Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 12

Câu 1: Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?

A. Sóng dài

B. Sóng trung

C. Sóng ngắn

D. Sóng cực ngắn.

Câu 2: Sóng điện từ

A. là sóng dọc có thể lan truyền trong chân không.

B. là sóng ngang có thể lan truyền trong mọi môi trường, kể cả trong chân không.

C. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ bởi các mặt kim loại.

D. không bị khí quyển hấp thụ nên có thể truyền đi xa.

Câu 3: Một mạch dao động LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{0,8}}{\pi }\mu F.\)  Tần số riêng của dao động trong mạch bằng 12,5kHz thì L bằng

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{2}{\pi }mH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{1}{\pi }mH\\C.\dfrac{3}{\pi }mH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{4}{\pi }mH\end{array}\)

Câu 4: Mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi điện dung của tụ điện tăng 2 lần, độ tự cảm giảm hai lần thì chu kì dao động của mạch

A. không đổi

B. tăng 4 lần

C. giảm 2 lần

D. giảm 4 lần.

Câu 5: Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau

A.có số lượng vạch giống nhau nhưng sự sắp xếp vị trí các quang phổ khác nhau.

B.có vị trí các vạch quang phổ giống nhau nhưng số lượng vạch khác nhau.

C.có độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ là giống nhau.

D.thì khác nhau về số lượng, màu sắc, vị trí các vạch và cường độ sáng tỉ đối của các vạch đó.

Câu 6: Ở hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng vân không phụ thuộc vào

A.tần số của ánh sáng

B.khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp.

C.khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát.

D.góc lệch pha của hai nguồn kết hợp.

Câu 7: Sóng điện từ (dưới đây) có bước sóng ngắn nhất là

A.tia tử ngoại

B.tia hồng ngoại

C.ánh sáng nhìn thấy.

D.sóng vô tuyến.

Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, gọi a là khoảng cách giữa hai khe Y-âng, D là khoảng cách từ hai khe đến màn, l là khoảng cách của 5 vân sáng liên tiếp nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là

\(\begin{array}{l}A.\lambda  = \dfrac{{al}}{D}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\lambda  = \dfrac{{al}}{{4D}}\\C.\lambda  = \dfrac{{4al}}{D}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\lambda  = \dfrac{{a.l}}{{5D}}\end{array}\)

Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, hai khe song song cách nhau một khoảng a và cách đều màn E một khoảng D. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy vân sáng thứ năm cách vân sáng trung tâm 4,5 mm. Tại điểm M nằm cách vân trung tâm 3,15mm là

A.vân sáng bậc 3

B.vân tối thứ 3

C.vân tối thứ 4.

D.vân sáng bậc 4.

Câu 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a=0,5mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2mm. Trên màn quan sát, trong vùng giữa hai điểm M và N mà MN=2cm, người ta đếm được có vân 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là

\(\begin{array}{l}A.0,4\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,5\mu m\\C.0,6\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,7\mu m\end{array}\)

Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe S1 và S2 thì khoảng vân đo được là 1,32mm. Quan sát vùng giao thoa trên màn, đối xứng qua vân trung tâm, có độ rộng bằng 1,452cm thì thấy số vân sáng là

A.10                            B.11

C.12                            D.13

Câu 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là S1S2=1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m, ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 (ở cùng bên vân trung tâm) là 2,4mm. Đơn sắc này có màu

A.đỏ                            B.lục

C.lam                           D.tím

Câu 13: Chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm trung hòa điện gần trên một giá cách điện thì tấm kẽm

A.tích điện âm có độ lớn tăng dần rồi giảm dần

B.tích điện âm.

C.không tích điện.

D.tích điện dương.

Câu 14: Hiện tượng quang điện là bằng chứng thực ngiệm quan trọng cho thấy ánh sáng

A.chỉ có tính chất sóng.

B.có bản chất là sóng điện từ.

C.có lưỡng tính sóng – hạt.

D.chỉ có tính chất hạt.

Câu 15: Cho hằng số Plaang \(H = 6,{625.10^{ - 34}}Js,\)  tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s.\)  Công thoát electron của một kim loại là 2,26eV, giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

\(\begin{array}{l}A.0,55\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,5\mu m\\C.0,66\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,36\mu m\end{array}\)

Câu 16: Một chất có giới hạn quang dẫn là \(0,50\mu m.\)  Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng quang điện trong?

\(\begin{array}{l}A.0,45\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,55\mu m\\C.0,49\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,48\mu m\end{array}\)

Câu 17: Cho hằng số Plang \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;\)  tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s.\)  Chiếu vào một bản kim loại, có công thoát A=4,5eV, đồng thời hai bức xạ điện từ có tần số \({f_1} = 10,{3.10^{14}}Hz\)  và bước sóng \({\lambda _2} = 0,17\mu m\)  thì hiện tượng quang điện

A.xảy ra do bức xạ có bước sóng \({\lambda _2}.\)

B.xảy ra do bức xạ có tần số f1.

C.xảy ra do cả hai bức xạ.

D.không xảy ra.

Câu 18: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En cao xuống trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nó phát ra một photon có bước sóng bằng \(0,6625\mu m.\)  Hiệu \({E_n} - {E_m}\)  bằng

A.1,875eV                  B.1,124eV

C.13,6eV                     D.0,89eV

Câu 19: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A.Độ đơn sắc cao.

B.độ định hướng cao.

C.Cường độ lớn.

D.Công suất lớn.

Câu 20: Trong phản ứng hạt nhân: \({}_9^{19}F + {}_1^1H \to {}_8^{16}O + X\)  thì X là

A.notron                      B.electron

C.hạt \({\beta ^ + }.\)              D.hạt \(\alpha \)

Câu 21: Gọi mp là khối lượng proton, mn là khối lượng notron. Hạt nhân \({}_Z^AX,\)  có độ hụt khối \(\Delta m,\)  thì khối lượng hạt nhân là

\(\begin{array}{l}A.{m_X} = Z{m_p} + A.{m_n} - \Delta m\\B.{m_X} = \Delta m - (Z{m_p} + A.{m_n})\\C.{m_X} = \Delta m - (Z{m_p} + (A - Z){m_n})\\D.{m_X} = Z{m_p} + (A - Z){m_n} - \Delta m\end{array}\)

Câu 22: Cho biết khối lượng proton là mp=1,0073u và khối lượng notron mn=1,0087u. Hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\)  có khối lượng hạt nhân mCo=55,9400u thì độ hụt khối là

A.4,5442u                   B.1,5080u

C.10,5880u                 D.4,0600u

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng?

A.Tổng độ hụt khối trước phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng.

B.Tổng khối lượng các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng.

C. Sự phân rã phóng xạ của hạt nhân là phản ứng tỏa năng lượng.

D.Sự phân hạch của hạt nhân là phản ứng luôn tỏa năng lượng.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?

A.Tổng khối lượng của các mảnh phân hạch bé hơn khối lượng của hạt nhân mẹ.

B.Tổng năng lượng liên kết của các mảnh phân hạch nhỏ hơn năng lượng liên kết của hạt nhân mẹ.

C.Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng.

D.Tổng độ hụt khối của các mảnh phân hạch lớn hơn độ hụt khối của hạt nhân mẹ.

Câu 25: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ có N0 hạt nhân, sau ba chu kì bán rã số hạt nhân của mẫu chất này

A.còn lại 25% N0

B.đã bị phân rã 25% N0

C.còn lại 12,5% N0

D.đã bị phân rã 12,5% N0

Câu 26: Biết khối lượng: nguyên tử kali là \(m({}_{19}^{39}K) = 38,9637u;\)  hạt proton mp=1,007276u; hạt notron mn=1,008665u; electron me=0,000549u và u=931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{19}^{39}K\)

A.333,7 MeV              B.324,02 MeV

C.298,14 MeV                        D.348,60 MeV

Câu 27: Sau 71 ngày đêm tỉ số phần trăm giữa khối lượng còn lại so với khối lượng ban đầu của chất phóng xạ bằng 3,125% thì chu kì bán rã là

A.14,2 ngày đêm         B.26,3 ngày đêm

C.35 ngày đêm            D.17,75 ngày đêm

Câu 28: Đồng vị \({}^{24}Na\)  phóng xạ \({\beta ^ - }\)  tạo thành hạt nhân con là Mg. Ban đầu có \(0,8g\,{}^{24}Na,\)  sau 3 chu kì khối lượng Mg sinh ra là

A.0,4g                         B.0,2g

C.0,7g                         D.1,6g

Câu 29: Hạt notron thuộc nhóm

A.photon                     B.lepton

C.nuclon                      D.hiperon

Câu 30: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là

A.Kim tinh                  B.Thủy tinh

C.Mộc tinh                  D.Thổ tinh.

Lời giải

Đáp án

1

2

3

4

5

D

B

A

A

D

6

7

8

9

10

D

A

B

C

B

11

12

13

14

15

B

D

D

C

A

16

17

18

19

20

B

A

A

D

D

21

22

23

24

25

D

A

A

B

C

26

27

28

29

30

A

A

C

C

B