Câu 1.
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ tác dụng của trọng lực.
Ví dụ: Sự rơi của các vật nặng trong không khí
- Những đặc điểm của sự rơi tự do:
+ Phương thẳng đứng (phương dây dọi)
+ Chiều từ trên xuống dưới
+ Là chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Công thức tính vận tốc và quãng đường:
\(\begin{array}{l}v = gt\\s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\end{array}\)
Câu 2.
a) (1 điểm). Phương trình chuyển động tổng quát:
\(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{{a{t^2}}}{2}\,\,\left( {cm;\,s} \right)\)
Suy ra: \(\dfrac{a}{2} = 80\)
Vậy: \(a = 160\) cm/s2
b) (1 điểm). Từ phương trình chuyển động suy ra công thức vận tốc:
v = 50 + 160t (cm/s; s)
Thay số: v = 50 + 160.1 = 210 cm/s
c) (1 điểm). Từ phương trình chuyển độn suy ra công thức tính đường đi:
s = 50t +80t2 (cm; s)
Thay số: s = 50.3 + 80.32 = 870 cm.
Câu 3.
a) Vật chịu tác dụng của bốn lực: \(\overrightarrow P ,\,\overrightarrow N ,\,\overrightarrow F ,\,{\overrightarrow F _{mst}}\) như hình vẽ:
Định luật II Niu – tơn: \(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow F + {\overrightarrow F _{mst}} = m\overrightarrow a \)
Chiếu lên phương chuyển động:
F – Fmst = ma
Suy ra: \(a = \dfrac{F}{m} - {\mu _t}g\)
Thay số ta có: a = 0,5 m/s2
b) Áp dụng công thức: v = v0 + at
Thay số ta có: v = 15 m/s
Câu 4.
Chọn trục quay trùng với trục nằm ngang
- Áp dụng quy tắc momen ta có: \({M_{\overrightarrow P }} = {M_{\overrightarrow F }}\)
\( \Leftrightarrow P{d_1} = F{d_2}\) (d1; d2 lần lượt là cánh tay đòn của trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực tác dụng \(\overrightarrow F \) )
\( \Rightarrow F = \dfrac{{P{d_1}}}{{P{d_2}}}\)
- Tính các cánh tay đòn:
d1 = 1,5 – 1,2 = 0,3 m
d2 = 7,8 – 1,5 = 6,3 m
Thay số vào ta có: \(F = \dfrac{{210.0,3}}{{6,3}} = 10\,\,N\)