Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9

Câu 1: Để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều ta dựa vào dấu hiệu nào ?

Câu 2: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4 400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều  220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ?       

Câu 3: Tấm lọc màu có tác dụng gì ? Lấy ví dụ ?

Câu 4:

a) Nêu  sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.

b) Nêu được đặc điểm của mắt cận. Cách khắc phục tật cận thị ?

Câu 5: Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật là 8cm.

 a.  Dựng ảnh của vật qua kính lúp. Tính chiều cao của vật?

 b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính?

 c. Tính tiêu cự của kính ?

Lời giải

Câu 1: Dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều là:

- Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi.

- Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.

Câu 2: 

Tóm tắt:

n1 = 4 400 vòng

n2 = 240 vòng

U1 = 220V  

U2 = ?

Giải:

Hiệu điện thế trên cuộn thứ cấp là:

Từ công thức   \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)  

\( \to \)   U2 = \(\dfrac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Thay số U2 = \(\dfrac{{220.240}}{{4400}} = 12V\)

Câu 3: Tác dụng của tấm lọc màu : Tấm kính lọc màu có tác dụng làm cho ánh sáng truyền qua nó sẽ có một màu nhất định.

Ví dụ: Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ sẽ được ánh sáng màu đỏ.

Câu 4: 

a) Mắt và máy ảnh có cấu tạo tương tự, thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, màng lưới như phim trong máy ảnh.

Ảnh của vật mà ta nhìn được hiện trên màng lưới.

b) 

Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.

Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường.

Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận,

Kính cận là một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.

Câu 5:

a) Chiều cao của ảnh

Vì ảnh quan sát được qua kính nên ảnh là ảnh ảo và cao gấp 3 lần vật

 A'B' = 3AB = 9cm\( \Rightarrow \) AB = 3cm

b) Khoảng cách từ ảnh đến kính:

Xét  \(\Delta \)OAB đồng dạng \(\Delta \)OA’B’

\( \Rightarrow \dfrac{{OA}}{{OA'}} = \dfrac{{AB}}{{A'B'}}\)

\(\Rightarrow OA' = \dfrac{{OA.A'B'}}{{AB}} = \dfrac{{8.9}}{3} = 24cm\)

c) Tiêu cự của kính:

Xét \(\Delta \)F’OI đồng dạng \(\Delta \)F’A’B’

Mà OI = AB nên (1) = (2):

\(\begin{array}{l}\dfrac{{AB}}{{{A'}{B'}}} = \dfrac{{{F'}O}}{{O{A'} + O{F'}}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{3}{9} = \dfrac{{{F'}O}}{{24 + O{F'}}}\\ \Rightarrow O{F'} = 12cm\end{array}\)

Vậy kính có tiêu cự là 12cm.