Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền chiếm 98,89% và chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử cacbon là:

A. 12,022                    B. 12,011

C. 12,05                      D. 12,055

Câu 2: Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hoá trị. Liên kết cộng hoá trị là liên kết:

A. Giữa hai phi kim với nhau.

B. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.

C. Trong đó có cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

D. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:

A. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

 B. Số electron như nhau.

C. Số lớp electron như nhau. 

D. Cùng số electron s hay p.

Câu 4: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

A. \({}_{19}^{39}K\)                 B. \({}_{17}^{37}Cl\)

C. \({}_{18}^{40}Ar\)                D. \({}_{19}^{40}K\)

Câu 5: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào:

A. Cả B, C, D.

B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử xếp thành 1 cột.

D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

Câu 6: Các nguyên tố xếp chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3                             B. 5    

C. 6                             D. 7

Câu 7: Các nguyên tố ở chu kỳ 2 được sắp xếp theo chu kỳ giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải như sau):

A. Li, B, Be, N, C, F, O

B. N, O, F, Li, Be, B, C         

C. Be, Li, C, B, O, N, F

D. F, O, N, C, B, Be, Li

Câu 8: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

D. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.

Câu 9: Số oxi hoá của nitơ trong NH4+ , NO2- và HNO3 lần lượt là:

A. +3, -3, +5               B. +3, +5, - 3  

C. -3, +3, +5               D. +5, -3, +3

Câu 10: Nguyên tố hoá học là những nguyên tố có cùng:

A. Số proton              

B. Số nơtron và protron         

C. Số khối                  

D. Số nơtron

Câu 11: Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố:

A. d                             B. f     

C. s                              D. p

Câu 12: Nguyên tử các nguyên tố halogen được sắp xếp theo hiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải):

A. Br, I, Cl, F              B. F, Cl, Br, I 

C. I, Br, F, Cl              D. I, Br, Cl, F

Câu 13: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố , số chu kỳ nhỏ và số chu kỳ lớn là:

A. 4 và 4                     B. 4 và 3

C. 3 và 4                     D. 3 và 3

Câu 14: Các hạt tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:

A. Pronton và nơtron 

B. Nơtron, proton và electron

C. Nơtron và electron

D. Electron và proton

Câu 15: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức  RO2. Nguyên tố R  đó là:

A. Magie                      B. Cacbon  

C. Nitơ                         D. Photpho

II. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 16: Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 3, 6, 9, 18 ?

Câu 17:  Một nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:

1s22s22p4                1s22s22p3               1s22s22p63s23p1                1s22s22p63s23p5

a) Hãy xác định số electron hoá trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Câu 18: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Câu 19:  Dựa vào độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau đây:  CaCl2, CH4, AlCl3, Na2O, SO2. (Biết độ âm điện: Ca: 1,00; Al: 1,61; Na: 0,93; C: 2,55; S: 2,58; O:3,44; Cl: 3,16; H: 2,20).

Lời giải

1

B

6

C

11

C

2

B

7

D

12

D

3

A

8

D

13

C

4

A

9

C

14

A

5

A

10

A

15

B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 16:

Số hiệu nguyên tử (Z)

Cấu hình e

Số e lớp ngoài cùng

3

1s22s1

1

6

1s22s22p2

4

9

1s22s22p5

7

18

1s22s22p63s23p6

8

Câu 17:

a) Ta thấy các nguyên tố đều thuộc nhóm A nên số e hóa trị bằng số e lớp ngoài cùng.

Cấu hình e

Số e hóa trị

1s22s22p4

6

1s22s22p3

5

1s22s22p63s23p1

3

1s22s22p63s23p5

7

b)

Cấu hình e

Chu kì = Số lớp e

Nhóm = Số e lớp ngoài cùng

1s22s22p4

2

VIA

1s22s22p3

2

VA

1s22s22p63s23p1

3

IIIA

1s22s22p63s23p5

3

VIIA

Câu 18:

Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4 => Oxit cao nhất có công thức: RO2

\(\% {m_O} = \dfrac{{16.2}}{{{M_R} + 16.2}} = 53,3\%  \)

\(\to {M_R} = 28\) 

Vậy nguyên tử khối của nguyên tố đó là 28 đvC.

Câu 19:

Chất

Giá trị độ âm điện

Loại liên kết

CaCl2

3,16 – 1,00 = 2,16

Liên kết ion

CH4

2,55 – 2,20 = 0,35

Liên kết cộng hóa trị không cực

AlCl3

3,16 – 1,61 = 1,55

Liên kết cộng hóa trị có cực

Na2O

3,44 – 0,93 = 2,51

Liên kết ion

SO2

3,44 – 2,58 = 0,86

Liên kết cộng hóa trị có cực