Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng (dùng cho câu 1, câu 2 và câu 3).
1. Một khối nước đá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 1,8m ; chiều rộng là 0,4m ; chiều cao là 0,2m. Mỗi đề-xi-mét khối nước đá nặng 0,8kg. Hỏi khối nước đá đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
A. 11,52kg B. 115,2kg C. 1152kg
2. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh dài 0,4m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 12,5kg. Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
A. 600kg B. 800kg C. 900kg
3. Thể tích một hình lập phương có cạnh 1m 2dm là :
A. 1,728m3 B. 17,28m3 C. 0,1728m3
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Có hai hình hộp chữ nhật. Các kích thước của hình hộp thứ nhất đều gấp 3 lần các kích thước của hình hộp thứ hai. Thể tích hình hộp thứ nhất gấp mấy lần thể tích hình hộp thứ hai ?
A. 9 lần |
|
B. 18 lần |
|
C. 27 lần |
|
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Thể tích một hình hộp lập phương có cạnh 1m4cm là :
A. 1124,864dm3 |
|
B. 112,4864dm3 |
|
C. 11248,64dm3 |
|
6. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài là 1,4m ; chiều rộng là 0,8m ; chiều cao là 1,2m. Một hình lập phương có cạnh 1,1m.
a. Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
b. Tính thể tích hình lập phương.
7. Một khối kim loại hình hộp chữ nhật có chiều dài là 0,4m ; chiều rộng là 0,3m ; chiều cao là 0,2m. Một khối kim loại hình lập phương cùng chất, có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của khối kim loại hình hộp chữ nhật. Biết rằng 1dm3 kim loại đó nặng 11kg. Hỏi mỗi khối kim loại nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
1.
Phương pháp:
- Tính thể tích khối nước đá = chiều dài \(\times \) chiều rộng \(\times \) chiều cao.
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị đo lầ đề-xi-mét khối.
- Tính khối lượng của khối nước đá ta lấy 0,8kg nhân với thể tích khối nước đá (đơn vị đo thể tích là đề-xi-mét khối).
Cách giải:
Thể tích khối nước đá đó là:
\( 1,8 \times 0,4 \times 0,2 = 0,144 \;(m^3)\)
\( 0,144m^3 = 144dm^3\)
Khối nước đá đó nặng số ki-lô-gam là:
\( 0,8 \times 144 = 115,2\;(kg)\)
Chọn B
2.
Phương pháp:
- Tính thể tích khối kim loại = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) cạnh.
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị đo lầ đề-xi-mét khối.
- Tính khối lượng của khối kim loại = 12,5kg \(\times \) thể tích khối kim loại (đơn vị thể tích là đề-xi-mét khối).
Cách giải:
Thể tích khối kim loại đó là:
\(o,4 \times 0,4 \times 0,4 = 0,064 \;(m^3)\)
\( 0,064m^3 = 64dm^3\)
Khối kim loại đó nặng số ki-lô-gam là:
\( 12,5 \times 65 = 800\;(kg)\)
Chọn B
3.
Phương pháp:
- Đổi \(1m \;2dm = 1,2m\).
- Tính thể tích hình lập phương = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) cạnh.
Cách giải:
Đổi \(1m \;2dm = 1,2m\).
Thể tích hình lập phương đó là:
\(1,2 \times 1,2 \times 1,2 = 1,728\; (m^3) \)
Chọn A
4.
Phương pháp:
Gọi \(a,b,c\) là ba kích thước của hình hộp chữ nhật thứ hai. Khi đó ba kích thước của hình hộp chữ nhật thứ nhất là \(3a, 3b,3c \).
Tính thể tích mỗi hình rồi so sánh thể tích của hai hình đó.
Cách giải:
Gọi \(a,b,c\) là ba kích thước của hình hộp chữ nhật thứ hai.
Vì kích thước của hình hộp thứ nhất đều gấp 3 lần các kích thước của hình hộp thứ hai nên ba kích thước của hình hộp chữ nhật thứ nhất là \(3a, 3b,3c \).
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là:
\(V_2= a \times b \times c\)
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
\(V_1= 3a \times 3b \times 3c\) \(=(3 \times 3 \times 3)\times (a \times b \times c)=27 \times V_2\)
Vậy thể tích hình hộp thứ nhất gấp \(27\) lần thể tích hình hộp thứ hai.
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 9 lần |
S |
B. 18 lần |
S |
C. 27 lần |
Đ |
5.
Phương pháp:
- Đổi độ dài cạnh sang số đo có đơn vị là đề-xi-mét.
- Tính thể tích hình lập phương = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) cạnh.
Cách giải:
Đổi \(1m \;4cm = 10,4dm\).
Thể tích hình lập phương đó là:
\(10,4 \times 10,4 \times 10,4 = 1124,864\; (dm^3) \)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 1124,864dm3 |
Đ |
B. 112,4864dm3 |
S |
C. 11248,64dm3 |
S |
6.
Phương pháp:
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật = chiều dài \(\times \) chiều rộng \(\times \) chiều cao.
- Tính thể tích hình lập phương = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) cạnh.
Cách giải:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
\(1,4 \times 0,8 \times 1,2 = 1,344\left( {{m^3}} \right)\)
b) Thể tích hình lập phương là:
\(1,1 \times 1,1 \times 1,1 = 1,331\left( {{m^3}} \right)\)
Đáp số : a. \(1,344m^3\);
b. \(1,331m^3\).
7.
Phương pháp:
- Tính độ dài cạnh của khối kim loại hình lập phương ta lấy tổng số đo ba kích thước của hình hộp chữ nhật chia cho \(3\).
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật = chiều dài \(\times \) chiều rộng \(\times \) chiều cao.
- Tính thể tích hình lập phương = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) cạnh.
- Đổi các số đo thể tích sang số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông.
- Tính cân nặng của mỗi khối kim loại ta lấy \(11kg\) nhân với thể tích của khối kim loại đó.
Cách giải:
Thể tích khối kim loại hình hộp chữ nhật là:
\(0,4 ⨯ 0,3 ⨯ 0,2 = 0,024 \;(m^3)\)
\( 0,024m^3 = 24dm^3 \)
Cạnh của khối kim loại hình lập phương là:
\((0,4 + 0,3 + 0,2) : 3 = 0,3\; (m)\)
Thể tích khối kim loại hình lập phương là:
\(0,3 ⨯ 0,3 ⨯ 0,3 = 0,027\;(dm^3) \)
\(0,027m^3 = 27dm^3\)
Khối kim loại hình hộp chữ nhật nặng số ki-lô-gam là:
\(11 ⨯ 24 = 264\; (kg)\)
Khối kim loại hình lập phương nặng số ki-lô-gam là:
\(11 ⨯ 27 = 297 \;(kg)\)
Đáp số: Khối hình hộp chữ nhật: \(264 kg\);
Khối hình lập phương: \(297 kg\).