Câu 1: Phát biểu nào sau đây về quang phổ liên tục là đúng? Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoá học của nguồn sáng.
B. do các chất rắn, lỏng hay khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.
C. được dùng để xác định nhiệt độ và thành phần cầu tạo của nguồn sáng.
D. gồm các vạch sáng theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím nằm trên một nền tối.
Câu 2: Một khung dao động gồm cuộn dây có L = 0,1H & tụ C = 100\(\mu \)F. Cho rằng dao động điện từ xảy ra không tắt lúc cường độ độ dòng điện trong mạch là 0,1A thì hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là 4V. Hỏi cường độ dòng điện cực đại trong mạch?
A. 0,25A B. 0,28A
C. 0,12A D. 0,16A
Câu 3: Khi kích thích nguyên tử hyđrô ở trạng thái cơ bản bằng việc hấp thụ phôtôn có năng lượng thích hợp, bán kính quỹ đạo dừng tăng lên 25 lần. Số các bức xạ khả dĩ mà nguyên tử hyđrô có thể phát ra là
A. 6. B. 3.
C. 15. D. 10.
Câu 4: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong y học, tia tử ngoại được dùng để chữa bệnh còi xương.
B. Trong công nghiệp, tia tử ngoại được dùng để phát hiện các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm kim loại.
C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên phim ảnh.
Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng khi dùng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm. Vị trí trên màn cách vân sáng chính giữa 3,15 mm có
A. vân tối thứ 4
B. vân sáng thứ 3
C. vân tối thứ 2
D. vân tối thứ 3
Câu 6: Tính bước sóng của tia hồng ngoại mà phôtôn của nó có năng lượng vào cỡ 0,04 eV
A. 31\(\mu m\). B. \(3,1\;\mu m.\)
C. \(0,31\;\mu m.\) D. \(311\;\mu m.\)
Câu 7: Một khung dây hình vuông có cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều 0,08 T; mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Trong thời gian 0,2 s; cảm ứng từ giảm xuống đến không. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian đó là
A. 1 mV. B. 2 V.
C. 1 V. D. 2 mV.
Câu 8: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật cho ảnh ảo thì ảnh này
A. nằm trước kính và lớn hơn vật.
B. nằm sau kính và lớn hơn vật.
C. nằm trước kính và nhỏ hơn vật.
D. nằm sau kính và nhỏ hơn vật.
Câu 9: Sắp xếp đúng thứ tự của các tia theo sự giảm dần của bước sóng trên thang sóng điện từ
A. Tia hồng ngoại. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen.
B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen.
C. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia từ ngoại.
Câu 10: Một tấm kim ℓoại có giới hạn quang điện 0,6 μm, được chiếu sáng bởi bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Hãy xác định vận tốc cực đại của e quang điện
A. 3,28.105 m/s.
B. 5,73.105 m/s .
C. 3,82.105 m/s.
D. 4,57.105 m/s.
Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là l1 = 0,42mm, l2 = 0,56mm và l3 = 0,63mm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm có bao nhiêu vị trí trùng nhau của hai bức xạ.
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 4.
Câu 12: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 0,75\;\mu m\) và \({\lambda _2} = 0,25\;\mu m\) vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện \({\lambda _o} = 0,35\;\mu m\). Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. Chỉ có bức xạ \({\lambda _2}\).
B. Cả hai bức xạ trên.
C. Chỉ có bức xạ \({\lambda _1}\).
D. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên.
Câu 13: Trong giao thoa vớí khe Y-âng có a = 1,5 mm, D = 3 m, người ta đếm có tất cả 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 9 mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân tối thứ 5 ở cùng phía so với vân sáng trung tâm là
A. 7,5 mm B. 14,62 mm
C. 3,75 mm D. 3 mm
Câu 14: Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm một khoảng 60 cm. Ảnh của vật nằm
A. sau kính 20 cm.
B. trước kính 20 cm
C. sau kính 60 cm.
D. trước kính 60 cm.
Câu 15: Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C đều thay đổi được. Khi L = L1 và C = C1 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng \(\lambda \). Khi L=3L1 và C = C2 thì mạch cũng thu được sóng điện từ có bước sóng \(\lambda \). Nếu L = 3L1 và C = C1+ C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. 4\(\lambda \). B. \(\lambda \).
C. 3\(\lambda \). D. 2\(\lambda \).
Câu 16: Theo Bo, trạng thái dừng của nguyên tử được hiểu là
A. Trạng thái có mức năng lượng xác định.
B. Trạng thái mà nguyên tử ngừng chuyển động nhiệt.
C. Trạng thái có năng lượng thấp nhất.
D. Trạng thái mà electron trong nguyên tử ngừng chuyển động.
Câu 17: Theo mẫu nguyên tử Bo, mức năng lượng trong các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức \({E_n} = - \dfrac{{13,6}}{{{n^2}}}\)(eV) với n N*. Khi nguyên tử chuyển từ quỹ đạo O về N thì phát ra một phôtôn có bước sóng λ0. Khi nguyên tử hấp thụ một phôtôn có bước sóng λ nó chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Tỉ số λ/ λ0 là
A. \(\dfrac{{81}}{{3200}}\) B. \(\dfrac{{3200}}{{81}}\)
C. \(\dfrac{{81}}{{1600}}\) D. \(\dfrac{{1600}}{{81}}\)
Câu 18: Mạch dao động LC có cuộn dây thuần cảm, cường độ trong mạch biến thiên có biểu thức: i = I0cos( wt + j) (A). Thời gian ngắn nhất giữa hai lần điện tích trên tụ bằng không là
A. 3T/4
B. T
C. T/4
D. T/ 2
Câu 19: Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong không khí cách nhau 10cm có dòng điện cùng chiều I1 = I2= 2,4 A đi qua. Tại điểm M cách dây dẫn 1 là 20cm, cách dây dẫn 2 là 10cm. Cảm ứng điện từ tổng hợp bằng
A. 6,1.10-6T B. 5,2.10-6T
C. 8,2.10-6T D. 7,2.10-6T
Câu 20: Dao động điện từ tự do trong mạch trong mạch LC có đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua cuộn dây theo thời gian như hình vẽ. Biểu thức điện tích tức thời trên tụ điện là
A. q\( = 2\sqrt 2 \cos \left( {4\pi {{.10}^6}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)nC\)
B. \(q = 2\sqrt 2 \cos \left( {4\pi {{.10}^3}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\mu C\)
C. \(q = 4\sqrt 2 \cos \left( {2\pi {{.10}^3}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\mu C\)
D. \(q = 4\sqrt 2 \cos \left( {4\pi {{.10}^6}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)nC\)
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là sai ? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. Dòng điện biến thiên nhanh.
B. Dòng điện giảm nhanh.
C. Dòng điện tăng nhanh.
D. Dòng điện có giá trị lớn
Câu 22: Sóng điện từ
A. là sóng dọc
B. không mang năng lượng.
C. là sóng ngang.
D. không truyền được trong chân không.
Câu 23: Một tia sáng đơn sắc chiếu lên bề mặt của một gương phẳng bằng thủy tinh. Chiết suất thủy tinh là 1,5 góc tới là 600. Góc phản xạ của tia là
A. 350 B. 650
C. 300 D. 600
Câu 24: Một kim loại có giới hạn quang điện là \(0,3\;\mu m\). Công thoát của êlectrôn ra khỏi kim loại đó là
A. \(6,{625.10^{ - 25}}J\) B. \(6,{625.10^{ - 49}}\)J
C. \(5,{9625.10^{ - 32}}J\) D. 6,625. \({10^{ - 19}}J\)
Câu 25: Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,42mm vào ca tốt của 1 tế bào quang điện thì phải dùng hiệu điện thế hãm bằng 0,96V để triệt tiêu dòng quang điện. Công thoát e của kim loại làm ca tốt là (cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108 m/s)
A. 3eV. B. 1,5eV.
C. 1,2eV. D. 2eV
Câu 26: Pin quang điện hoạt động dựa vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng
B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. sự phát quang của các chất.
D. hiện tượng quang điện trong.
Câu 27: Theo mẫu nguyên tử Bo, các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định theo công thức \({{\rm{E}}_{\rm{n}}}{\rm{ = }}\dfrac{{{\rm{ - 13,6}}}}{{{{\rm{n}}^{\rm{2}}}}}{\rm{eV}}\), bán kính quỹ đạo dừng trong nguyên tử Hidro được xác định bằng công thức: rn = n2r0, với r0 = 5,3.10-11m; n = 1, 2, 3... ứng với các quỹ đạo K, L, M ..... Một nguyên tử hidro đang ở một trạng thái kích thích phát ra một phôtôn có năng lượng \(\varepsilon \) thì bán kính quỹ đạo của nó giảm đi 16r0. Bước sóng ứng với phôtôn mà nguyên tử phát ra là
A. 4,059\(\mu m\).
B. 1,879\(\mu m\).
C. 0,685\(\mu m\).
D. 1,284\(\mu m\).
Câu 28: Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?
A. Tia hồng ngoại.
B. Tia tử ngoại.
C. Tia Rơnghen.
D. Ánh sáng nhìn thấy.
Câu 29: Một tia sáng đi qua lăng kính ló ra chỉ một màu duy nhất không phải màu trắng thì đó là
A. lăng kính không có khả năng tán sắc.
B. ánh sáng bị tán sắc.
C. ánh sáng đa sắc.
D. ánh sáng đơn sắc.
Câu 30: Một mạch dao động LC có cuộn cảm thuần với L = 5H, tụ có C = 5mF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 10V. Năng lượng dao động điện từ của mạch là:
A. 2,5 J.
B. 2,5 mJ .
C. 25 J.
D. 2,5.10-4 J.
Câu 1: Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?
A. Sóng dài
B. Sóng trung
C. Sóng ngắn
D. Sóng cực ngắn.
Câu 2: Sóng điện từ
A. là sóng dọc có thể lan truyền trong chân không.
B. là sóng ngang có thể lan truyền trong mọi môi trường, kể cả trong chân không.
C. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ bởi các mặt kim loại.
D. không bị khí quyển hấp thụ nên có thể truyền đi xa.
Câu 3: Một mạch dao động LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{0,8}}{\pi }\mu F.\) Tần số riêng của dao động trong mạch bằng 12,5kHz thì L bằng
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{2}{\pi }mH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{1}{\pi }mH\\C.\dfrac{3}{\pi }mH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{4}{\pi }mH\end{array}\)
Câu 4: Mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi điện dung của tụ điện tăng 2 lần, độ tự cảm giảm hai lần thì chu kì dao động của mạch
A. không đổi
B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần
D. giảm 4 lần.
Câu 5: Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau
A.có số lượng vạch giống nhau nhưng sự sắp xếp vị trí các quang phổ khác nhau.
B.có vị trí các vạch quang phổ giống nhau nhưng số lượng vạch khác nhau.
C.có độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ là giống nhau.
D.thì khác nhau về số lượng, màu sắc, vị trí các vạch và cường độ sáng tỉ đối của các vạch đó.
Câu 6: Ở hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng vân không phụ thuộc vào
A.tần số của ánh sáng
B.khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp.
C.khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát.
D.góc lệch pha của hai nguồn kết hợp.
Câu 7: Sóng điện từ (dưới đây) có bước sóng ngắn nhất là
A.tia tử ngoại
B.tia hồng ngoại
C.ánh sáng nhìn thấy.
D.sóng vô tuyến.
Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, gọi a là khoảng cách giữa hai khe Y-âng, D là khoảng cách từ hai khe đến màn, l là khoảng cách của 5 vân sáng liên tiếp nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là
\(\begin{array}{l}A.\lambda = \dfrac{{al}}{D}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\lambda = \dfrac{{al}}{{4D}}\\C.\lambda = \dfrac{{4al}}{D}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\lambda = \dfrac{{a.l}}{{5D}}\end{array}\)
Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, hai khe song song cách nhau một khoảng a và cách đều màn E một khoảng D. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy vân sáng thứ năm cách vân sáng trung tâm 4,5 mm. Tại điểm M nằm cách vân trung tâm 3,15mm là
A.vân sáng bậc 3
B.vân tối thứ 3
C.vân tối thứ 4.
D.vân sáng bậc 4.
Câu 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a=0,5mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2mm. Trên màn quan sát, trong vùng giữa hai điểm M và N mà MN=2cm, người ta đếm được có vân 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là
\(\begin{array}{l}A.0,4\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,5\mu m\\C.0,6\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,7\mu m\end{array}\)
Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe S1 và S2 thì khoảng vân đo được là 1,32mm. Quan sát vùng giao thoa trên màn, đối xứng qua vân trung tâm, có độ rộng bằng 1,452cm thì thấy số vân sáng là
A.10 B.11
C.12 D.13
Câu 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là S1S2=1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m, ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 (ở cùng bên vân trung tâm) là 2,4mm. Đơn sắc này có màu
A.đỏ B.lục
C.lam D.tím
Câu 13: Chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm trung hòa điện gần trên một giá cách điện thì tấm kẽm
A.tích điện âm có độ lớn tăng dần rồi giảm dần
B.tích điện âm.
C.không tích điện.
D.tích điện dương.
Câu 14: Hiện tượng quang điện là bằng chứng thực ngiệm quan trọng cho thấy ánh sáng
A.chỉ có tính chất sóng.
B.có bản chất là sóng điện từ.
C.có lưỡng tính sóng – hạt.
D.chỉ có tính chất hạt.
Câu 15: Cho hằng số Plaang \(H = 6,{625.10^{ - 34}}Js,\) tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s.\) Công thoát electron của một kim loại là 2,26eV, giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
\(\begin{array}{l}A.0,55\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,5\mu m\\C.0,66\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,36\mu m\end{array}\)
Câu 16: Một chất có giới hạn quang dẫn là \(0,50\mu m.\) Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng quang điện trong?
\(\begin{array}{l}A.0,45\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,55\mu m\\C.0,49\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,48\mu m\end{array}\)
Câu 17: Cho hằng số Plang \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;\) tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s.\) Chiếu vào một bản kim loại, có công thoát A=4,5eV, đồng thời hai bức xạ điện từ có tần số \({f_1} = 10,{3.10^{14}}Hz\) và bước sóng \({\lambda _2} = 0,17\mu m\) thì hiện tượng quang điện
A.xảy ra do bức xạ có bước sóng \({\lambda _2}.\)
B.xảy ra do bức xạ có tần số f1.
C.xảy ra do cả hai bức xạ.
D.không xảy ra.
Câu 18: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En cao xuống trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nó phát ra một photon có bước sóng bằng \(0,6625\mu m.\) Hiệu \({E_n} - {E_m}\) bằng
A.1,875eV B.1,124eV
C.13,6eV D.0,89eV
Câu 19: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A.Độ đơn sắc cao.
B.độ định hướng cao.
C.Cường độ lớn.
D.Công suất lớn.
Câu 20: Trong phản ứng hạt nhân: \({}_9^{19}F + {}_1^1H \to {}_8^{16}O + X\) thì X là
A.notron B.electron
C.hạt \({\beta ^ + }.\) D.hạt \(\alpha \)
Câu 21: Gọi mp là khối lượng proton, mn là khối lượng notron. Hạt nhân \({}_Z^AX,\) có độ hụt khối \(\Delta m,\) thì khối lượng hạt nhân là
\(\begin{array}{l}A.{m_X} = Z{m_p} + A.{m_n} - \Delta m\\B.{m_X} = \Delta m - (Z{m_p} + A.{m_n})\\C.{m_X} = \Delta m - (Z{m_p} + (A - Z){m_n})\\D.{m_X} = Z{m_p} + (A - Z){m_n} - \Delta m\end{array}\)
Câu 22: Cho biết khối lượng proton là mp=1,0073u và khối lượng notron mn=1,0087u. Hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) có khối lượng hạt nhân mCo=55,9400u thì độ hụt khối là
A.4,5442u B.1,5080u
C.10,5880u D.4,0600u
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng?
A.Tổng độ hụt khối trước phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng.
B.Tổng khối lượng các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng.
C. Sự phân rã phóng xạ của hạt nhân là phản ứng tỏa năng lượng.
D.Sự phân hạch của hạt nhân là phản ứng luôn tỏa năng lượng.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?
A.Tổng khối lượng của các mảnh phân hạch bé hơn khối lượng của hạt nhân mẹ.
B.Tổng năng lượng liên kết của các mảnh phân hạch nhỏ hơn năng lượng liên kết của hạt nhân mẹ.
C.Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng.
D.Tổng độ hụt khối của các mảnh phân hạch lớn hơn độ hụt khối của hạt nhân mẹ.
Câu 25: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ có N0 hạt nhân, sau ba chu kì bán rã số hạt nhân của mẫu chất này
A.còn lại 25% N0
B.đã bị phân rã 25% N0
C.còn lại 12,5% N0
D.đã bị phân rã 12,5% N0
Câu 26: Biết khối lượng: nguyên tử kali là \(m({}_{19}^{39}K) = 38,9637u;\) hạt proton mp=1,007276u; hạt notron mn=1,008665u; electron me=0,000549u và u=931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{19}^{39}K\)
A.333,7 MeV B.324,02 MeV
C.298,14 MeV D.348,60 MeV
Câu 27: Sau 71 ngày đêm tỉ số phần trăm giữa khối lượng còn lại so với khối lượng ban đầu của chất phóng xạ bằng 3,125% thì chu kì bán rã là
A.14,2 ngày đêm B.26,3 ngày đêm
C.35 ngày đêm D.17,75 ngày đêm
Câu 28: Đồng vị \({}^{24}Na\) phóng xạ \({\beta ^ - }\) tạo thành hạt nhân con là Mg. Ban đầu có \(0,8g\,{}^{24}Na,\) sau 3 chu kì khối lượng Mg sinh ra là
A.0,4g B.0,2g
C.0,7g D.1,6g
Câu 29: Hạt notron thuộc nhóm
A.photon B.lepton
C.nuclon D.hiperon
Câu 30: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là
A.Kim tinh B.Thủy tinh
C.Mộc tinh D.Thổ tinh.
Câu 1:
a)Nêu các tính chất của sóng điện từ.
b) Tính tần số của sóng điện từ có bước sóng 31m. Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s.
Câu 2: Nêu bản chất, các tính chất và công dụng của tia X.
Câu 3:Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc khoảng vân i=1,5mm, khoảng cách từ hai khe Y-âng đến màn quan sát là 3m, khoảng cách giữa hai khe là 1mm. Hãy tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc và khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 3, biết rằng ở hai vế 2 phía khác nhau của vân sáng trung tâm.
Câu 4: Phát biểu và giải thích định luật về giới hạn quang điện.
Natri có giới hạn quang điện là \(0,5\;\mu m.\) Chiếu ánh sáng đơn sắc có tần số f=12.104 Hz vào bề mặt một tấm kim loại Natri thì có làm xảy ra hiện tượng quang điện hay không?Vì sao? Và nếu ta tăng cường độ của chùm sáng nói trên thì có thêm hiện tượng gì xảy ra?
Câu 5: Thế nào là hiện tượng phóng xạ? Viết hệ thức của định luật phóng xạ và nêu một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ.
Câu 6 : Chất phóng xạ \({}^{24}Na\) có chu kì bán rã T=15h. Ban đầu có \(265g\,{}^{24}Na\) nguyên chất. Hãy tính khối lượng của \({}^{24}Na\) còn lại sau 5 ngày đêm. Tính số phần trăm \({}^{24}Na\) bị phân rã so với lúc ban đầu.
Câu 1: Trong mạch dao động điện từ tự do LC, khi đề cập về năng lượng dao động, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa cùng tần số với tần số của dòng điện trong mạch.
B.Năng lượng của mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn dây.
C.Năng lượng điện trường ở tụ điện giảm thì năng lượng từ trường ở cuộn dây tăng và ngược lại.
D.Năng lượng điện từ toàn phần của mạch không đổi.
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của mottj bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A.với cùng tần số.
B.với cùng biên độ.
C.luôn cùng pha nhau.
D.luôn ngược pha nhau.
Câu 3: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0, giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là
\(\begin{array}{l}A.{I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \\B.{I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{{{U_0}}}{{LC}}} \\C.{I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{C}{L}} \\D.{I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{L}{C}} \end{array}\)
Câu 4: Chọn phát biểu sai về sóng điện từ.
A.Sóng điện từ là sóng ngang.
B.Sóng điện từ là sự lan truyền dao động của các phần tử môi trường mà nó đi qua.
C.Sóng điện từ có một số tính chất giống sóng cơ, như tuân theo các quy luật phản xạ, khúc xạ.
D.Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường trong không gian.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A.Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn cùng phương với vecto cảm ứng từ.
B.Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ.
C.Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
D.Sóng điện từ là sóng ngang.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng.
A.Tốc độ ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường mà nó truyền qua.
B.Chiết suất của môi trường không phụ thuộc bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
C.Tần số dao động của sóng ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường.
D.Chiết suất của môi trường có giá trị tăng dần từ màu tím đến màu đỏ.
Câu 7: Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi từ không khí vào nước, ta quan sát thấy tia đỏ bị lệch ít hơn tia tím. Như vậy khi cho ánh sáng trắng truyền ngược lại từ nước ra không khí thì kết quả nào sau đây là đúng?
A.Tia đỏ lệch nhiều hơn tia tím.
B.Tia đỏ lệch ít hơn tia tím.
C.Tia đỏ lệch nhiều hơn hay ít hơn tia tím còn tùy thuộc vào góc tới.
D.Tia đỏ và tia tím ló ra theo các phương song song nhau.
Câu 8: Chiết suất của môi trường có trị số
A.lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
B.lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngoài.
C.như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
D.nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.
Câu 9: Quang phổ của Mặt trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ
A.liên tục
B.vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Mặt Trời.
C.vạch phát xạ.
D.vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Trái Đất.
Câu 10: Ưu điểm nổi bật của phép nhân tích quang phổ là
A.xác định được nhiệt độ cũng như thành phần cấu tạo bề mặt của các ngôi sao trên bầu trời.
B.xác định được tuổi của các cổ vật, ứng dụng trong ngành khảo cổ học.
C.xác định được sự có mặt của các nguyên tố trong một hợp chất.
D.phân tích được thành phần cấu tạo của các vật rắn, lỏng được nung nóng sáng.
Câu 11: Tia hồng ngoại không có tính chất hoặc tác dụng nào sau đây?
A.Gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫn.
B.Tác dụng lên một kim loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.
C. Làm một số chất phát quang.
D.Tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
Câu 12: Tia Rơn-ghen có
A.cùng bản chất với sóng vô tuyến.
B.điện tích âm.
C.cùng bản chất với sóng âm.
D.bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
Câu 13: Trong một mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị \(\dfrac{{{I_0}}}{3}\) thì độ lớn của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{\sqrt 3 }}{5}{U_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}{U_0}\\C.\dfrac{1}{3}{U_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{\sqrt 3 }}{3}{U_0}\end{array}\)
Câu 14: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do với tần số góc \({10^4}\,rad/s.\) Điện tích cực đại của tụ điện là 10-9C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6A thì điện tích của tụ điện là
\(\begin{array}{l}A{.12.10^{ - 10}}C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.6.10^{ - 10}}C\\C{.8.10^{ - 10}}C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.4.10^{ - 10}}C\end{array}\)
Câu 15: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Trong quá trình dao động, cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng \(0,5\pi {.10^{ - 6}}s\) thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Chu kì dao động điện từ trong mạch là
\(\begin{array}{l}A.T = 2\pi {.10^{ - 6}}s\\B.T = 4\pi {.10^{ - 6}}s\\C.T = \pi {.10^{ - 6}}s\\D.T = 0,25\pi {.10^{ - 6}}s\end{array}\)
Câu 16: Một mạch dao động LC lí tưởng có hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 18V. Biết điện dung của tụ điện là \(C = 50\mu F;\) cường độ cực đại của dòng điện qua mạch là 1,8A. Độ tự cảm L của cuộn cảm thuần là
A.0,05H B.5H
C.50H D.0,5H
Câu 17: Cường độ dòng điện trong một mạch dao động LC lí tưởng là
\(i = 20cos\left( {2000t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,(mA)\)
Biết cuộn dây có độ tự cảm là 50mH. Điện dung C của tụ điện có giá trị là
\(\begin{array}{l}A.2,{5.10^{ - 6}}F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.5.10^{ - 5}}F\\C.0,{5.10^{ - 5}}F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,{05.10^{ - 5}}F\end{array}\)
Câu 18: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tụ L và tụ điện dung thay đổi được từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được
A.từ \(4\pi \sqrt {L{C_1}} \) đến \(4\pi \sqrt {L{C_2}} \)
B.từ \(4\sqrt {L{C_1}} \) đến \(4\sqrt {L{C_2}} \)
C.từ \(2\pi \sqrt {L{C_1}} \) đến \(2\pi \sqrt {L{C_2}} \)
D.từ \(2\sqrt {L{C_1}} \) đến \(2\sqrt {L{C_2}} \)
Câu 19: Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng màu đỏ song song, hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A=50 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,50. Góc lệch của tia sáng có giá trị bằng
\(\begin{array}{l}A.0,{5^0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.3,{5^0}\\C.2,{5^0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.5^0}\end{array}\)
Câu 20: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 540nm\) thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1=0,36mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _2} = 600nm\) thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i2 bằng
A.0,4mm B.0,6mm
C.0,50mm D.0,45mm
Câu 21: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Biết hai khe cách nhau một khoảng a=0,3mm; khoảng cách giữa vân 7 vân sáng liên tiếp là 18mm. Bước sóng ánh sáng là \(0,6\mu m.\) Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là
A.1m B.2m
C.1,5m D.0,5m
Câu 22: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, hai khe chiếu bằng ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m.\) Biết khoảng cách giữa hai khe a=0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D=2m. Tại vị trí M cách vân trung tâm một khoảng x=7mm có
A.vân sáng bậc 3
B.vân tối thứ 2
C.vân sáng bậc 4
D.vân tối thứ 4
Câu 23: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m.\) Biết \({S_1}{S_2} = a = 0,5mm,\) khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D=2m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn L=16,4mm. Số vân tối trên màn là
A.4 B.6
C.8 D.10
Câu 24: Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc đối với khe Y-âng. Trên màn ảnh, bề rộng của 10 khoảng vân đo được là 1,5cm. Tại điểm A trên màn, cách vân chính giữa một khoảng x=3,75mm, ta thu được
A.vân sáng bậc 2
B.vân sáng bậc 3
C.vân tối thứ 2 kể từ vân sáng chính giữa.
D.vân tối thứ 3 kể từ vân sáng chính giữa.
Câu 25: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là \(a = {S_1}{S_2} = 1,5mm,\) hai khe cách màn ảnh một đoạn D=2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc \({\lambda _1} = 0,48\mu m;{\lambda _2} = 0,64\mu m\) vào hai khe Y-âng. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa là
A.1,92mm B.2,56mm.
C.1,72mm D.0,64mm
Câu 26: Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng từ \(0,4\mu m \to 0,75\mu m\) vào hai khe trong thí nghiệm Y-âng. Tại vị trí ứng với vân sáng bậc 3 của ánh sáng tím có bước sóng \(\lambda = 0,4\mu m\) còn có vân sáng của ánh sáng có bước sóng bằng
\(\begin{array}{l}A.0,48\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,55\mu m\\C.0,60\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,65\mu m\end{array}\)
Câu 27: Trong thí nghiệm Y-âng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách giữa hai khe là 0,6mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh là 2m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 của màu đỏ \(({\lambda _d} = 0,76\mu m)\) và vân sáng bậc 1 của màu tím \(({\lambda _t} = 0,40\mu m)\) là
A.1,0mm B.1,2mm
C.0,012mm D.0,12mm
Câu 28: Hiệu điện thế giữa anot và catot của một ống rơn-ghen là U=25kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm electron phát ra từ catot bằng 0. Biết hằng số Plang \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s,\) điện tích electron bằng \( - 1,{6.10^{ - 19}}C.\) Tần số lớn nhất của tia Rơn-ghen do ống này có thể phát ra là
\(\begin{array}{l}A.60,{380.10^{18}}Hz\\B.6,{038.10^{18}}Hz\\C.60,{380.10^{15}}Hz\\ D.6,{038.10^{15}}Hz.\end{array}\)
Câu 29: Một ống Rơn-ghen phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là \(6,{21.10^{ - 11}}m.\) Biết điện tích electron, tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plang lần lượt là \( - 1,{6.10^{ - 19}}C;\,{3.10^8}m/s;\)\(\,6,{625.10^{ - 34}}J.s.\) Bỏ qua động năng ban đầu của electron. Điện áp giữa anot và catot của ống là
A.20,00kV B.21,15kV
C.2,00kV D.2,15kV
Câu 30: Chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe của thí nghiệm Y-âng cách nhau 1mm thì trên mặt phẳng phía sau hai khe, cách mặt phẳng chứa hai khe 1,5m thì ta thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6mm. Ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu
A.lục B.lam-chàm
C.lục D.da cam-vàng
Câu 1:Khảo sát sự biến thiên của điện tích trên hai bản tụ điện và sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch dao động.
Khảo sát năng lượng điện từ trong mạch dao động.
Vì sao dao động trong mạch dao động lại tắt dần?
Câu 2: Cho một mạch dao động LC lí tưởng, gồm một tụ điện có điện dung \(C = 5\mu F\) và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=50mH.
a)(0,5 điểm) Xác định tần số dao động điện từ trong mạch dao động.
b) 90,5 điểm) Tính năng lượng của mạch dao động khi biết hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6V.
c)(1 điểm) Tìm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch khi biết hiệu điện thế trên tụ điện là 4V. Tính cường độ dòng điện I khi đó.
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, biết D=1,2m, a=2mm. Nguồn điểm phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, bước sóng lần lượt là 660nm và 550nm. Tính khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng đầu tiên trên màn, cùng màu với nó.
Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm. Hai khe đặt cách màn ảnh bằng 2m. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,48\mu m.\) Tìm khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp và khoảng cách từ vân sáng trung tâm O đến vân sáng bậc 6.
Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Rơn-ghen là 20kV. Giả sử electron bật ra từ cactot có vận tốc ban đầu bằng 0 thì bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống Rơn-ghen có thể phát ra là bao nhiêu?