Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005.

Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005?

Lời giải

- Nhận xét: Giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), gấp 13,5 lần.

- Giải thích:

+ Là xu hướng chuyển dịch tích cực, nước ta đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao động như: công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản, hàng nông – lâm – thủy sản.

+ Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí: phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; mở rộng phân quyền cho các ngành và các địa phương.

+ Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực, thế giới.


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 80 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Cho ba điểm \(A, B, C\) nằm ngoài đường thẳng \(a.\) Biết rằng cả hai đoạn thẳng \(BA, BC\) đều cắt đường thẳng \(a.\) Hỏi đoạn thẳng \(AC\) có cắt đường thẳng \(a\) hay không? Vì sao?

Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ \(a.\)

Xem lời giải

Bài 2 trang 80 SBT toán 6 tập 2
Cho bốn điển \(A, B, C, D\) không nằm trên đường thẳng \(a,\) trong đó \(A\) và \(B\) thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ \(a\), còn \(C\) và \(D\) thuộc nửa mặt phẳng kia. Hỏi đường thẳng \(a\) cắt đoạn thẳng nào, không cắt đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng nối hai trong bốn điểm \(A, B, C, D\)?

Xem lời giải

Bài 3 trang 80 SBT toán 6 tập 2
Cho hai tia \(Oa, Ob\) không đối nhau. Lấy các điểm \(A\) và \(B\) không trùng \(O\) sao cho \(A\) thuộc tia \(Oa, B\) thuộc tia \(Ob.\) Gọi \(C\) là điểm nằm giữa \(A, B.\) Vẽ điểm \(D\) sao cho \(B\) nằm giữa \(A\) và \(D.\) Hỏi trong hai tia \(OC, OD\) thì tia nào nằm giữa hai tia \(OA, OB,\) tia nào không nằm giữa hai tia \(OA, OB\)?

Xem lời giải

Bài 4 trang 80 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Cho hai tia \(Oa, Ob\) không đối nhau. Lấy các điểm \(A\) và \(B\) không trùng \(O\) sao cho \(A\) thuộc tia \(Oa,\) \(B\) thuộc tia \(Ob.\) Gọi \(C\) là điểm nằm giữa \(A\) và \(B.\) Gọi \(M\) là điểm không trùng \(O\) thuộc tia đối của tia \(OC.\)

a) Tia \(OM\) có cắt đoạn thẳng \(AB\) hay không?

b) Tia \(OB\) có cắt đoạn thẳng \(AM\) hay không?

c) Tia \(OA\) có cắt đoạn thẳng \(BM\) hay không?

d) Trong ba tia \(OA, OB, OM\) có tia nào nằm giữa hai tia còn lại hay không?

Xem lời giải

Bài 5 trang 80 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Ở hình 1, ba điểm \(A, B, C\) thẳng hàng.

a) Gọi tên hai tia đối nhau.

b) Tia \(BE\) nằm giữa hai tia nào?

c) Tia \(BD\) nằm giữa hai tia nào? 

Xem lời giải

Bài 1.1, 1.2, 1.3 phần bài tập bổ sung trang 81, 82 SBT toán 6 tập 2

Bài 1.1

Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp dưới đây

a) Nửa mặt phẳng \((I)\) có bờ là đường thẳng \(t\).

b) Điểm \(M\) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng \(d\) và điểm \(N\) thuộc nửa mặt phẳng đối.

c) Điểm \(M\) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng \(a\). Hai điểm \(M, N\) nằm khác phía đối với đường thẳng \(a.\) Hai điểm \(N, P\) nằm khác phía đối với đường thẳng \(a.\)

d) Hai đường thẳng \(m\) và \(n\) cắt nhau tại điểm \(O.\) Điểm \(A\) thuộc nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng \(m\). Hai điểm \(A, B\) ở cùng phía với đường thẳng \(m\) nhưng khác phía đối với đường thẳng \(n\). Điểm \(C\) vừa thuộc nửa mặt phẳng bờ \(n\) có chứa điểm \(B\) vừa thuộc nửa mặt phẳng bờ \(m\) không chứa điểm \(A.\) Điểm \(D\) không thuộc nửa mặt phẳng bờ \(n\) có chứa điểm \(B\) và hai điểm \(A, D\) khác phía đối với đường thẳng \(m\).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”