Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5

Câu 1. a. Khoanh vào chữ đặt dưới hình thang.

 

b. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.

A. Diện tích hình thang bằng tích độ dài hai đáy nhân với đường cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

B. Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.

a. Tính diện tích hình thang có độ dài đáy lớn là 23cm, đáy bé là 18cm, chiều cao là 14cm.

A. 280cm2                B. 287cm2                     C. 574cm2

b. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 46cm, đáy bé bằng \(\dfrac{1}{2}\) đáy lớn, chiều cao là 16m. Tính diện tích thửa ruộng đó.

A. 1104m2                B. 562m2                       C. 552m2

c. Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy là \(\dfrac{1}{2}\)m và \(\dfrac{1}{4}\)m, chiều cao là \(\dfrac{1}{6}\)m.

A. \(\dfrac{1}{6}{m^2}\)                                B. \(\dfrac{1}{8}{m^2}\)                               C. \(\dfrac{1}{{16}}{m^2}\)

Câu 3. Một mảnh đất hình thang có đáy lớn 24m, đáy bé bằng \(\dfrac{2}{3}\) đáy lớn, chiều cao là 15m. Tính diện tích mảnh đất đó.

Câu 4. Tính diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác BCN.

Câu 5. Một khu đất hình thang có trung bình cộng hai đáy là 38m, chiều cao là 31,5m. Tính diện tích khu đất đó.

Lời giải

Câu 1.

Phương pháp:

- Tìm các hình thang bằng cách quan sát hình vẽ và dựa vào tính chất hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.

- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Cách giải:

a. Quan sát hình vẽ ta thấy hình A, D, E là hình thang.

Chọn A, D, E.

b. Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Chọn B.

Câu 2.

Phương pháp:

 Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Cách giải:

a. Diện tích hình thang đó là:

            \((23 + 18) \times 14 : 2 = 287\; (cm^2)\)

Chọn B.                                    

b. Độ dài đáy bé hình thang đó là:

            \(46 \times  \dfrac{1}{2} = 23 \;(cm)\)

Diện tích hình thang đó là:

            \((46 + 23) \times 16 : 2 = 552 \;(cm^2)\) 

Chọn C.                                             

c. Diện tích hình thang đó là:

             \(\left( \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{4}\right) \times \dfrac{1}{6} : 2 =\dfrac{1}{16}\;(m^2) \)

Chọn C. 

Câu 3. 

Phương pháp:

- Tính đáy bé = đáy lớn \(\times\, \dfrac{2}{3}\).

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Cách giải:

Đáy bé của hình thang là:

             \(\dfrac{2}{3} \times 24 = 16\;(m)\) 

Diện tích hình thang :

             \((24 + 16) \times 15 : 2 = 300 \;(m^2)\) 

                                    Đáp số: \(300m^2\).

Câu 4. 

Phương pháp:

- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

- Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Cách giải:

Độ dài đáy DC là :

             \(32 + 12 = 44 \;(cm) \)

Diện tích hình thang ABCD :

             \((32 + 44) \times 26,4 : 2 = 1003,2 \;(cm^2)\)

Diện tích tam giác BCN :

             \(26,4 \times 12,2 : 2 = 158,4 \;(cm^2)\) 

                            Đáp số: Hình thang ABCD: \(1003,2 cm^2;\)

                                       Hình tam giác BCN: \(158,4cm^2\).

Câu 5.

Phương pháp:

- Tính tổng độ dài hai đáy = trung bình cộng hai đáy \(\times \,2\).

- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Cách giải:

Tổng độ dài hai đáy là:

            \(38 \times 2 = 76 \;(m^2)\)

Diện tích khu đất đó là:

            \(76 \times 31,5 : 2 = 1197 \;(m^2) \)

                                 Đáp số : \(1197m^2\).


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”