Hãy chia hình thang \(ABCD\) thành hai tam giác rồi tính diện tích hình thang theo hai đáy và đường cao (h.\(136\)).
Hãy dựa vào công thức tính diện tích hình thang để tính diện tích hình bình hành.
Tính diện tích hình thang \(ABED\) theo các độ dài đã cho trên hình \(140\) và biết diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là \(828m^2.\)
Vì sao hình chữ nhật \(ABCD\) và hình bình hành \(ABEF\) (h.\(141\)) lại có cùng diện tích? Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước.
Xem hình \(142\) (\(IG// FU\)). Hãy đọc tên một số hình có cùng diện tích với hình bình hành \(FIGE.\)
Khi nối trung điểm của hai đáy hình thang, tại sao ta được hai hình thang có diện tích bằng nhau?
Trên hình \(143\) ta có hình thang \(ABCD\) với đường trung bình \(EF\) và hình chữ nhật \(GHIK.\) Hãy so sánh diện tích hai hình này, từ đó suy ra một cách chứng minh khác về công thức diện tích hình thang.
Xem hình \(144.\) Hãy chỉ ra các hình có cùng diện tích (lấy ô vuông làm đơn vị diện tích)
Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm củ các cạnh AB, BC, CD và DA
a) Chứng minh: tứ giác MNPQ là hình bình hành.
b) Chứng minh: \({S_{MNPQ}} = \dfrac{1}{2}{S_{ABCD.}}\)
Chứng minh rằng: Đường thẳng đi qua trung điểm của đường trung bình và cắt hai đáy của hình thang thì chia hình thang thành hai đa giác có diện tích bằng nhau.
Cho hình bình hành ABCD có \(\widehat D = {30^ \circ },AD = 8cm,DC = 7,5cm.\)
a) Tính diện tích hình bình hành ABCD.
b) Kẻ \(AK \bot CB\) (K thuộc CB). Tính AK.