Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
Chọn B
Câu 17
Số nuclêôtit trung bình của gen là
A. 1200 - 3000 nuclêôtit
B. 1300 - 3000 nuclêôtit.
C. 1400 - 3200 nuclêôtit
D. 1200 - 3600 nuclêôtit.
Số nuclêôtit trung bình của gen là 1200 - 3000 nuclêôtit.
Chọn A
Câu 18
Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng
A. 1,5 vạn gen. B. 2,5 vạn gen
C. 3,5 vạn gen. D. 4,5 vạn gen
Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng 3,5 vạn gen.
Chọn C
Câu 19
Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là
A. 2040 Å. B. 3060 Å.
C. 4080 Å. D. 5100 Å.
Áp dụng công thức trên : N=2400 Nu
L= 2400/2.3.4= 4080 Å.
Chọn C
Câu 20
Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T = 7660 nuclêôtit.
B. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T = 7640 nuclêôtit.
C. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T = 7620 nuclêôtit.
D. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T = 7680 nuclêôtit.
Ta có hệ (1) A+G=1200
(2) A-G=720
Giải hệ ta có A=T=960, G=X=240,
Gen B nhân đôi liên tiếp 3 đợt tạo ra \(2^3\) =8 gen ,
vậy số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là:
A=T= 960.8=7680, G=X=240.8 = 1920 (Nu).