Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 12

Câu 1: (3 điểm)

a) (1,5 điểm) Nếu các định nghĩa của: dao động, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động điều hòa.

b) (1,5 điểm) Nếu các định nghĩa của: li độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số góc và pha của dao động điều hòa.

Câu 2: (2 điểm) Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình:

\(x = 5cos4\pi t\,(cm)\)

a) (1 điểm) Tìm biểu thức gia tốc của chất điểm.

b) (1 điểm) Tính độ lớn cực đại của gia tốc.

Câu 3: (2 điểm) Một con lắc đơn gồm hòn bi nhỏ có khối lượng 200g treo vào đầu sợi dây nhẹ, dài l=1m. Cho gia tốc trọng trường g=9,8m/s2 và bỏ qua mọi lực cản của môi trường. Cần phải cung cấp cho con lắc năng lượng ban đầu bằng bao nhiêu để nó dao động với biên độ góc \({\alpha _0} = {8^0}.\)

Câu 4: (1 điểm) Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tấn số 20Hz thì thấy hai điểm A và B trên mặt nước, cùng nằm trên một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng d = 10cm, luôn luôn dao động ngược pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết rằng nó có giá trị trong khoảng từ 0,8m/s đến 1m/s.

Câu 5: ( 2 điểm) Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng A, B dao động với phương trình \({u_A} = {u_B} = 3cos10\pi t\,(cm).\)  Tốc độ truyền sóng 20cm/s. Viết phương trình dao động ơ M trên mặt nước cách A, B lần lượt là 7m và 8m.

Lời giải

Câu 1:

a) Các định nghĩa của: dao động, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động điều hòa.

- Dao động: là chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.

- Dao động tuần hoàn: Là chuyển động được lặp lại giống hệt như cũ theo chiều cũ, sau những khoảng thời gian bằng nhau (T). Khoảng thời gian T là chu kì của dao động và cũng là thời gian để vật thực hiện một dao động.

- Dao động cưỡng bức: là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức biến đổi điều hòa \(F = {F_0}cos(\omega t + t)\)

- Dao động điều hòa: là chuyển động của một vật mà li độ biến đổi theo định luật dạng sin hoặc cosin theo thời gian: \(x = Acos(\omega t + \varphi )\)

b) Các định nghĩa của: li độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số góc và pha của dao động điều hòa.

- Li độ x: là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng.

- Biên độ A: là giá trị cực đại của li độ \(( - A \le x \ge A),\)  biên độ A phụ thuộc vào cách kích thích dao động.

- Pha ban đầu \(\varphi \) : là pha lúc t=0, cho phép xác định trạng thái (vị trí và vận tóc) ban đầu tại t=0.

- Pha dao động \((\omega t + \varphi ):\)  là pha của dao động tại thời điểm t, là đại lượng trung gian cho phép xác định trạng thái dao động tại thời điểm t.

- Tần số góc: \(\omega \)

- Chu kì dao động: là thời gian thực hiện một dao động toàn phần.

\(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega };\)  đơn vị là giây (s)

-Tần số dao động: là số dao động toàn phần thực hiện trong 1 giấy.

\(f = \dfrac{1}{T};\)  đơn vị là héc (Hz)

Công thức liên hệ \(f,T,\omega :f = \dfrac{1}{T} = \dfrac{\omega }{{2\pi }}\)

Câu 2:

\(\begin{array}{l}a)\, - {\omega ^2}x =  - {(4\pi )^2}.5cos4\pi t(cm/{s^2}) \\ \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 80{\pi ^2}cos(100\pi t + \pi )(cm/{s^2})\\b)\,{a_{max}} = {\omega ^2}A = 80{\pi ^2}cm/{s^2}\end{array}\)

Câu 3:

Năng lượng ban đầu cần cung cấp cho con lắc là:

\({\rm{W}} = mgl\dfrac{{\alpha _0^2}}{2} = 0,2.9,8.1.\dfrac{{{8^2}.3,{{14}^2}}}{{180.2}} \approx 3,44J\)

Câu 4:

Hai điểm A và B trên phương truyền sóng dao động ngược pha nên độ lệch pha:

\(\Delta \varphi  = (2\lambda  + 1)\pi  \Rightarrow \dfrac{{2\pi d}}{v} = (2k + 1)\pi\)

\(  \Rightarrow \dfrac{{2\pi f}}{v} = 2k + 1\) , với f=20Hz.

\( \Rightarrow v = \dfrac{{2df}}{{2k + 1}} = \dfrac{{2.0,1.20}}{{2k + 1}} = \dfrac{4}{{2k + 1}}\)

Theo đề bài ta có: \(0,8m/s \le v \le 1m/s \Rightarrow 1,5 \le k \le 2\)

\( \Rightarrow k = 2 \)\(\,\Rightarrow v = \dfrac{4}{{2k + 1}} = \dfrac{4}{{2.2 + 1}} = 0,8m/s\)

Câu 5:

Phương trình sóng tổng hợp tại M có dạng:

\(u = 2Acos\dfrac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }cos2\pi \left( {\dfrac{t}{T} - \dfrac{{({d_1} + {d_2})}}{{2\lambda }}} \right)\)

Với \(\lambda  = vT = \dfrac{{v\omega }}{{2\pi }} = 100cm\)

Thay số vào ta được:

\(u =  - 6cos(10\pi t + 1,5\pi )\,(cm) \)\(\,= 6cos(10\pi t + 0,5\pi )\,(cm)\)


Bài Tập và lời giải

Bài 22 trang 112 SGK Toán 6 tập 1

 Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Hình tạo bởi điểm \(O\) và một phần đường thằng được chia ra bởi điểm \(O\) được gọi là một …

b) Điểm \(R\) bất kì nằm trên đường thẳng \(xy\) là gốc chung của……

c) Nếu điểm \(A\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C\) thì:

- Hai tia … đối nhau.

- Hai tia \(CA\) và … trùng nhau. 

- Hai tia \(BA\) và \(BC\) ….

Xem lời giải

Bài 23 trang 113 SGK Toán 6 tập 1

Trên đường thẳng a cho bốn điểm \(M,N,P,Q\) như hình 31. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Trong các  tia \(MN,MP,MQ,NP,NQ\) có những tia nào trùng nhau?

b) Trong các tia \(MN,NM,MP\) có những tia nào đối nhau?

c) Nêu tên hai tia gốc \(P\) đối nhau.  

Xem lời giải

Bài 24 trang 113 SGK Toán 6 tập 1

Cho hai tia Ox, Oy đối nhau điểm A thuộc tia Ox, các điểm B và C thuộc tia Oy (B nằm giữa O và C). Hãy kể tên:

a) Tia trùng với BC

b) Tia đối với BC. 

Xem lời giải

Bài 25 trang 113 SGK Toán 6 tập 1

Cho hai điểm A và B, hãy vẽ:

a) Đường thẳng AB

b) Tia AB.

c) Tia BA.

Xem lời giải

Bài 26 trang 113 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ  tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB, hỏi:

a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?

b) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M? 

Xem lời giải

Bài 27 trang 113 SGK Toán 6 tập 1

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Tia \(AB\) là hình gồm điểm \(A\) và tất cả các điểm nằm cùng phía với \(B\) đối với …

b) Hình tạo bởi điểm \(A\) và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía với \(A\) là một tia gốc … 

Xem lời giải

Bài 28 trang 113 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ đường \(xy\). Lấy điểm \(O\) trên đường thẳng \(xy\). Lấy điểm \(M\) thuộc tia \(Oy\). Lấy điểm \(N\) thuộc tia \(Ox\). 

a) Viết tên hai tia đối gốc \(O\)

b) Trong ba điểm \(M,O,N\)  thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Xem lời giải

Bài 29 trang 114 SGK Toán 6 tập 1

Cho hai tia đối nhau \(AB\) và \(AC\). 

a) Gọi \(M\) là một điểm thuộc tia \(AB\). Trong ba điểm \(M,A,C\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

b) Gọi \(N\) là một điểm thuộc tia \(AC\). Trong ba điểm \(N,A,B\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Xem lời giải

Bài 30 trang 114 SGK Toán 6 tập 1

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

Nếu điểm \(O\) nằm trên  đường thẳng \(xy\) thì:

a) Điểm \(O\) là gốc chung của … 

b) Điểm … nằm giữa một điểm bất kì khác \(O\) của tia \(Ox\) và một điểm bất kì khác \(O\) của tia \(Oy\).

Xem lời giải

Bài 31 trang 114 SGK Toán 6 tập 1

Lấy ba điểm không thẳng hàng \(A, B, C\) vẽ hai tia \(AB, AC\):

a) Vẽ tia \(Ax\) cắt đường thẳng \(BC\) tại \(M\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C.\)

b) Vẽ tia \(Ay\) cắt đường thẳng \(BC\) tại \(N\) không nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C.\) 

Xem lời giải

Bài 32 trang 114 SGK Toán 6 tập 1

 Trong các câu sau, em hãy chọn câu đúng:

a) Hai tia \(Ox\) và \(Oy\) chung gốc thì đối nhau.

b) Hai tia \(Ox\) và \(Oy\) cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.

c) Hai tia \(Ox\) và \(Oy\) tạo thành đường thẳng \(xy\) thì đối nhau. 

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 1 - Bài 5 - Chương 1 - Hình học 6

Bài 1. Cho hai điếm M và N hãy vẽ:

a) Đường thẳng MN.

b) Tia MN.

c) Tia NM.

Bài 2. Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O trên đường thẳng xy, trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B.

a) Hãy kể tên các tia đối nhau gốc O

b) Kể tên các tia dối nhau gốc B.

c) Kẻ tên các tia trùng nhau gốc A.

d) Hai tia Ax và Ox có phải là hai tia trùng nhau không? Vì sao?

e) Ba điểm A, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 2 - Bài 5 - Chương 1 - Hình học 6

Bài 1. Vẽ tia AB, lấy điểm C thuộc tia AB. Hỏi:

a) Hai điểm B và C nằm cùng  phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A.

b) Điểm C nằm giữa hai điểm A và B hay B nằm giữa hai điểm A và C.

Bài 2. Cho hai tia đối nhau AB và AC.

a) Gọi M là điểm thuộc tia AĐ. Trong ba điểm A, B, M thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Vì sao?

b) Lấy N thuộc tia AC, kể tên các tia đối nhau gốc N, các tia trùng nhau gốc N.

c) Trong ba điếm A, B, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 1 - Hình học 6

Bài 1. Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng, vẽ tia AB, AC

a) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại D nằm giữa B và C

b) Vì tia Ay cắt đường thẳng BC tại E không nằm giữa B và C.

Bài 2. Cho bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng, biết rằng:

Điểm C nằm giữa hai điểm B VÀ D và điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Chứng tỏ B nằm giữa hai điểm A và D.

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 4 - Bài 5 - Chương 1 - Hình học 6

Bài 1. Trên đường thẳng xy lấy điểm O, điểm A thuộc tia Ox, các điểm B, C thuộc tia Oy sao cho B nằm giữa O và C

a) Trên hình vẽ có tất cả mấy tia (hai tia trùng nhau chỉ kẻ là một tia) là những tia nào?

b) Chỉ ra hai tia đối nhau gốc B, hai tia trùng nhau gốc A.

Bài 2. Cho hai tia đối nhau OA và OB. Lấy D thuộc tia OA sao cho D nằm giữa hai điểm O và A, lấy E thuộc tia OB sao cho E nằm giữa hai điểm O và B. Hỏi trong ba điểm O, D, E, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 5 - Bài 5 - Chương 1 - Hình học 6

Bài 1. Trên đường thẳng xy lấy điểm O, trên tia Ox lấy điểm A. Vẽ B cho OB và OA là hai tia đối nhau. Lấy C sao cho OB và oc là tia trùng nhau và C nằm giữa hai điểm O và B.

a) Trong ba điểm A, O, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b) Viết tên hai tia đối nhau gốc C, hai tia đối nhau có những đặc điểm gì?

Bài 2. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một tại ba giao điểm tạo nên mấy tia, là những tia nào? Vẽ hình minh hoạ (không kể các tia trùng nhau).

Xem lời giải