Câu 1. Khoanh vào chữ số đặt trước câu trả lời đúng:
Phân số bé hơn \(1\) là:
A. \(\dfrac{7}{7}\) B. \(\dfrac{{16}}{{15}}\)
C. \(\dfrac{{89}}{{90}}\) D. \(\dfrac{9}{4}\)
Câu 2. Điền số thích hợp vào ô trống:
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a)\(\dfrac{8}{{11}} < \dfrac{9}{{11}}\) b) \(\dfrac{8}{{11}} > \dfrac{9}{{11}}\)
c) \(\dfrac{5}{8} < \dfrac{5}{6}\) d) \(\dfrac{5}{8} > \dfrac{5}{6}\)
Câu 4. Nối các phân số bằng nhau:
Câu 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
A. Phân số có các mẫu số là các số tự nhiên gọi là phân số thập phân;
B. Phân số có mẫu số là \(10,\; 100,\; 1000\) gọi là phân số thập phân;
C. Phân số có tử số là \(10, \;100, \;1000\) gọi là phân số thập phân.
Câu 6. Một hộp bóng \(12\) quả, trong đó có \(5\) quả bóng đỏ, còn lại là bóng xanh.
Tìm phân số chỉ số bóng xanh so với số bóng trong hộp.
Câu 7. Viết phân số rồi rút gọn phân số đó:
a) \(25cm =\; ...\; m = \;...\; m\)
b) \(125m = \;... \;km =\; ...\; km\)
c) \(48\) phút \(=\; ...\;\) giờ \(=\; ...\) giờ
Câu 8. Chú Hà đi một quãng đường dài \(15km\). Từ làng ra huyện chú đi được \(9km\) thì nghỉ một lúc.
Hỏi chú còn phải đi tiếp mấy phần quãng đường nữa?
Câu 9. Quy đồng mẫu số các phân số sau rồi sắp xếp các phân số đó theo thứ tự tăng dần:
\(\dfrac{3}{5};\,\dfrac{3}{4}\)và \(\dfrac{7}{{12}}\)
Câu 1.
Phương pháp:
Phân số bé hơn \(1\) là phân số có tử số bé hơn mẫu số.
Cách giải:
Trong các phân số đã cho, phân số bé hơn \(1\) là \(\dfrac{{89}}{{90}}\) (vì \(89<90\)).
Câu 2.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Cách giải:
Ta có:
\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times2}{5\times 2} = \dfrac{6}{{10}}\) ; \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times 3}{5\times 3} = \dfrac{9}{{15}}\) ;
\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times7}{5\times 7} = \dfrac{21}{{35}}\) ; \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{3\times20}{5\times 20} = \dfrac{60}{{100}}\).
Vậy: \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{6}{{10}} = \dfrac{9}{{15}} = \dfrac{{21}}{{35}} = \dfrac{{30}}{{50}} = \dfrac{{60}}{{100}}\)
Câu 3.
Phương pháp:
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn, nếu hai tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
- Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn, phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn, nếu hai mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Cách giải:
Vì \(8<9\) nên \(\dfrac{8}{{11}} < \dfrac{9}{{11}}\).
Vì \(8>6\) nên \(\dfrac{5}{8} < \dfrac{5}{6}\).
Vậy ta có kết quả như sau:
a) Đ b) S
c) Đ d) S
Câu 4.
Phương pháp:
Có thể rút gọn các phân số thành phân số tối giản. Hai phân số bằng nhau thì rút gọn được về cùng phân số tối giản.
Cách giải:
Ta có:
\(\dfrac{2}{4}=\dfrac{2:2}{4:2} =\dfrac{1}{2}\) ; \(\dfrac{75}{100}=\dfrac{75:25}{100:25} =\dfrac{3}{4}\) ;
\(\dfrac{15}{24}=\dfrac{15:3}{24:3} =\dfrac{5}{8}\) ; \(\dfrac{12}{36}=\dfrac{12:12}{36:12} =\dfrac{1}{3}\) ;
\(\dfrac{50}{100}=\dfrac{50:50}{100:50} =\dfrac{1}{2}\) ; \(\dfrac{16}{48}=\dfrac{16:16}{48:16} =\dfrac{1}{3}\)
\(\dfrac{48}{42}=\dfrac{48:6}{42:6} =\dfrac{8}{7}\).
Vậy ta có kết quả như sau:
Câu 5.
Phương pháp:
Dựa vào định nghĩa phân số thập phân: Phân số có mẫu số là \(10,\; 100,\; 1000\) gọi là phân số thập phân.
Cách giải:
Phân số có mẫu số là \(10,\; 100,\; 1000\) gọi là phân số thập phân.
Chọn B
Câu 6.
Phương pháp:
- Tìm số quả bóng xanh \(=\) tổng số bóng \(-\) số quả bóng đỏ.
- Phân số chỉ số bóng xanh so với số bóng trong hộp có tử số là số bóng màu xanh và mẫu số là tổng số quả bóng.
Cách giải:
Trong hộp có số bóng xanh là:
\(12 \,– 5 = 7\) (quả)
Phân số chỉ số bóng xanh so với số bóng trong hộp là \( \dfrac{7}{{12}}.\)
Đáp số: \(\dfrac{7}{{12}}\).
Câu 7.
Phương pháp:
Dựa vào cách đổi giữa các đơn vị đo để viết các số đo dưới dạng phân số:
\(1m=100cm\), hay \(1cm = \dfrac{{1}}{{100}}m;\)
\(1km=1000m\), hay \(1m = \dfrac{{1}}{{1000}}km;\)
\(1\) giờ \(=60\), phút hay \(1\) phút \(=\dfrac{1}{60}\) giờ.
Cách giải:
a) \(25cm = \dfrac{{25}}{{100}}m = \dfrac{1}{4}m.\)
b) \(125m = \dfrac{{125}}{{100}}km = \dfrac{1}{4}km.\)
c) 48 phút = \(\dfrac{{48}}{{60}}\)giờ = \(\dfrac{4}{5}\)giờ.
Câu 8.
Phương pháp:
- Tính quãng đường chú Hà còn phải đi tiếp ta lấy độ dài cả quãng đường trừ đi độ dài quãng đường chú đã đi được.
- Phân số chỉ quãng đường chú phải đi tiếp có tử số là quãng đường chú Hà còn phải đi tiếp và mẫu số là độ dài cả quãng đường.
Cách giải:
Quãng đường chú còn phải đi tiếp là :
\(15 \;– \;9 = 6\;(km)\).
Chú còn phải đi tiếp mấy phần quãng đường nữa là:
\(\dfrac{6}{15}=\dfrac{2}{5}\)
Đáp số: \(\dfrac{2}{5}.\)
Câu 9.
Phương pháp:
- Quy đồng các phân số với mẫu số chung là \(60\).
- So sánh các phân số cùng mẫu số theo quy tắc: trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn; sau đó sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần.
Cách giải:
Chọn mẫu số chung là \(60\). Ta có:
\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{3 \times 12}{5 \times 12}=\dfrac{{36}}{{60}};\) \( \dfrac{3}{4} = \dfrac{3 \times 15}{4 \times 15}=\dfrac{{45}}{{60}};\)
\(\dfrac{7}{{12}} =\dfrac{7 \times 5}{12 \times 5}= \dfrac{{35}}{{60}}.\)
Vì \(35< 36<45\) nên \(\dfrac{{35}}{{60}} < \dfrac{{36}}{{60}} < \dfrac{{45}}{{60}}\).
Do đó: \(\dfrac{7}{{12}}\;<\;\dfrac{3}{5}\;<\;\dfrac{3}{4}.\)
Các phân số sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: \(\dfrac{7}{{12}}\;;\quad \dfrac{3}{5}\;;\quad \dfrac{3}{4}.\)