Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng. Trong chuyển động thẳng đều của một vật
A. vận tốc trung bình bao giờ cũng lớn hơn vận tốc tức thời
B. vận tốc trung bình bao giờ cũng nhỏ hơn vận tốc tức thời
C. vận tốc trung bình bao giờ cũng bằng vận tốc tức thời
D. không có cơ sở để kết luận
Câu 2. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể xem vật chuyển động là chất điểm?
A. đoàn tàu hỏa đi qua một chiếc cầu
B. Trái Đất chyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời
C. chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng
D. người hành khách đi trên ô tô
Câu 3. Một người đi nửa quãng đường đầu với vận tốc trung bình là 4 km/h, nửa quãng đường sau với tốc độ trung bình là 6 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là
A. 4,8 km/h B. 5 km/h
C. 4,5 km/h D. 5,5 km/h
Câu 4. Một người đi trong nửa thời gian đầu với tốc độ trung bình là 4 km/h, nửa thời gian sau với vận tốc trung bình là 6 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là
A. 4,8 km/h B. 5 km/h
C. 4,5 km/h D. 5,5 km/h
Câu 5. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng: x = 20 – 10t. Chọn phát biểu đúng
A. chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều
B. chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều
C. thời điểm ban đầu, chất điểm ở gốc tọa độ
D. chất điểm chuyển động thẳng đều, ngược chiều dương
Câu 6. Cứ sau mỗi giây, một chất điểm lại chuyển động được quãng đường là 10 m. Chọn phát biểu đúng
A. chất điểm chuyển động thẳng đều
B. chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều
C. chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều
D. tốc độ tưc thời của chất điểm luôn bằng 10 m/s
Câu 7. Tại thời điểm ban đầu, một chất điểm qua vị trí cách gốc tọa độ 30 m về phía âm của trục tọa độ và đang chuyển đôngg thẳng đều với vận tốc 5 m/s về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là
A. x = 30 + 5t B. x = 30 – 5t
C. x = -30 + 5t D. x = -30 – 5t
Câu 8. Đồ thị nào trong hình dưới đây biểu diễn chuyển động thẳng đều ?
Câu 9. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng:
X = -20 + 10t +2t2
A. chất điểm chuyển động nhanh dần đều
B. chất điểm chuyển động chậm dần đều
C. chất điểm bắt đầu chuyển động từ gốc tọa độ
D. chất điểm chuyển động ngược chiều dương
Câu 10. Một chất điểm ở vị trí cách gốc tọa độ 50 m về phía dương của trục tọa độ, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh đều với gia tốc 2 m/s2 về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là
A. x = 50 + 2t2 B. x = 50 - t2
C. x = 50 - 2t2 D. x = 50 + t2
Câu 11. Một chất điểm chuyển động biến đổi đều có phương trình chuyển động là x = -30 – 5t – 2t2 (x có đơn vị là m, t có đơn vị là giây). Chọn phát biểu đúng
A trong quá trình chuyển động, chất điểm sẽ đi qua gốc tọa độ
B. chất điểm chuyển động chậm dần đều
C. vận tốc ban đầu của chất điểm là 5 m/s
D. gia tốc của chất điểm là -4 m/s2
Câu 12. Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 5 m/s. Một giây sau thì vật có vận tốc là 9 m/s. Chọn phát biểu sai
A. vận tốc trung bình của vật trong 1s đó là 4,5 m/s
B. vận tốc trung bình của vật trong 1s đó là 7 m/s
C. quãng đường vật chuyển động được trong 1s đó là 7 m
D. một giây tiếp theo vật có vận tốc là 13 m/s
Câu 13. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. vật đó chuyển động theo chiều dương
B. vật đó có gia tốc a > 0
C. vật đó có tích gia tốc với vận tốc: av > 0
C. vật đó chuyển động ra xa gốc tọa độ
Câu 14. Trên hệ trục tọa độ - thời gian (Oxt), đồ thị biểu diễn chuyển động biến đổi đều có dạng là
A. đường thẳng song song với trục Ox
B. đường thẳng song song với trục Ot
C. đường thẳng đi qua gốc tọa độ
D. đường parabol
Câu 15. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường s trong thời gian t. Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là
A. \(\dfrac{t}{2}\) B. \(\dfrac{t}{4}\)
C. \(t - \dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\) D. \(\dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)
Câu 16. Chọn phát biểu đúng về chuyển động rơi tự do
A. gia tốc rơi thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ trên mặt đất
B. tơi tự do làm chuyển động thẳng đều
C. vật càng nặng thì có gia tốc rơi càng lớn
D. trong chân không, viên bi sắt rơi nhanh hơn viên vi ve có cùng kích thước
Câu 17. Một vật bắt đầu rơi tự do tại một nơi có gia tốc g, từ độ cao h xuống mặt đấ. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do theo độ cao h là
A. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2gh\)
B. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {2gh} \)
C. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {\dfrac{{gh}}{2}} \)
D. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {gh} \)
Câu 18. Một vật bắt đầu rơ tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, khi xuống mặt đất vật có vận tốc là 10 m/s. Vật rơi từ độ cao là
A. 20 m B. 10 m
C. 0,5 m D. 5 m
Câu 19. Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 36 km/h. Độ cao cực đại mà vật có thể đạt tới là
A. h = 5 m B. h = 15 m
C. h = 10 m D. h = 0,5 m
Câu 20. Một vật bắt đầu rơi tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Vận tốc của vật sau 3s là
A. 10 m/s B. 20 m/s
C. 30 m/s D. 15 m/s
Câu 21. Chọn phát biểu đúng về chuyển động trong đều
A. vận tốc không đổi
B. gia tốc bằng không
C. vận tốc luôn hướng vào tâm của quỹ đạo chuyển động
D. quãng đường đi được sau những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau
Câu 22. Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm và kim phút dài 4 cm. Tỉ số vận tốc dài của kim giờ và kim phút là
A. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{{16}}\)
B. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{9}\)
C. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{{12}}\)
D. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{3}{4}\)
Câu 23. Hai xe đua đi qua đường cong có dạng cung tròn bán kính R, với vận tốc lần lượt là v1 và v2, v1 = 2v2. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa gia tốc hướng tâm của hai xe
A. a2 = 4a1 B. a1 = 4a2
C. a1 = 2a2 D. . a2 = 2a1
Câu 24. Cho chuyển động trong đều với chu kì T, bán kính quỹ đạo R. Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật có dạng
A. \(a = 4{\pi ^2}\dfrac{R}{{{T^2}}}\)
B. \(a = 4\pi \dfrac{R}{{{T^2}}}\)
C. \(a = 4\pi \dfrac{R}{T}\)
D. \(a = 4{\pi ^2}\dfrac{{{R^2}}}{{{T^2}}}\)
Câu 25. Chuyển động của vật nào sau đây có thể được xem là chuyển động rơi tự do
A. một hòn bi được thả tử trên xuống
B. một máy bay đang hạ cánh
C. một chiếc thang máy đang chuyển động xuống
D. một vận động viên đang lộn cầu nhảy xuống nước
Câu 26. Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai ?
A. gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc
B. độ lớn của gia tốc \(a = \dfrac{{{v^2}}}{R}\) , với v là vận tốc, R là bán kính quỹ đạo
C. véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo
D. véc tơ gia tốc luôn vuông góc với vận tốc ở mọi thời điểm
Câu 27. Một hành khách đang từ đuôi tàu lên đầu tàu trên một chiếc tàu đang rời ga. Chọn phát biểu đúng
A. hành khách đó đứng yên so với đoàn tàu
B. hành khách đó chuyển động so với mặt đất
C. hành khách đó đứng yên so với đoàn tàu
D. mặt đất đứng yên so với hành khách
Câu 28. Chọn phát biểu sai
A. quỹ đạo của một vật trong hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau
B. vận tốc của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau
C. quỹ đạo và vận tốc của một vật không thay đổi trong những hệ quy chiếu khác nhau
D. quỹ đạo và vận tốc của một vật có tính tương đối
Câu 29. Chọn phát biểu đúng
Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 7 km/h đối với dòng nước. Nước chảy với vận tốc 2 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là
A. 9 km/h B. 8 km/h
C. 5 km/h D. 6 km/h
Câu 30. Một người đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 3 km/h so với thuyền. Biết thuyền đang chuyển động thảng ngược chiều dòng nước với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của người đó so với bờ là
A. 12 km/h B. 9 km/h
C. 3 km/h D. 6 km/h
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
B |
A |
B |
D |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
C |
D |
A |
B |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Đáp án |
D |
A |
C |
D |
D |
Câu |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
A |
B |
D |
A |
C |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
Đáp án |
C |
A |
B |
A |
A |
Câu |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
D |
Giải chi tiết
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. A
\({v_{tb}} = \dfrac{s}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{s}{{\dfrac{s}{{2{v_1}}} + \dfrac{s}{{2{v_2}}}}}\)\(\, = \dfrac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}} = 4,8\,\,km/h\)
Câu 4. B
\({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{{v_1}\dfrac{1}{2} + {v_2}\dfrac{1}{2}}}{t} = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}} \)\(\,= 5\,\,km/h\)
Câu 5. D
Vật chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt, x = -10 m/s < 0, nên vật chuyển động ngược chiều dương
Câu 6. D
Câu 7. C
Câu 8. D
Câu 9. A
Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều: \(x = {x_0} + {v_0} + \dfrac{1}{2}a{t^2}\) , a = 4 m/s2; v0 = 10 m/s. Ta thấy av > 0 nên vật chuyển động nhanh dần đều.
Câu 10. B
x0 = 50 m, vât chuyển động thẳng nhanh dần đều a.v > 0.
Mặt khác, do vật chuyển động từ x0 > 0 về phía gốc tọa độ nên v < 0
Do đó a < 0, a = -2 m/s2
Câu 11. D
Câu 12. A
Câu 13. C
Câu 14. D
Câu 15. D
Vật chuyển động không vận tốc đầu nên v0 = 0, suy ra \(s = \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
Nửa quãng đường đầu: \(\dfrac{s}{2} = \dfrac{1}{2}at_1^2 \Rightarrow {t_1} = \dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)
Câu 16. A
Câu 17. B
Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều không có vận tốc đầu
Áp dụng: \({v^2} - v_0^2 = 2as\)
\(\Rightarrow {v^2} = 2gh \Rightarrow v = \sqrt {2gh} \)
Câu 18. D
\({v^2} = 2gh \Rightarrow h = \dfrac{{{v^2}}}{{2g}} = 5\,\,m\)
Câu 19. A
Quá trình vật chuyển động lên là chuyển động chậm dần với vận tốc đầu là v0 = 36 km/h = 10 m/s, gia tốc a = -g = -10 m/s2
Áp dụng: \({v^2} - v_0^2 = 2as \)
\(\Rightarrow - v_0^2 = - 2gh \Rightarrow h = \dfrac{{v_0^2}}{{2g}} = 5\,\,m\)
Câu 20. C
Câu 21. D
Câu 22. A
\({v_1} = \dfrac{{2\pi {R_1}}}{{{T_1}}};\,\,{v_2} = \dfrac{{2\pi {R_2}}}{{{T_2}}}\)
\(\Rightarrow \dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}.\dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = \dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{{12}} = \dfrac{1}{{16}}\)
Câu 23. B
\({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{R} \Rightarrow \dfrac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \dfrac{{v_1^2}}{{v_2^2}} = \dfrac{{{{\left( {2{v_2}} \right)}^2}}}{{{v_2}}} = 4\)
Câu 24. A
\(v = \dfrac{{2\pi R}}{T} \Rightarrow aht = \dfrac{{{v^2}}}{R} = \dfrac{{4{\pi ^2}R}}{{{T^2}}}\)
Câu 25. A
Câu 26. A
Câu 27. B
Câu 28. C
Câu 29. C
Chọn hệ quy chiếu gắn với bờ. Áp dụng định lí cộng vận tốc ta có: \({\overrightarrow v _{t/b}} = {\overrightarrow v _{t/n}} - {\overrightarrow v _{n/b}}\). Do thuyển chuyển động ngược chiều dòng nước nên \({\overrightarrow v _{t/n}}\) và \({\overrightarrow v _{n/b}}\) ngược chiều (chọn chiều dương là chiều chuyển động của thuyền so với nước)
Do đó: \({\overrightarrow v _{t/b}} = {v_{t/n}} - {v_{n/b}} = 7 - 2 = 5\,\,km/h\)
Câu 30. D
Áp dụng định lí cộng vận tốc ta có:
\({\overrightarrow v _{ng/b}} = {\overrightarrow v _{ng/t}} + {\overrightarrow v _{t/b}}\)
\(\Rightarrow {v_{ng/b}} = - {v_{ng/t}} + {v_{t/b}} = 6\,\,km/h\) (chọn chiều dương là chiều chuyển động của thuyền so với bờ)