Với hai lệnh:
B[1]:= A[1];
for i:= 2 to n do B[i] := B[i-1] + A[i];
thì kết quả chương trình sẽ không thay đổi so với chương trình ban đầu nghĩa là: mảng ban đầu A ngẫu nhiên được tạo: 81 -38 -57 68 -57 thì với lệnh B[i]:= A [ 1 ] ; thì phần tử đầu tiên của mảng D là 81;
Tiếp đến, khi i = 2 thì phần tử thứ hai của mảng B là: 81+ (-38) = 43;
Tiếp đến, khi i = 3 thì phần tử thứ ba cùa mảng B là: 43 + (-57) =-14;
Tiếp đến, khi i = 4 thì phần tử thứ tư cùa mảng B là: -14 + 68 = 54;
Tiếp đến, khi i = 5 thì phần tử thứ năm của mảng B là54 + (-57) = -3.
Như vậy, mảng B được tạo ra là: 81 43 -14 54 -3.
Với số phần tử của mảng A bằng 20 thì kết quả của chương trình sẽ như hình 46 dưới đây:
Qua hai chương trình đã nêu ờ trên, ta nhận thấy rằng chương trình thứ hai tiết kiệm được một số phép toán. Cho nên, nó sẽ tiết kiệm được thời gian chạy máy, tiết kiệm được bộ nhớ cùa máy tính.