Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước đo nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

A . Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm.

B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm.

C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm.

D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm.

Câu 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là không đúng?

A . 4,44m.

B. 44,4dm.     

C . 444cm.      

D. 445cm.

Câu 3. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?

A. 1 bát gạo.  

B. 1 hòn đá sỏi

C. 5 viên phấn

D. 1 cái kim.

Câu 4. Trong các số liệu sau đây, sổ liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.

B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên vỏ gói xà phòng bột có ghi: khối lượng tịnh lkg.

Câu 5. Gió thổi mạnh không gây ra sự biến đổi nào trong các biến đổi dưới đây?

A. Lúa trên đồng đổ rạp về một phía.

B. Cây lớn nhanh hơn.

C. Xe đạp trên đường đi chậm lại.

D. Xe đạp trên đường đi nhanh hơn.

Câu 6.Khi thả một hòn đá vào bình chia độ (GHĐ 100 cm3, ĐCNN 1cm3) có chứa 50cm3 nước người ta thấy rằng mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 95cm3. Thể tích hòn đá là

A. 95cm3.

B. 50cm3.       

C. 45cm3.      

D. 145cm3.

Câu 7. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?

A . Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.

B .Cùng phương, cùne chiều, mạnh khác nhau

C. Cùng phương. ngược chiểu, mạnh như nhau.

D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.

Câu 8. Còng thức tính khối lượng riêng là

A . D = V.

B. D = PV.  .

C. D = mV. D.

D. D = m/V.

Câu 9. Một vật đặc có khối lượng 8000g và thể tích 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là

A . 40N/m3.

B . 4N/m3.     

C . 4000N/m3.

D. 40000N/m3.

Câu 10. Máy cơ đom giản nào không làm thay đổi hướng của lực kéo?

A . Mặt phẳng nghiêng.         

B. Ròng rọc động.

C. Ròng rọc cố định   

D. Đòn bẩy.

B . TỰ  LUẬN

Câu 11:  Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

Câu 12. Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Thí dụ?

Câu 13. Kể tên các loại máy cơ đơn giản . Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một thí dụ.

Câu 14.

a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực.

b . Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?

Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo loại 5 yến không? Vì sao?

Câu 15.

 Nước trong bình chia độ có khối lượng tổng cộng 110,4g, riêng bình có khối lượng 12,1 g . Thể tích nước 100 cm3. Hãy cho biết khối lượng riêng của nước đo được là bao nhiêu?

Lời giải

Câu 1. Chọn A

Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn lmỀ Dùng thước có GHĐ là lm và ĐCNN là lmm đo chiều dài bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất.

Câu 2 .Chọn D

Cách ghi 445 cm là không đúng vì thước đo có ĐCNN là 2cm thì không thể cho kết quả là số lẻ

Câu 3. Chọn B

Có thể dùng bình chia độ và bình tràn đé đo thề tích của 1 hòn đá sỏi.

Câu 4. Chọn D.

Số liệu chỉ khối lượng là: Trên vò gói xà phòng bột cỏ ghi: Khối lượng tịnh lkg.

Câu 5. Chọn B

Gió thôi mạnh không làm cho cá v lởn nhanh hơn.

Câu 6. Chọn C

Thể tích hòn đá là: V = 95 - 50 = 45cm

Câu 7. Chọn C

Hai lực cân bằng có đặc điểm: Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.

Câu 8. Chọn A

Công thức tính khối lượng riêng là : D = m/V

Câu 9. Chọn D

Khối lượng riêng: D = m/V = 8/0,002 = 4000 kg/m3.

Trọng lượng riêng: d = 10D = 40000 N/m3.

Câu 10. Chọn B

Ròng rọc động là loại máy cơ đơn giản không làm thay đổi hướng lực kéo.

Câu 11.

+ Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 12.

Hai lực cân bằng là hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau và tác dụng lên cùng một vật

Vật đặt trên bàn chịu tác dụng của trọng lực và lực đờ của bàn. hai lực đó là hai lực cân bằng

Câu 13.

Kể tên các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng. đòn bẩv. ròng rọc. (các em tự nêu thí dụ).

Câu 14.

a. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

b.

+ 30,5kg tương ứng với 305N

+ Không lớn hom vì 5 yến = 50kg tương ứng với 500N (305N < 500N)

Câu 15.

      Khối lượng của nước: m = m1 - m= 110,4 -12,1 = 98,3g.

      Khối lượng riêng của nước: D = 983 kg/m3.