I. Em đọc truyện "Thầy dắt tôi suốt cuộc đời"

Em đọc truyện "Thầy dắt tôi suốt cuộc đời" trang 15, 16, 17 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 6. Tôi học xong lớp 4 vào năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ....

Lời giải

Hướng dẫn đọc : Tác giả nhớ lại và kể về người thầy cũ của mình hồi học lớp 4. Bằng một thái độ trân trọng và nhớ ơn chân tình, em hãy đọc kĩ để nhập vai như em đang là tác giả và kể.

THẦY DẮT TÔI SUỐT CUỘC ĐỜI

Tôi học xong lớp 4 vào năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng do bị bệnh kéo dài ba tháng nên tôi không được dự kì thi vào cấp II (nay gọi là Trung học cơ sở). Khi khỏi bệnh thì đã gần hết học kì 1. Tôi đòi đi học, bố tôi dẫn tôi đến gặp thầy Vũ Danh Lân, lúc ấy là Hiệu trưởng của trường cấp II quốc lập và trường cấp II tư thục huyện Hậu Lộc.

Vào cổng văn phòng nhà trường, bố tôi run run khép nép, còn tôi núp sau lưng bố. Một người đàn ông trung niên, da trắng, dong dỏng cao, tươi cười bước ra dón : "Mời ông và cháu vào đi !". Chúng tôi đoán đấy chính là thầy Hiệu trưởng Vũ Danh Lân. Sau khi chỉ ghế mời cha con tôi ngồi, thầy cười tươi hỏi : "Ông và cháu có việc gì nào?". Bố tôi rụt rè :

   - "Thưa thầy ! Con trai tôi học xong cấp I chẳng may bị ốm nặng lâu ngày không thi vào lớp 5 được. Bây giờ cháu đã khỏi bệnh ; mặc dù khai giảng năm học đã lâu nhưng nguyện vọng của cháu và của tôi là muốn xin thầy cho cháu vào học lớp 5. Thấy sắc mặt thầy ưu tư, tôi lo lắm, nhưng giọng thầy đầy cảm thương : "Tội nghiệp cháu, đã gần hết nửa năm học, làm sao theo được bạn bè đây ?". Thầy hỏi bô tối :

   - "Ồng có đem theo học bạ của cháu không ?".

Bố tôi lật đật rút cuốn học bạ trong ống nứa ra trình thầy. Thầy xem luớt từng trang rất nhanh rồi nhận xét : "Cháu học giỏi đấy !".

Rồi thầy hỏi tôi :

   - "Nếu thầy nhận cho em vào học, liệu em có thể tự học những phần trước để theo kịp bè bạn không ?".

   - "Bẩm, vâng ạ!".

Thầy ngồi vào bàn viết rất nhanh vào tờ giấy, kí tên rồi quay lại nói :

   - "Ông dẫn cháu qua chùa Tống Ngọc (xã Lộc Tân bây giờ) cho cháu vào lớp 5C trường tư thục. Vì giữa năm nên chỉ xếp được vào tư thục thôi, không thể xếp vào quốc lập được".

Bố con tôi mừng quýnh, líu ríu cảm ơn thầy rồi phóng qua cầu Tống Ngọc để đến lớp...

Khoảng giữa học kì 2, một hôm thầy đến dự giờ giảng Pháp văn của thầy Phạm Quý Báu. Tôi được gọi lên đọc thuộc lòng một đoạn trong bài "Nhà trường của tôi" (bằng tiếng Pháp). Hết giờ thầy Lân gọi lại nói : "Tan học em qua văn phòng gặp thầy một chút nhé !".

Tôi lo lắng không hiểu chuyện gì. Vừa vào tới cửa thầy đã cười và biểu dương : "Em có năng khiếu học Pháp vần đấy. Em cầm cuốn sách này về luyện đọc, luyện viết và học thêm ngữ pháp nhé !". Phần thưởng bất ngờ làm tôi choáng ngợp, giây phút sau tôi trấn tĩnh, cảm ơn thầy và xin phép ra về. Vừa ra tới đường cái tôi chạy như bay về khoe với bố.

Bố tôi lặng lẽ ghì tôi vào lòng để cho những giọt nước mắt nóng hổi lã chã rơi lên má, lên cổ tôi.

Đến khi tôi trở thành giáo viên toán cấp 3, thì thầy đã là trường phòng chuyên môn của Sở Giác dục Thanh Hoá. Một lần tôi đến thăm, thầy căn dặn : "Toán là mội môn học mũi nhọn, muốn trở thành một giáo viên có kiến thức ngày càng hoàn thiện và chuyên sâu thì phải không ngừng học tập. Có gì cần cứ lên Sở trao đổi với thầy...". Rồi tôi lên đường đi chiến dấu. Tôi được tin thầy đi lên công tác tại Bộ Giáo dục.

Từ chiến trường tôi được Quân khu gọi về làm giáo viên dạy luyện thi đại học ở Trường văn hoá quân dội. Một lần tôi đánh bạo viết một bài và định gửi cho báo "Toán học và tuổi trẻ", nhưng lại sợ có sơ xuất nên tôi đã gửi ra Bộ xin ý kiến của thầy.

Chỉ gần tháng sau tôi đã nhận được những lời chỉ bảo chí tình, chí lí của thầy. Đầu óc tôi như được mở mang ra và tự thấy mình nhỏ bé bên cạnh người thầy tài ba và nhân hậu.

Cách đây hơn chục năm, khi còn làm nhiệm vụ bên chiến trường bạn, tôi hay tin thầy về làm Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Tôi ước ao một lần được gặp thầy ngay trên quê hương thứ hai của mình.

Nhưng mãi đến mấy năm sau khi thầy đã nghỉ hưu, chúng tôi mới đến được số nhà 21 đường Ba Cu, thành phố Vũng Tàu thăm thầy.

Tôi đang công tác ở Đà Nẵng, một cậu bạn ào vào phòng tôi ở nhà khách Mỹ Khê Quân khu 5 mờ tờ báo Bà Rịa - Vũng Tàu giơ ra trước mặt tôi và chỉ vào cột Tin buồn. Thầy Vũ Danh Lân của chúng tôi đã vĩnh viẽn ra đi. Hôm ấy, nơi đất khách quê người, chúng tôi ngậm ngùi ôn lại biết bao kỉ niệm đẹp về người thầy muôn vàn kính yêu của mình.

HOÀNG MINH MẪN