Đọc hiểu - Đề số 20 - THPT

Lời giải

Đề bài

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

        “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ, vận hội và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu, tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất là về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta đã cảnh báo và suốt hai thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua.

         Do đó, hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi bất cứ ai, cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân. “Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.”

Câu a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Câu b. Giải thích khái niệm toàn cầu hóa trong văn cảnh trên?

Câu c. Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giải thích vì sao: “tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước”.

Lời giải chi tiết

Câu a. 

- Phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa: “Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân”

Câu b.

- Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng, mở rộng những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, thông tin ... giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Đó là xu thế tất yếu, một đòi hỏi chính đáng để xây dựng, phát triển mỗi quốc gia và giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại. 

- Nó mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức cho các quốc gia. 

Câu c.

Viết đoạn văn giải thích:

Hình thức: Viết đúng quy ước đoạn văn và số câu mà đề quy định.

Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của mình về lí do nhưng cần làm rõ:

- Tụt hậu: là chậm, kém phát triển, là thụt lùi, thua kém so với các nước khác. Nó biểu hiện ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng, giáo dục, công nghệ,... 

- Độc lập, chủ quyền dân tộc: là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm mà bao thế hệ ông cha đã phải đánh đổi bằng xương máu để giành lại từ tay những kẻ xâm lược. 

- Tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước, vì:

+ Chất lượng đời sống thấp làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, có thể gây bất ổn chính trị.

+ Không có sức mạnh kinh tế, kĩ thuật, quân sự,... sẽ không có đủ sức mạnh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch.

+  Có thể bị lệ thuộc, trở thành "sân sau" của các nước khác, từ kinh tế đến chính trị.

⟹ Nói cách khác, nếu không nỗ lực phát triển toàn diện đất nước, chúng ta sẽ trở thành một dân tộc nhược tiểu, nền độc lập và chủ quyền dân tộc sẽ bị đe dọa. 

- Do vậy, mỗi công dân cần ý thức được trách nhiệm của mình: học tập, rèn luyện cả đức, tài, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù,... để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 11 trang 104 SGK Toán 8 Tập 1

Chứng minh rằng tứ giác \(ABCD\) trên hình \(100\) cũng là một hình bình hành.

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 11 trang 104 SGK Toán 8 Tập 1

Cho hình thoi \(ABCD\), hai đường chéo cắt nhau tại \(O\) (h.\(101\)).

a) Theo tính chất của hình bình hành, hai đường chéo của hình thoi có tính chất gì ?

b) Hãy phát hiện thêm các tính chất khác của hai đường chéo \(AC\) và \(BD.\)

Xem lời giải

Bài 73 trang 105 SGK Toán 8 tập 1

Tìm các hình thoi trên hình \(102.\)

Xem lời giải

Bài 74 trang 106 SGK Toán 8 tập 1

Hai đường chéo của một hình thoi bằng \(8cm\) và \(10cm\). Cạnh của hình thoi bằng giá trị nào trong các giá trị sau:

(A) \(6cm\);                     (B) \(\sqrt {41} cm\)

(C) \(\sqrt {164} cm\)               (D) \(9cm\) ?

Xem lời giải

Bài 75 trang 106 SGK Toán 8 tập 1

Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh của một hình chữ nhật là các đỉnh của hình thoi.

Xem lời giải

Bài 76 trang 106 SGK Toán 8 tập 1

Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh của một hình thoi là các đỉnh của một hình chữ nhật.

Xem lời giải

Bài 77 trang 106 SGK Toán 8 tập 1

Chứng minh rằng:

a) Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.

b) Hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình thoi.

Xem lời giải

Bài 78 trang 106 SGK Toán 8 tập 1

 Đố. Hình \(103\) biểu diễn một phần của cửa xếp, gồm những thanh kim loại dài bằng nhau và được liên kết với nhau bởi các chốt tại hai đầu và tại trung điểm. Vì sao tại mỗi vị trí của cửa xếp, các tứ giác trên hình vẽ đều là hình thoi, các điểm chốt \(I, K, M, N, O\) nằm trên một đường thẳng ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD; K, H theo thứ tự là trung điểm của hai đường chéo AC và BD. Chứng minh rằng: \(IJ \bot HK.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Cho hình bình hành ABCD có AB = AC. Kéo dài trung tuyến AM của \(\Delta ABC\) lấy \(ME = MA.\)

a) Chứng minh tư giác ABEC là hình thoi.

b) Chứng minh C là trung điểm của DE.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Gọi O là giao điểm các đường chéo của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng giao điểm các đường phân giac trong của các tam giác AOB; BOC; COD và DOA là đỉnh của một hình thoi.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Cho tam giác ABC, lấy các điểm D, E theo thứ tự trên các cạnh AB, AC sao cho BD = CE. Gọi M, N, I, K lần lượt là trung điểm của BE, CD, DE, BC. Chứng minh rằng: \(IK \bot MN.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, các đường cao AD và BE. Tia phân giác của góc DAC cắt BE, BC theo thứ tự tại I và K. Tia phân giác của góc EBC cắt AD, AC theo thứ tự tại M và N. Chứng minh tứ giác MINK là hình thoi.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Cho hình thoi ABCD. Trên các cạnh AB và BC lần lượt lấy hai điểm E và F sao cho BE + BF = BD. Chứng minh rằng \(\Delta DEF\) là tam giác đều.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Bài 11 - Chương 1 - Hình học 8

Cho hình chữ nhật ABCD; P, Q lần lượt là trung điểm của BC và AD. Gọi M  là giao điểm của AP và BQ, N là giao điểm của CQ và DP. Chưng minh: Tứ giác MPNQ là hình thoi.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”