Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động riêng của con lác này là:
A. \(2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)
B. \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{l}{g}} \)
C. \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{l}} \)
D. \(2\pi \sqrt {\dfrac{g}{l}} \)
Câu 2: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là:
A. \(\sqrt {{A_1}^2 + {A_2}^2} \)
B. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
C. \(\sqrt {{A_1}^2 - {A_2}^2} \)
D. A1 + A2
Câu 3: Đặt điện tích điểm Q trong chân không, điểm M cách Q một đoạn r. Biểu thức xác định cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại M là:
A. \(k\dfrac{{\left| Q \right|}}{r}\) B. \(k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)
C. \(\dfrac{{\left| Q \right|}}{{kr}}\) D. \(k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{2r}}\)
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm: lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực \(F = 20\cos (10\pi t)\) (N) (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Giá trị của m là:
A. 0,4 kg B. 1 kg
C. 250 g D. 100 g
Câu 5 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số của dao động là:
A. \(\dfrac{5}{\pi }H{\rm{z}}\) B. 2 Hz
C. 2,5 Hz D. \(\dfrac{{2,5}}{\pi }H{\rm{z}}\)
Câu 6: Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều hòa. Gọi l1, s01, a1 và l2, s02, a2 lần lượt là chiều dài, biên độ, gia tốc dao động điều hòa cực đại theo phương tiếp tuyến của con lắc đơn thứ nhất và con lắc đơn thứ hai. Biết 3l2 =2l1, 2s02 =3s01. Tỉ số \(\dfrac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\) bằng:
A. \(\dfrac{9}{4}\) B. \(\dfrac{2}{3}\)
C. \(\dfrac{4}{9}\) D. \(\dfrac{3}{2}\)
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi?
A. Mạ điện, đúc điện
B. Thắp sáng đèn dây tóc
C. Nạp điện cho acquy
D. Tinh chế kim loại bằng điện phân
Câu 8: Gọi O là quang tâm của mắt, Cc là điểm cực cận của mắt, Cv là điểm cực viễn của mắt. Khoảng nhìn rõ vật của mắt là khoảng nào?
A. Khoảng từ O đến Cc
B. Khoảng từ O đến Cv
C. Khoảng từ Cc đến Cv
D. Khoảng từ Cv đến vô cực
Câu 9 : Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây cho hợp lí?
A. Chuyển động các hành tinh
B. Một con vi khuẩn rất nhỏ
C. Cả một bức tranh phong cảnh lớn
D. Các bộ phận trên cơ thể con ruồi
Câu 10 : Cho dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây dẫn một khoảng r có độ lớn là:
A. \({2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\) B. \({2.10^7}\dfrac{I}{r}\)
C. \({2.10^{ - 7}}\dfrac{r}{I}\) D. \({2.10^7}\dfrac{r}{I}\)
Câu 11 : Cho đoạn mạch thuần gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc \(\omega \) chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là:
A. \(\sqrt {{R^2} + {{(\omega C)}^2}} \)
B. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\dfrac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \)
C. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \)
D. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\dfrac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \)
Câu 12 : Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t{\rm{ }}(V)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(R = 100\Omega \), tụ điện có \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}F\) và cuộn cảm thuần có \(L = \dfrac{1}{\pi }H\) mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là:
A. 2 A B. 1 A
C. \(\sqrt 2 A\) D. \(2\sqrt 2 A\)
Câu 13 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là \(\dfrac{\pi }{3}ra{\rm{d}}\). Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng \(\sqrt 3 \) lần hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trên là:
A. \(\dfrac{\pi }{6}ra{\rm{d}}\) B. \(\dfrac{\pi }{2}ra{\rm{d}}\)
C. \(\dfrac{\pi }{3}ra{\rm{d}}\) D. \(\dfrac{{2\pi }}{3}ra{\rm{d}}\)
Câu 14 : Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể. Nối hai cực của máy với cuộn dây thuần cảm. Khi roto quay với tốc độ n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là I. Hỏi khi roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm bao nhiêu?
A. \(I\) B. \(2I\)
C. \(3I\) D. \(\dfrac{I}{3}\)
Câu 15 : Quy ước chiều dòng điện không đổi là:
A. Chiều dịch chuyển của các electron
B. Chiều dịch chuyển của các ion
C. Chiều dịch chuyển của các ion âm
D. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương
Câu 16 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng d, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cách thấu kính một khoảng d’. Công thức xác định độ phóng đại của ảnh là:
A. \( - \dfrac{{d'}}{d}\) B. \( - \dfrac{d}{{d'}}\)
C. \( - \dfrac{{d.d'}}{{d' + d}}\) D. \(\dfrac{{d.d'}}{{d' + d}}\)
Câu 17 : Cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất n=4/3 ra không khí. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới (tính tròn)
A. \(i < {48^0}\) B. \(i > {42^0}\)
C. \(i > {49^0}\) D. \(i > {37^0}\)
Câu 18 : Các tương tác sau, tương tác nào không phải là tương tác từ?
A. tương tác giữa hai nam châm
B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện
C. tương tác giữa các điện tích điểm đứng yên
D. tương tác giữa nam châm và dòng điện
Câu 19 : Trong dao động điều hòa, độ lớn gia tốc của vật:
A. Giảm khi tốc độ của vật tăng.
B. Tăng hay giảm phụ thuộc vào vận tốc ban đầu của vật lớn hay nhỏ
C. Không thay đổi
D. Tăng khi vận tốc của vật tăng
Câu 20 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với phương trình \({x_1} = 5\cos (2\pi t - \dfrac{\pi }{3}),\) \({x_2} = 2\cos (2\pi t - \dfrac{\pi }{3})\). Dao động tổng hợp của vật bằng:
A. \(x = 3,5c{\rm{os(}}2\pi t - \dfrac{\pi }{3})cm\)
B. \(x = - 7c{\rm{os(}}2\pi t - \dfrac{\pi }{3})cm\)
C. \(x = 3c{\rm{os(}}2\pi t - \dfrac{\pi }{3})cm\)
D. \(x = 7c{\rm{os(}}2\pi t - \dfrac{\pi }{3})cm\)
Câu 21 : Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì:
A.Tần số của nó không thay đổi
B. Bước sóng của nó không thay đổi
C. Chu kì của nó giảm
D. Chu kì của nó tăng
Câu 22 : Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường thẳng nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
A. Bằng hai lần bước sóng
B. Bằng một bước sóng
C. Bằng một nửa bước sóng
D. Bằng một phần tư bước sóng
Câu 23 : Độ to của âm phụ thuộc vào:
A. Biên độ âm
B. Tần số và mức cường độ âm
C. Tốc độ truyền âm
D. Bước sóng và năng lượng âm
Câu 24 : Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về các hiện tượng sóng dừng:
A. Khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng
B. Sóng dừng trên dây đàn là sóng ngang, trong cột khí của ống sáo, kèn là sóng dọc
C. Mọi điểm nằm giữa hai nút sóng liền kề luôn dao động cùng pha.
D. Bụng sóng và nút sóng dịch chuyển với tốc độ bằng tốc độ lan truyền sóng
Câu 25: Tốc độ âm thanh không phụ thuộc vào:
A. Cường độ âm
B. Mật độ của môi trường
C. Nhiệt độ của môi trường
D. Tính đàn hổi của môi trường.
Câu 26: Trong đoạn mạch điện gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, so với điện áp hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có thể:
A. Trễ pha \(\dfrac{\pi }{4}ra{\rm{d}}\)
B. Trễ pha \(\dfrac{\pi }{2}ra{\rm{d}}\)
C. Sớm pha \(\dfrac{\pi }{2}ra{\rm{d}}\)
D. Sớm pha \(\dfrac{\pi }{4}ra{\rm{d}}\)
Câu 27: Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là \(u = 150c{\rm{os100}}\pi {\rm{t(V)}}\). Cứ mỗi giây, số lần điện áp tức thời bằng 0 là:
A. 200 lần B. 50 lần
C. 100 lần D. 2 lần
Câu 28: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t - }}\dfrac{\pi }{6})(V)\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t + }}\varphi )(A)\). Giá trị của \(\varphi \) là:
A. \(\varphi = - \dfrac{{2\pi }}{3}ra{\rm{d}}\)
B. \(\varphi = \dfrac{\pi }{3}ra{\rm{d}}\)
C. \(\varphi = - \dfrac{\pi }{3}ra{\rm{d}}\)
D. \(\varphi = \dfrac{{2\pi }}{3}ra{\rm{d}}\)
Câu 29: Một người quan sát trên mặt biển, thấy chiếc phao trên mặt biển thực hiện được 9 dao động liên tiếp trong thời gian 36 (s) và đo được khoảng cách hai đỉnh lân cận là 9m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:
A. v=2,25 m/s B. v=2 m/s
C. v=4 m/s D. v=2,5 m/s
Câu 30: Hai nguồn sóng kết hợp A, B giống hệt nhau trên mặt nước cách nhau 2cm dao động với tần số 100Hz. Sóng truyền với tốc độ 60cm/s. Số điểm đứng yên trên đường thẳng nối hai nguồn là:
A. 5 B. 6
C. 7 D. 8
Câu 31: Một vật có khối lượng m được coi là chất điểm đang dao động điều hòa với tần số góc là \(\omega \) dọc theo trục 0x. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, khi chất điểm có li độ x thì thế năng của vật là:
A. \(m{\omega ^2}{x^2}\) B. \(\dfrac{{m{\omega ^2}{x^2}}}{2}\)
C. \({m^2}\omega x\) D. \(\dfrac{{x{m^2}{\omega ^2}}}{2}\)
Câu 32: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật A’B’ cách thấu kính 60cm, tiêu cự của thấu kính f=30cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:
A. 60cm B.40cm
C. 50cm D. 80cm
Câu 33: Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích \(q = 1\mu C\) thu được năng lượng A=2.10-4J khi đi từ A đến B?
A. 100V B. 200V
C. 300V D. 500V
Câu 34: Hai điện tích điểm \({q_1} = 3\mu C{\rm{ va }}{q_2} = - 3\mu C\), đặt trong dầu có \(\varepsilon = 2\) cách nhau một khoảng r=3cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. Lực hút với độ lớn F=45N
B. Lực đẩy với độ lớn F=90N
C. Lực hút với độ lớn F=90N
D. Lực đẩy với độ lớn F=90N
Câu 35: Một tụ điện phẳng có điện dung C, đặt vào hai đầu bản tụ một hiệu điện thế không đổi U. Điện tích trên tụ điện là:
A. \(Q = \dfrac{U}{C}\) B. \(Q = \dfrac{C}{U}\)
C. \(Q = CU\) D. \(Q = \dfrac{1}{2}CU\)
Câu 36 : Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dây dao động với cùng biên độ \(5\sqrt 3 mm\) là 95cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dây dao động ngược pha với cùng biên độ \(5\sqrt 3 mm\) là 80cm. Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ cực đại của một phần tử dây tại bụng sóng là:
A. 9,55 B. 0,21
C. 4,77 D. 5,76
Câu 37: Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, R là biến trở. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi thì các điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở, cuộn cảm và tụ điện lần lượt là: UR=40V, UL=50V, UC=120V. Điều chỉnh biến trở đến giá trị R’=2,5R thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 3,4 A. Dung kháng của tụ điện là:
A. \(20\Omega \) B. \(53,3\Omega \)
C. \(23,3\Omega \) D. \(25\sqrt 2 \Omega \)
Câu 38 : Một đoạn mạch X gồm các phần tử điện trở R, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C mắc nối tiếp. Mắc nối tiếp đoạn mạch X với đoạn mạch Y gồm điện trở thuần \({R_0} = 30\Omega \) và cuộn thuần cảm có độ tự cảm \(L = \dfrac{{0,4}}{\pi }H\) mắc nối tiếp. Mắc vào hai đầu đoạn mạch chứa X và Y một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}{\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\)không đổi thì đồ thị điện áp tức thời (dạng hình sin) của đoạn mạch X đường nét đứt và đoạn mạch Y đường nét liền như trên hình vẽ. Nếu thay đoạn mạch Y bằng đoạn mạch Z gồm cuộn dây không thuần cảm có \(r = 20\sqrt 3 \Omega \) nối tiếp với tụ điện thì hệ số công suất của đoạn mạch Z là 0,5 (biết hộp Z có tính dung kháng). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch lúc này gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 90W B. 100W
C. 120W D. 110W
Câu 39 : Cho cơ hệ như hình vẽ, vật m1, m2 nối với nhau nhờ sợi dây nhẹ, không dãn có chiều dài l, ban đầu lò xo không biến dạng, đầu B của lò xo để tự do. Biết k=100N/m, m1=400g, m2=600g, lấy g=10=π2(m/s2). Bỏ qua mọi ma sát. Ban đầu (t=0) giữ cho vật m1 và m2 nằm trên mặt phẳng nằm ngang và sau đó thả cho hệ rơi tự do, khi hệ vật rơi đạt được tốc độ \({v_0} = 20\pi (cm/s)\)thì giữ cố định điểm B và ngay sau đó vật m1 đi thêm được 1 đoạn 4cm thì sợi dây nối giữa hai vật căng. Thời điểm đầu tiên chiều dài của lò xo cực đại là:
A. 0,337s B. 0,314s
C. 0,628s D. 0,323s
Câu 40 : Người ta có nhiều nguồn âm điểm giống hệt nhau và cùng công suất. Ban đầu tại điểm O đặt 2 nguồn âm. Điểm A cách O một khoảng d có thể thay đổi được. Trên tia vuông góc với OA tại A, lấy điểm B cách A khoảng 6cm. Điểm M nằm trong đoạn AB sao cho AM=4,5cm và góc MOB có giá trị lớn nhất, lúc này mức cường độ âm tại A là LA=40dB. Cần phải đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn nữa để mức cường độ âm tại M là 50dB
A. 35 B. 32
C. 34 D. 33
1.A |
2.B |
3.B |
4.D |
5.C |
6.A |
7.B |
8.C |
9.D |
10.A |
11.D |
12.C |
13.D |
14.A |
15.D |
16.A |
17.C |
18.C |
19.A |
20.D |
21.A |
22.C |
23.B |
24.D |
25.A |
26.A |
27.C |
28.A |
29.A |
30.B |
31.B |
32.A |
33.B |
34.A |
35.C |
36.C |
37.C |
38.B |
39.D |
40.D |