2N – CH2 – COOH. Viết các phương trình hóa học với Na.

Câu 4 : Hãy điền Đ (nếu đúng) S (nếu sai) vào bảng sau:

 

Đ hay S

1

Glucozo tác dụng được với AgNO3 trong NH3

 

2

Saccarozo tác dụng được với H2O trong axit

 

3

Xenlulozo không tác dụng với natri

 

4

Tinh bột tác dụng với iotcho màu xanh

 

5

Axit axetic tác dụng được với rượu etylic trong axit

 

6

Amino axit bị thủy phân trong môi trường axit hay kiềm

 

7

Rượu etylic tác dụng với natri

 

8

Benzen không tác dụng với nước

 

 

Câu 5 : Trộn 50ml axit axetic (D = 1,03 g/cm3) với 50ml nước cất (D = 1 g/cm3). Tính nồng độ % của axit axetic trong dung dịch đó.

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Viết phương trình hóa học của khí SO2 với dung dịch KOH.

Câu 2: Tính thể tích dung dịch CH3 – COOH 1,25M cần để trung hòa 60ml dung dịch NaOH 0,75M.

Câu 3: Cho một dây nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy dây nhôm ra khỏi dung dịch. Nhận xét hiện tượng.

Câu 4: Cho 0,1 lít dung dịch glucozo 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3. Tính khối lượng Ag thu được (cho Ag = 108)

Câu 5: Khi đốt cùng số mol các chất: rượu etylic, axit axetic và glucozo cần các thể tích khí oxi (ở đktc) lần lượt là V1, V2, V3.

Xác định thứ tự tăng dần của V1, V2, V3.

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Viết phương trình hóa học (điều kiện thích hợp) của cacbon lần lượt tác dụng với các chất sau: CuO, Fe2O3, O2.

Câu 2: Cho các dung dịch: axit sunfuric loãng, axit axetic, rượu etylic.

Bằng phương pháp hóa học nhận biết từng chất.

Câu 3: Một chất béo có công thức: C13H31COO – CH(CH2 – OOCC17H35)2 bị thủy phân trong dung dịch NaOH. Hãy viết phương trình hóa học.

Câu 4: Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH (dư). Viết phương trình hóa học.

Sau phản ứng trong dung dịch sẽ tồn tại những chất gì?

Câu 5: Tính nồng độ % của dung dịch rượu etylic 700 (biết \({D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g/ml,{D_{{H_2}O}} = 1g/ml,\)\(\,H = 1,C = 12,O = 16).\)

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Dãy các chất làm mất màu dung dịch nước brom là:

\(\eqalign{  & A.{C_2}{H_2},{C_6}{H_6},C{H_4}  \cr  & B.{C_2}{H_2},C{H_4},{C_2}{H_4}  \cr  & C.{C_2}{H_2},{C_2}{H_4}  \cr  & D.{C_2}{H_2},{H_2},C{H_4}. \cr} \)

Câu 2: dẫn 0,56 lít khí etilen (đktc) vào 200ml dung dịch Br2 0,2M.

Hiện tượng quan sát được là:

A.màu dung dịch Br2 không đổi.

B.màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu.

C.màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu.

D.màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu.

Câu 3: cặp chất nào sau đây tồn tại được trong cùng một dung dịch?

A.K2CO3 và HCl                   

B.NaNO3 và KHCO3

C.K2CO3 và Ca(OH)­2­            

D.KHCO3 và NaOH

Câu 4: Cho axetilen vào dung dịch brom (dư). Khối lượng bình tăng lên a gam, a là khối lượng của

A.dung dịch brom                  

B.khối lượng brom

C.axetilen                               

D.brom và khí etilen.

Câu 5: Dãy các chất phản ứng với dung dịch NaOH là:

\(\eqalign{  & A.C{H_3}COOH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}  \cr  & B.C{H_3}COO{C_2}{H_5},{C_2}{H_5}OH  \cr  & C.C{H_3}COOH,{C_6}{H_{12}}{O_6}  \cr  & D.C{H_3}COOH,C{H_3}COO{C_2}{H_5} \cr} \)

Câu 6: Cho natri tác dụng với rượu etylic, chất tạo thành là

A.H2, CH3CH2ONa               

B.H2, NaOH

C.NaOH, H2O                     

D.CH3CH2ONa, NaOH

Câu 7: Một loại rượu etylic có độ rượu 150, thể tích C2H5OH chứa trong 1 lít rượu đó là:

A.850ml                                  B.150ml

C.300ml                                  D.450ml

Câu 8: Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy của dãy nào sau đây?

A.Axit axetic, glucozo, saccarozo.

B.Xenlulozo, rượu etylic, saccarozo.

C.Hồ tinh bột, rượu etylic, glucozo.

D.benzen, rượu etylic, glucozo.

II.Tự luận 

Câu 9: 

Hãy viết phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện cúa các phản ứng sau:

1.Trùng hợp etilen.

2.Axit axetic tác dụng với magie.

3.Oxi hóa rượu etylic và axit axetic có axit sunfuric đặc làm xúc tác.

Câu 10 : Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) biểu diễn những chuyển hóa sau: FeS2 \(\to\) SO2 \(\to\) SO3 \(\to\) H2SO4 \(\to\) CH3COOH

Câu 11 : Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí axetilen và metan vào dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 1,3 gam.

1.Tính khối lượng brom tham gia phản ứng.

2.Xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

(cho O = 16, C = 12, H = 1)

Xem lời giải

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

\(\eqalign{  & A.Ca{(HC{O_3})_2},Ba{(OH)_2}  \cr  & B.NaHC{O_3},N{a_2}S{O_4}  \cr  & C.C{H_3}COOH,Ca{(OH)_2},BaC{O_3}  \cr  & D.C{H_4},{K_2}C{O_3},NaN{O_3} \cr} \)

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một lượng sắt trong khí clo dư. Hòa tan sản phẩm phản ứng vào nước thu được dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X. Hiện tượng quan sát được sẽ là

A.chỉ tạo thành dung dịch không màu.

B.có chất kết tủa màu xanh tạo thành.

C.có chất kết tủa màu đỏ tạo thành.

D.có dung dịch màu nâu đó tạo thành.

Câu 3: Dãy gồm tất cả các chất không làm mất màu dung dịch brom là:

\(\eqalign{  & A.C{H_4},{C_6}{H_6},C{H_3}COONa  \cr  & B.{C_2}{H_4},{C_2}{H_2},C{H_3}COOH  \cr  & C.C{H_4},{C_2}{H_2},{C_2}{H_5}OH  \cr  & D.{C_6}{H_6},{C_2}{H_4},{C_6}{H_{12}}{O_6} \cr} \)

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng?

A.Dầu thực vật và mỡ động vật là những chất béo.

B.Chất béo là hỗn hợp nhiều este.

C.Chất béo là hỗn hợp các este của glixerol với axit hữu cơ mà phân tử có nhiều nguyên tử cacbon.

D.Các chất béo đều bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 5: Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là:

A.CH3COOH và H2SO4 loãng.

B.NaKCO3 và HCl

C.KNO3 và Na2CO3

D.NaHCO3 và NaOH.

Câu 6: Các chất được dùng điều chế trực tiếp etyl axetat là:

A.axit axetic, natri hidroxit, tinh bột.

B.axit axetic, rượu etylic, axit clohidric.

C.rượu etylic, nước và axit sunfuric đặc.

D.rượu etylic, axit axetic và axit sunfuric đặc.

Câu 7: Hãy chọn câu đúng:

A.Rượu etylic tan nhiều trong nước vì phân tử rượu etylic chỉ có liên kết đơn.

B.Những chất mà phân tử có nhóm – OH hoặc – COOH thì tác dụng được với NaOH.

C.Trong 1 lít rượu etylic 150 có 0,15 lít rượu etylic và 0,85 lít nước.

D.Natri có khả năng đẩy được tất cả các nguyên tử H ra khỏi phân tử rượu etylic.

Câu 8: Dung dịch ZnCl2 có tạp chất CuCl2 có thể dùng chất nào trong các chất sau đây để loại tạp chất trên?

A.Mg                                       B.Zn

C.Cu                                        D.Ni.

II.Tự luận 

Câu 9:  Có 2 dung dịch sau đựng riêng biệt 2 bình không dán nhãn:

Axit axetic và glucozo.

Hãy nêu 2 phương pháp hóa học để phân biệt mỗi dung dịch (dụng cụ, hóa chất coi như có đủ). Viết các phương trình hóa học (nếu có)

Câu 10 : Viết công thức cấu tạo thu gọn và viết phương trình hóa học với dung dịch H2SO4 và với dung dịch NaOH của một chất có công thức (C17H35COO)3C3H5.

Câu 11 : Cho 100ml etanol 960.

a)Tìm thể tích etanol nguyên chất.

b)Tính thể tích khí H2 (ở đktc) thu được khí đem 10ml rượu đó tác dụng với Na (dư).

(biết \({D_{{H_2}O}} = 1g/ml,{D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g/ml,\)\(\,C = 12,H = 1,O = 16).\)

Xem lời giải

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Dung dịch HCl có thể tác dụng với?

A.NaHCO3                             B.KCl

C.CuSO4                               D.AgBr

Câu 2: Oxit cacbon (CO) phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

\(\eqalign{  & A.Fe,CuO,{O_2}  \cr  & B.Ca,F{e_2}{O_3},CuO  \cr  & C.PbO,ZnO,F{e_2}{O_3}  \cr  & D.A{l_2}{O_3},CuO,PbO. \cr} \)

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau. X là ?

A.C2H5OH                              B.C2H4

C.C2H2                                  D.C6H6.

Câu 4: Mọi chất hữu cơ đều

A.có mặt nguyên tố cacbon

B.chứa nguyên tố oxi.

C.có cùng công thức phân tử khi có cùng khối lượng mol.

D.chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hidro.

Câu 5: Benzen không phản ứng với

A.Br2 khan có bột Fe làm xúc tác.

B.không khí khi đốt.

C.H2 có mặt Ni nung nóng.

D.dung dịch Br2.

Câu 6: Dãy các chất phản ứng với kim loại kali là:

A.axit axetic, xenlulozo, polietilen.

B.tinh bột, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

C.axit axetic, nước, rượu etylic.

D.axit axetic, xenlulozo, tinh bột.

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất bị thủy phân trong môi trường axit?

A.xenlulozo, polietilen, axit axetic.

B.Etyl axetat, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

C.Glucozo, rượu etylic, fructozo.

D.Tinh bột, saccarozo, xenlulozo.

Câu 8: Nung hỗn hợp: C2H5OH, H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp khí gồm C2H4, CO2, SO2. Hóa chất nào sau đây được dùng để thu được khí C2H4 không lẫn khí CO2, SO2?

A.Dung dịch KMnO4

B.Dung dịch Br2

C.Dung dịch KOH

D.Dung dịch K2CO3.

II.Tự luận 

Câu 9: Viết phương trình hóa học thể hiện chuyển hóa sau:

\({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to {C_2}{H_5}OH\)\(\; \to C{H_3}COOH \to C{H_3}COONa\)

Câu 10 : Có 3 khí sau đựng riêng biệt trong 3 lọ: C2H4, Cl2, CH4.

Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí trong lọ (dụng cụ, hóa chất coi như có đủ)

Câu 11 : Để điều chế axit axetic người ta có thể lên men 1,5 lít rượu etylic 100

a)Thể tích rượu etylic nguyên chất đã dùng (biết \({D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g/ml)\)

b)Tính khối lượng axit axetic tạo thành (biết hiệu suất phản ứng 80%, C = 12, H = 1, O = 16).

Xem lời giải

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9

Câu 1: Nếu biết nguyên tố R tạo được với clo hợp chất có công thức hóa học RCl5. Công thức oxit cao nhất của R sẽ là:

A.R2O3                                    B.R2O5

C.RO3                                     D.R2O7.

Câu 2: Trong dãy các chất sau, dãy nào chỉ chứa chất hữu cơ?

\(\eqalign{  & A.C{O_2},C{H_3}COONa,{C_6}{H_{12}}{O_6}  \cr  & B.N{a_2}C{O_3},{C_2}{H_5}OH,C{H_3}C{H_2}ONa.  \cr  & C.CO,NaHC{O_3},{C_6}{H_6}  \cr  & D.C{H_3}Cl,{({C_{17}}{H_{35}}COO)_3}{C_3}{H_5} \cr} \)

Câu 3: Dãy gồm các chất đều làm mất màu dung dịch brom là:

\(\eqalign{  & A.C{H_4},{C_6}{H_6},{C_2}{H_6}  \cr  & B.{C_2}{H_4},{C_2}{H_2},S{O_2}  \cr  & C.C{H_4},{C_2}{H_2},{H_2}  \cr  & D.{C_6}{H_6},{C_2}{H_2},CO. \cr} \)

Câu 4: Đốt nóng hỗn hợp bột CuO và C rồi dẫn khí thu được vào bình đựng nước vôi trong (dư). Hiện tượng quan sát được ở bình đựng nước vôi là:

A.nước vôi trong vẩn đục.

B.có chất rắn màu đỏ.

C,có hơi nước tạo thành còn màu chất rắn không thay đổi.

D.có chất rắn mầu đỏ tạo thành và nước vôi trong vẩn đục.

Câu 5: Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận ra rượu etylic và axit axetic?

A.Na                                       B.NaHCO3

C.NaCl                                    D.KCl

Câu 6: Dãy các chất không bị thủy phân trong môi trường axit là:

A.polietilen, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

B.tinh bột, protein, saccarozo.

C.xenlulozo, saccarozo, glucozo.

D.tinh bột, xenlulozo, protein.

Câu 7: Để nhận biết các lọ mất nhãn riêng biệt chứa các chất CO2, CH4, C2H4 ta dùng các thuốc thử

A.dung dịch phenolphtalein.

B.giấy đo độ pH

C.nước vôi trong và dung dịch brom

D.nước và giấy quỳ tím.

Câu 8: Dẫn 1,12 lít khí C2H4 (đktc) vào 200ml dung dịch Br2 1M.

Màu da cam của dung dịch brom sẽ:

A.nhạt dần

B.chuyển thành không màu

C.chuyển thành vàng đậm hơn.

D.không thay đổi gì.

II.Tự luận 

Câu 9 : Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

\(\eqalign{  & a){C_2}{H_5}OH + ... \to {C_2}{H_5}OK + ... \uparrow   \cr  & b)C{H_3}COOH + CaC{O_3} \to ... + ...  \cr  & c)... + ZnO \to {(C{H_3}COO)_2}Zn + ...  \cr  & d)... + KOH \to C{H_3}COOK + ... \cr} \)

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A. Thu được 8,8 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O.

a)Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b)Biết phân tử khối của A trong khoảng từ 55 đvC đến 65 đvC.

Tìm công thức phân tử của A (cho C = 12, O = 16, H = 1)

Câu 11 : Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Na (dư) thì thu được 4,48 lít khí (đktc).

Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A (cho C = 12, O = 16, H = 1)

Xem lời giải

Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Sản phẩm phản ứng nào được tạo ra khi hòa tan khí clo vào nước?

A.Cl2                                      B.HCl

C.HClO, Cl2                            D.HCl, HClO.

Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các chất phản ứng được với dung dịch NaOH?

\(\eqalign{  & A.C{H_3}COOH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}  \cr  & B.C{H_3}COOH,{C_6}{H_{12}}{O_6}  \cr  & C.C{H_3}COO{C_2}{H_5},{C_2}{H_5}OH  \cr  & D.C{H_3}COOH,C{H_3}COO{C_2}{H_5} \cr} \)

Câu 3: Dãy các kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 là:

A.Mg, Al, Cu.                         B.Al, Fe, Mg

C.Al, Fe, Ag                           D.Ag, Al, Cu.

Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau:

A.Etanol là một chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.

B.Natri đẩy được nguyên tử H trong nhóm OH của etanol.

C.Rượu etylic có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

D.Rượu etylic tác dụng được với NaOH.

Câu 5: Khí clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây tạo sản phẩm muối?

A.Fe, KOH, H2O.                  

B.Cu, Al, H2O

C.KOH, Fe, Al.                     

D.H2, Ca(OH)2, Mg.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một chất hữu cơ X, thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Biết phân tử X chỉ có nguyên tử oxi.

Công thức phân tử của X là (cho C = 12, H = 1, O = 16)

A.C2H6O                                 B.CH4O

C.C3H6O                                 D.C2H6O2

Câu 7: Tổng hệ số cân bằng tối giản và nguyên, khi đốt cháy etanol là:

A.9                                          B.10

C.9                                          D.8

Câu 8: Cho các chất: CH3 – O – CH3, C6H6, CH3OH, C2H5OH, (C6H10O5)n

Dãy các chất tác dụng được với Na là:

A. C6H6, CH3OH, C2H5OH, (C6H10O5)n

B. CH3 – O – CH3, C2H5OH, (C6H10O5)n

C. CH3 – O – CH3, C6H6, CH3OH.

D. CH3OH, C2H5OH.

Câu 9: Độ rượu là số ml rượu etylic có trong …

Bổ sung đoạn còn thiếu bằng cụm từ nào trong các cụm từ sau?

A.100 ml dung dịch rượu.

B.100 gam dung dịch rượu.

C.100 ml nước cất.

D.100 gam nước cất.

Câu 10: Chất nào trong các chất sau khi tác dụng với kiềm tạo glixerol và muối của axit hữu cơ?

A.Benzen                                B.Axit axetic

C.Rượu etylic                         D.Chất béo.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 15,3 gam BaO vào 84,7 gam nước. Nồng độ % của dung dịch tạo ra là (cho H = 1, O = 16, Ba = 137)

A.17,1%                                  B.26,55%

C.13,28%                                D.39,83%.

Câu 12: Khi nào trong các khí sau có khả năng làm phai màu dung dịch brom?

A.H2                                        B.C2H4

C.O2                                        D.CO

Câu 13: Khi đun nóng chất béo tự nhiên với dung dịch kiềm, thu được:

A.glixerol và 1 muối của axit béo.

B.glixerol và 2 muối của axit béo.

C.glixerol và 3 muối của axit béo.

D.glixerol và hỗn hợp các muối của axit béo.

Câu 14: Thể tích dung dịch H2SO4 1M cần để trung hòa 200ml dung dịch NaOH 1M là:

A.100ml                                  B.150ml

C.200ml                                  D.250ml

Câu 15: Khi đun nóng 1,78 kg (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH (dư). Phản nwgs xảy ra hoàn toàn. Khối lượng glixerol thu được là: (cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.180 gam                              B.182 gam

C.184 gam                               D.276 gam

Câu 16: Cho các hợp chất có công thức (C17H35COO)3C3H5, C3H7OH, CH3 – COOH, C6H6, (C6H10O5)n.

Dãy nào gồm các chất không tác dụng với NaOH?

A. CH3 – COOH, C6H6, (C6H10O5)n.

B. (C17H35COO)3C3H5, CH3 – COOH, C6H6.

C. (C17H35COO)3C3H5, C3H7OH, (C6H10O5)n.

D. C3H7OH, C6H6, (C6H10O5)n.

Câu 17: Dung dịch hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic và phenolphtalein sẽ

A.có màu xanh                       

B.có màu nâu đỏ

C.có màu hồng                       

D.không màu

Câu 18: Để điều chế 1 tạ poli (vinyl clorua) từ vinyl clorua với hiệu suất 85% theo phương trình: nCH2=CHCl \(\to\) (CH2-CHCl)n (xúc tác, áp suất, t0)

Lượng vinyl clorua cần dùng là: (cho C = 12, H = 1, Cl = 35,5)

A.15kg                                 B.100kg

C.85kg                                 D.117,65kg.

Câu 19: Biết rằng chất xơ cung cấp ít năng lượng hơn chất béo. Trong các chất sau: tinh bột, protein, chất xơ, chất béo, chất cung cấp nhiều năng lượng nhất là:

A.tinh bột                                B.protein

C.chất xơ                                D.chất béo

Câu 20: Chất nào sau đây tác dụng được với CaO?

A.CO                                      B.NO

C.SO2                                      D.C2H2

Xem lời giải

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Dãy các chất tan được trong nước là:

A.K2O, BaO, C2H5OH

B.CuO, CaO, CH3COOH

C.CuSO4, AlCl, Fe(OH)­3

D.CO2, SO3, BaSO4

Câu 2: Sục khí C2H2 qua dung dịch Br2 sẽ làm dung dịch

A.giảm khối lượng

B.tăng khối lượng

C.không thay đổi khối lượng

D.không thay đổi màu sắc.

Câu 3: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để tạo kết tủa tối đa với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M là

A.200ml                                  B.30ml

C.25ml                                    D.60ml

Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có phản ứng thủy phân?

A.Tinh bột, xenlulozo, PVC.

C.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, chất béo.

C.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, glucozo.

D.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, PE.

Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất thuộc loại polime?

A.Metan, etilen, polietilen.

C.Metan, tinh bột, polietilen.

C.Poli (vinyl clorua), etilen, polietilen.

D.Poli (vinyl clorua), tinh bột, polietilen.

Câu 6: Đốt cháy chất hữu cơ X trong oxi tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2, X là?

A.xenlulozo                            

B.tinh bột

C.protein                                

D.poli (vinyl clorua)

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất phản ứng với kim loại natri?

\(\eqalign{  & A.C{H_3}COOH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}  \cr  & B.C{H_3}COOH,{C_2}{H_5}OH  \cr  & C.{C_2}{H_5}OH,{({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}  \cr  & D.{C_2}{H_5}OH,C{H_3}COO{C_2}{H_5} \cr} \)

Câu 8: Khi chưng khô 25ml dung dịch CuSO4 0,5M, người ta thu được một lượng CuSO4 là: (cho Cu = 64, S = 32, O = 16)

A.2,0 gam                               B.2,5 gam

C.6,25 gam                              D.5,0 gam.

Câu 9: Etanol tan vô hạn trong nước là vì trong phân tử C2H6O

A.chỉ có liên kết đơn.

B.ngoài 2 nguyên tố cacbon, hidro còn có nguyên tố oxi.

C.có nhóm –OH

D.chỉ có 2 nguyên tử C.

Câu 10: Cho 6,9 gam etanol tác dụng hết với kim loại kali.

Thể tích (ở đktc) khí hidro thu được là (H = 1, C =12, O = 16)

A.1,68 lít                                 B.3,36 lít

C.4,48 lít                                 D.5,6 lít

Câu 11: Chất nào sau đây ở điều kiện thường là một chất lỏng?

A.Axetilen                               B.Metan

C.Etilen                                   D.Thủy ngân

Câu 12: Lấy 4,5 gam một chất X có công thức CnH2n+1OH tác dụng với kali (vừa đủ), chưng khô dung dịch sau phản ứng thì được 7,35 gam chất rắn.

Công thức chất X là: (cho H = 1, C = 12, O = 16, K = 39)

A.C3H7OH                              B.CH3OH

C.C2H5OH                              D.C4H9OH

Câu 13: Kim loại nào trong các kim loại dưới đây tác dụng với nước mạnh nhất?

A.Mg                                       B.Ba

C.K                                         D.Al

Câu 14: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch quỳ tím là:

A.clo                            B.axit axetic

C.NaOH                        D.axit clohidric.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam chất Y (có C, H, O)  trong bình kín sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1)  đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng NaOH (dư). Khi kết thúc phản ứng, độ tăng khối lượng ở bình (1) là 0,9 gam và bình (2) là 1,76 gam.

Trong phân tử Y chỉ có 1 nguyên tử O. Công thức của Y là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.C3H8O                                 B.C2H4O

C.CH4O                                  D.C6H12O6.

Câu 16: Sản phẩm tạo ra của phản ứng: CH3COOH tác dụng với Mg là:

A.CH3COOMg.H2                 

B.(CH3COO)2Mg, H2

C.(CH3CH2O)2Mg, H2           

D.(CH3COO)2Mg, CO2, H2O

Câu 17: Một chất hữu cơ X, tan được trong nước. Khi đốt 1 mol X thu được 6 mol CO2. X là chất nào trong số các chất sau?

A.H2N – CH2 – COOH             B.(C6H10O5)n

C.(C17H35COO)3C3H5             D.C6H12O6.

Câu 18: Để hoàn thành sơ đồ:

Tinh bột (1) -> glucozo (2) -> rượu etylic (3) -> axit axetic (4) -> etyl axetat.

Điều kiện ở các vị trí (1), (2), (3), (4) nào sau đây là không phù hợp?

A.(1) dung dịch H2SO4 loãng.

B.(2) men rượu

C.(3) men rượu

D.(4) rượu etylic và H2SO4 đặc, nung nóng.

Câu 19: Cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn glucozo là 239kJ/mol. Vậy nhiệt lượng tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn 500 gam glucozo là: (H = 1, C = 12, O = 16)

A.663,9 kJ                               B.737,6 kJ

C.1991,6 kJ                             D.66,39 kJ.

Câu 20: Sự quang hợp của cây xanh tạo thành glucozo, theo phương trình:

6CO2 + 6H2O + 2816 kJ \(\to\) C6H12O6 + 6O2 (ánh sáng, diệp lục)

Năng lượng tối thiểu mà cây xanh hấp thụ để tổng hợp 1,8 kg glucozo là:

(H = 1, C =12, O = 16)

A.28160kJ                               B.45750 kJ

C.37250 kJ                              D.91520 kJ.

Xem lời giải

Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9

Câu 1: Đốt cháy 32 gam khí metan (ở đktc), thể tích khí CO2 sinh ra là (C = 12, H = 1)

A.11,2 lít                                 B.22,4 lít

C.33,6 lít                                 D.44, 8 lít

Câu 2: Tổng hệ số cân bằng phương trình hóa học (nguyên và tối giản)  của phản ứng điều chế khí clo từ MnO2 và dung dịch HCl là:

A.8                                          B.9

C.10                                        D.11

Câu 3: Etilen không tác dụng với chất nào sau đây?

A.CH4                                     B.Br2

C.H2                                        O.O2

Câu 4: Thể tích của 14 gam khí (ở đktc) etilen là: (C = 12, H = 1)

A.28 lít                                    B.5,6 lít

C.11,2 lít                                 D.14 lít

Câu 5: Số phương trình phản ứng khi CH3COOH tác dụng lần lượt với: CuO, CaCO3, Ag, C2H5 – OH, Ca(OH)2, Na2SO4

A.4                                          B.3

C.5                                          D.6

Câu 6: Phân tử C2H4O2 nếu có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa đỏ thì trong cấu tạo phân tử phải có nhóm

A.- OH                                   B.- COOH

C. – CH=O                             D.CH3-

Câu 7:Để nhận biết các lọ mất nhãn đựng các chất lỏng: axit axetic, rượu etylic và benzen bằng phương pháp hóa học người ta có thể dùng

A.quỳ tím và Na

B.dung dịch NaOH

C.dung dịch H2SO4

D.nước tinh khiết

Câu 8: Thả từ từ 10,6 gam Na2CO3 vào 300ml dung dịch CH3COOH 1M khí thoát ra hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 (dư). Khối lượng kết tủa thu được là (Na = 23, C = 12, H = 1, Ba = 137)

A.19,7 gam                             B.29,65 gam

C.35,46 gam                            D.11,82 gam

Câu 9: Hiện tượng quan sát được khi sục từ từ khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong là:

A.độ vẩn đục tăng, sau một thời gian thì độ vẩn đục giảm dần.

B.không thấy hiện tượng gì

C.độ đục tăng dần

D.có màu đỏ xuất hiện.

Câu 10: Cho 3 gam axit axetic vào 4,6 gam rượu etylic và H2SO4 đặc, đun nóng sau phản ứng thu được 3,3 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.75%                                     B.25%

C.50%                                     D.65%

Câu 11: Khi đốt một chất hữu cơ có công thức CnH2n thì tỉ lệ thể tích khí O2 phản ứng và thể tích khí CO2 tạo tthanhf (cùng nhiệt độ và áp suất) luôn bằng

A.1,5                                       B.2

\(C.\dfrac{2 }{ 3}\)                                      \(D.\dfrac{1}{2}\)

Câu 12: Để xác định hàm lượng % tinh bột trong một loại ngũ cốc, người ta thủy phân 65 gam ngũ cốc đó. Đem lượng glucozo tạo ra lên men rượu rồi kiểm tra lượng CO2 sinh ra bằng dung dịch nước vôi (dư), thì thấy có 50 gam CaCO3. Hiệu suất cả quá trình 80%.

Tỉ lệ tinh bột trong loại ngũ cốc đó là: (H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)

A.77,88%                                B.86,54%

C.95,50%                                D.65,32%

Câu 13: Cách ghép cột (I) và cột (II) nào sau đây là thích hợp (không lặp lại)?

Cột (I)

Cột (II)

1.Glucozo

2.Saccarozo

3.Tinh bột

4.Xenlulozo

a.thủy phân cho glucozo

b.gặp iot cho màu xanh

c.thủy phân cho glucozo và fructozo

d.có phản ứng tráng gương.

 

\(\eqalign{  & A.1 - b;2 - a;3 - d;4 - c  \cr  & B.1 - d;2 - c;3 - b;4 - a  \cr  & C.1 - d;2 - a;3 - c;4 - c  \cr  & D.1 - a;2 - b;3 - c;4 - d \cr} \)

Câu 14: Biết nhiệt lượng tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn glucozo là 526,68 kJ/mol. Lượng nhiệt tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn 100 gam glucozo là: (H = 1, C =12, O = 16)

A.146,3 kJ                               B.292,6 kJ

C.877,8 kJ                               D.351,12kJ.

Câu 15: Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây có pH lớn nhất?

A.HCl                                     B.NaCl

C.NaOH                                  D.NaHCO3

Câu 16: Biết năng lượng tỏa ra khi cơ thể oxi hóa hoàn toàn một loại chất béo là 38 kJ/gam. Cũng loại chất béo đó, nếu cơ thể oxi hóa hết 50 gam, thì năng lượng tỏa ra sẽ (cho H = 1, C = 12, O = 16) là:

A.950kJ                                   B.1900kJ

C.2850kJ                                 D.2192,3kJ

Câu 17: Tơ tằm thuộc loại

A.tơ hóa học                          

B.tơ nhân tạo

C.tơ tổng hợp                        

D.tơ thiên nhiên

Câu 18: Ngâm bột sắt thật lâu trong dung dịch CuSO4 thì màu của dung dịch

A.xanh đậm dần lên.

B.từ màu xanh chuyển sang màu nâu đỏ

C.nhạt dần

D.không đổi

Câu 19: Các cặp khí sau, khí nào tác dụng được với nhau?

A.CH4 và H2                           B.CO2 và O2

C.SO2 và O2                            D.CO và NO

Câu 20: Hòa tan 75ml dung dịch CH3 – COOH 1M với 25ml dung dịch CH3 – COOH 2M. Nếu sự hòa tan không làm thay đổi thể tích thì nồng độ mol/lít của dung dịch CH3 – COOH tạo ra là:

A.1,2M                                    B.1,5M

C.1,25m                                  D.1,75M.

Xem lời giải

Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9


Câu 1: Phương pháp hóa học nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etilen lẫn trong metan?

A.Đốt cháy hỗn hợp trong không khí.

B.Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư.

C.Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch muối ăn.

D.Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước.

Câu 2: Trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ thì

A.liên kết ba bền hơn gấp ba lần lần liên kết đơn.

B.liên kết đôi bền gấp hai lần liên kết đơn.

C.trong liên kết đôi có một liên kết kém bền hơn liên kết đơn.

D.liên kết đôi và liên kết đơn đều rất bền vững.

Câu 3: Benzen không phản ứng với chất nào sau đây?

A.Br2 có Fe làm xúc tác

B.O2

C.H2

D.Na

Câu 4: Rượu etylic có công thức cấu tạo là:

A.CH3 – O – CH3                  

B.CH3 – CH2 – OH

C.CH3 – OH                          

D.CH3 – CH2 – CH2 – OH

Câu 5: Cho hỗn hợp M gồm axit axetic và rượu etylic tác dụng hết với Na thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 0,04 mol NaOH.

Khối lượng rượu etylic trong hỗn hợp ban đầu là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.0,92 gam                             B.0,69 gam

C.1,38 gam                              D.4,6 gam.

Câu 6: Biết rằng etyl axetat có thể hòa tan trong benzen. Lắc một hỗn hợp hồm etyl axetat, benzen với dung dịch NaOH (dư), đun nhẹ, để yên sau một thời gian, dung dịch chia làm hai lớp. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lớp trên sẽ chứa:

A.benzen                                

B.benzen, etyl axetat

C.nước, NaOH                      

D.natri axetat, rượu etyl etylic.

Câu 7: Có 2 hợp chất X và Y, cùng có C, H, O và khối lượng mol phân tử 60. Dung dịch chứa chất X làm quỳ tím hóa đỏ. X, Y tác dụng được với Na, phân tử chất Y nhiều hơn phân tử chất X một nguyên tử C.

Công thức của X và Y (H = 1, C = 12, O = 16) là:

A.C3H7 – OH và CH3 – COOH

B.CH3 – O – C2H5 và CH3- COOH

C.C3H7 – OH và CH3 – O – CHO

D.CH3 – O – C2H5 và CH3 – O – CHO.

Câu 8: Dầu mỡ dùng làm thực phẩm và dầu mỡ dùng để bơi trơn xe, máy, khác nhau do

A.thành phần phân tử khác nhau.

B.khả năng tác dụng với NaOH khác nhau.

C.sự hòa tan trong nước khác nhau.

D.phạm vi sử dụng khác nhau.

Tìm câu sai.

Câu 9: Để tẩy sạch các vết dầu mỡ hay chất béo dính vào sợi người ta dùng chất nào trong các chất sau?

A.Nước Gia – ven                  B.Giấm ăn.

C.Rượu etylic                         D.Nước.

Câu 10: Tơ nilon – 6,6 thuộc loại

A.tơ hóa học                          

B.tơ nhân tạo

C.tơ tổng hợp                        

D.tơ thiên nhiên.

Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 10 gam saccarozo, khối lượng fructozo thu được là: (H = 1, C = 12, O = 16)

A.5,3 gam                               B.7,9 gam

C.9,5 gam                                D.10,6 gam

Câu 12: Tinh bột và xenlulozo được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp tử:

A.CO2, H2O, clorophin, ánh sáng.

B.C6H12O6, clorophin, ánh sáng

C.Không khí, diệp lục, ánh sáng.

D.N2, CO2, H2O, diệp lục, ánh sáng.

Câu 13: Để trung hòa 14,8 gam hỗn hợp CH3 – COOH, CH3 – COOC2H5 phải dùng 200ml dung dịch NaOH 0,5M.

Thành phần % theo khối lượng của CH3 – COOC2H5 trong hỗn hợp đầu là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.40,54%                                B.50%

C.59,45%                                D.65%

Câu 14: Muốn loại CO2 khỏi hỗn hợp với C2H2 người ta dùng

A.nước                               

B.dung dịch brom (dư)

C.dung dịch NaOH (dư)       

D.dung dịch NaCl (dư)

Câu 15: Các dung dịch axit axetic, rượu etylic, amino axetic và glucozo có cùng nồng độ. Dung dịch có độ pH bé nhất là:

A.dung dịch etylic.                

B.dung dịch glucozo

C.dung dịch axit axetic          

D.dung dịch amino axetic.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 20ml rượu etylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm sinh ra vào nước vôi trong (dư). Lọc lấy kết tủa sấy khô cân nặng 62,6 gam.

Giả sử các phản ứng xáy ra hoàn toàn (biết \({D_{C{H_3} - C{H_2}OH}} = 0,8g/ml)\)

Loại rượu trên có độ rượu là: (H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)

A.950                                       B.960

C.800                                       D.900

Câu 17: Sản phẩm cuối cùng của sự khử Fe2O3 bởi CO là:

A.Fe                                        B.FeO

C.Fe3O4                                   D.Fe3C

Câu 18: Một hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic có khối lượng 10,6 gam khi tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Nếu đem hỗn hợp đó cùng với H2SO4 đặc, nung nhẹ để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất phản ứng este hóa là 70%). Khối lượng etyl axetat thu được là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.8,8 gam                               B.6,16 gam

C.2,64 gam                              D.17,6 gam

Câu 19: Ở điều kiện thích hợp clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy

A.Fe, KOH, H2O, H2

B.H2, Ca, Fe2O3, Na2O

C.H2, CaO, CuO, Fe2O3.

D.HCl, Na2O, CuO, Al2O3.

Câu 20: Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa 20ml dung dịch NaOH 1M là

A.20ml                                    B.30ml

C.25ml                                    D.10ml.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”