I. Trắc nghiệm:
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
A
|
B
|
A
|
D
|
C
|
A
|
A
|
D
|
II. Tự luận:
Câu 1 . * Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật.
Bộ NST trong tế bào của mồi loài sinh vật có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng.
- Về số lượng :
Tế bào 2n của người có 46 NST, của ruồi giấm có 8 NST, của gà có 78 NST. Của bắp (ngô) có 20 NST, của đậu Hà Lan có 14 NST v.v...
- Về hình dạng:
Hình dạng bộ NST trong tế bào của mồi loài là đặc trưng riêng. Ví dụ: ở tế bào 2n của ruồi giấm có 8 NST xếp thành 4 cặp gồm:
+ 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái. Trong đó có một cặp hình hạt và hai cặp hình chữ V.
+ Một cặp NST giới tính gồm hai chiếc hình que ở ruồi cái hoặc một chiếc hình que, một chiếc hình móc ở ruồi đực.
* Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
Bộ NST lưỡng bội
|
Bộ NST đơn bội
|
Bộ NST là 2n luôn xép thành từng cặp. Mỗi cặp gồm một chiếc có nguồn gốc từ mẹ và một chiếc có nguồn gốc từ bố
|
Bộ NST ln tồn tại thành nhiều chiếc riêng rẽ, mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ
|
Có trong hầu hết các tế bào bình thường (2n). Ngoại trừ giao tử
|
Chỉ có trong giao tử.
|
Câu 2 . Thế nào là hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội? Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?
* Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội:
- Hiện tượng đa bội hoá: là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dường tăng số lượng theo bội số của n như: 3n. 4n, 5n, 6n...
- Thể đa bội: các cơ thể mang các tế bào 3n, 4n, 5n… được gọi là thể đa bội.
* Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu bằng kích thước cơ quan của cây đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn.
Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây trồng, sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn giống cỏ năng suất cao.
Câu 3 . Nguvên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
Gen (một đoạn ADN) →mARN → protein
Trong sơ đồ trên có 2 quá trình thể hiện NTBS là tổng hợp mARN từ gen và tổng hợp protein.
* Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong quá trình tổng hợp mARN
Trong quá trình tổng hợp mARN, khi gen tháo xoắn và tách hai mạch đơn, thì các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào vào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen theo đúng NTBS, thể hiện như sau:
A mạch khuôn liên kết với U môi trường T mạch khuôn liên kết với A môi trường G mạch khuôn liên kết với X môi trường X mạch khuôn liên kết với G môi trường
* Nguyên tắc bố sung được biểu hiện trong quá trình tổng hợp protein:
Trong quá trình tổng hợp protein, các phân tử tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN thei từng cặp nuclêôtit theo NTBS, thể hiện như sau:
A trên tARN khớp với U trên mARN và ngược lại G trên tARN khớp với X trên mARN và ngược lại