Đọc hiểu - Đề số 33 - THPT

Đề bàiĐọc đoạn văn bản rồi trả lời các câu hỏi:Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay. Tay ông lêu nghêu như cái sào

Lời giải

Đề bài

Đọc đoạn văn bản rồi trả lời các câu hỏi:

          Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay. Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông nói ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương mù. Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh. Ông chở đò dọc, chở chè mạn, chè cối từ Mường Lay về Hòa Bình, có khi chở về đến tận bến Nứa Hà Nội. Ông bảo: Chạy thuyền trên sông không có thác, nó sẽ dễ dại tay chân và buồn ngủ. Cho nên ông chỉ muốn cắm thuyền ở Chợ Bờ, cái chỗ biên giới thủy phận cuối cùng của đá thác sông Đà…

          Trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn trăm lần rồi. Chính tay ông giữ lái đò độ sâu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sâu mái chèo. Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước, những con thác hiểm trở sông Đà, với người lái đò ấy, như thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng từ dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, chấm xuống dòng…

(Người lái đò sông Đà – Tuyển tập Nguyễn Tuân – NXBVH 2008)

Câu 1. Xác định thể loại văn bản và những phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. Việc kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như thế mang lại hiệu quả gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất, có hiệu quả nhất trong đoạn văn.

Câu 3. Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phận cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?

Câu 4. Viết từ 3- 5 câu về tình cảm của tác giả với ông đò qua đoạn văn trên?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

- Thể loại văn bản: tùy bút.

- Những phương thức biểu đạt của đoạn văn: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

-    Việc kết hợp nhiều phương thức biểu đạt giúp nhà văn vừa tái hiện chân thực, sinh động đối tượng, sự việc vừa bày tỏ tư tưởng, tình cảm một cách dễ dàng, hiệu quả, giúp người đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất, có hiệu quả nhất trong đoạn văn: biện pháp so sánh.

- Tác dụng: Khắc họa ông lái đò với vẻ đẹp từng trải, hiểu biết, thành thạo nghề lái đò và nắm chắc đối tượng chiến đấu của mình. 

Câu 3.

- Ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phận cuối cùng của đá thác Sông Đà là vì “Chạy thuyền trên sông không có thác, nó sẽ dễ dại tay chân và buồn ngủ”

- Điều đó chứng tỏ ông đò là người gan dạ, quen với việc đối mặt với hiểm nguy, biến những thử thách khó khăn trở thành thuận lợi.

Câu 4.

Tình cảm của tác giả với ông đò:

 Nguyễn Tuân khắc hoạ hình tượng người lái đò sông Đà với vẻ đẹp bình dị mà phi thường, như một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là một cách nhìn, một cách khám phá và khẳng định vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới. Ca ngợi hình tương người lái đò sông Đà chính là một cách tôn vinh tài năng, ý chí, nghị lực của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 1 - Chương 2 - Hình học 8

Bài 1.Tính diện tích của tam giác vuông cân biết cạnh huyền là 4 cm.

Bài 2. Cho hình thang ABCD \(\left( {AB// CD} \right)\) và AB < CD. Qua trung điểm M của cạnh bên BC kẻ đường thẳng song song với AD cắt CD ở E và AB ở F.

a) Chứng minh tứ giác AFED là hình bình hành.

b) Chứng minh \({S_{ADE}} = {S_{ABEC}} = \dfrac{1}{2}{S_{ABCD}}.\)

Bài 3. Cho tứ giác ABCD. Trên các tia đối của tia BA, CB, DC, AD lần lượt lấy các điểm E, F, G, H sao cho BE = BA, CF = CB, DG = DC và AH = AD. Chứng minh rằng: \({S_{ABCD}} = \dfrac{1}{ 5}{S_{EFGH}}.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 2 - Chương 2 - Hình học 8

Bài 1. Tính đường cao của tam giác vuông biết hai cạnh góc vuông là 6 cm và 8 cm.

Bài 2. Cho tứ giác ABCD. Gọi M là trung điểm của AB, N là trung điểm của CD.

Chứng minh rằng: \({S_{MBN{\rm{D}}}} = {1 \over 2}{S_{ABCD}}.\)

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD.

a) Chứng minh AICJ là hình bình hành.

b) Biết diện tích hình bình hành ABCD bằng \(48c{m^2}\) . Tính diện tích AICJ.

c) Gọi E, F lần lượt là giao điểm của AJ, CJ với BD.

 Chứng minh rằng BD = 3DE.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 3 - Chương 2 - Hình học 8

Bài 1. Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, AD. Tính diện tích tứ giác EFGH, biết AC = 8cm và BD = 6cm.

Bài 2. Cho hình bình hành ABCD, vẽ bốn điểm P, Q, R, S của các cạnh CD, AD, AB và BC. Chứng minh tứ giác tạo bởi các đường thẳng này có diện tích bằng \({1 \over 5}\) diện tích hình bình hành ABCD.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 4 - Chương 2 - Hình học 8

Bài 1. Tính diện tích hình vuông biết đường chéo là 8 cm.

Bài 2. Trên cạnh DC của hình bình hành ABCD lấy một điểm E. Gọi I là giao điểm của AE và đường chéo BD.

Chứng minh rằng: \({S_{ABE}} - {S_{DIE}} = {S_{BIEC}}.\)

Bài 3. Cho tam giác ABC, trên tia AB lấy điểm D sao cho BD = 3DA. Trên BC lấy điểm E sao cho  \(BE = 4EC.\) Gọi F là giao điểm của AE và CD.

a) Chứng minh FD = FC.

b) Chứng minh \({S_{ABC}} = 2{S_{AFB}}.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) - Đề số 5 - Chương 2 - Hình học 8

Bài 1. Hai đường chéo của một hình thang vuông góc với nhau và có độ dài 3,6cm và 6cm. Tính diện tích hình thang.

Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A, một điểm D bất kì trên đáy BC, kẻ \(DE \bot AB,DF \bot AC.\) Chứng minh rằng tổng DE + DF không phụ thuộc vào vị trí điểm D trên cạnh BC.

Bài 3. Cho hình thang ABCD (AB là đáy nhỏ). Qua trung điểm I của BC kẻ đường thẳng song song với AD lần lượt cắt AB tại M và CD tại N.

a) Chứng minh rằng: \({S_{ABCD}} = {S_{AMND}}.\)

b) Kẻ AH, DK lần lượt vuông góc với MN, chứng minh: \({S_{ABCD}} = {S_{AHKD}}.\) 

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”