Bài 1
Ở tình huống 1, bạn Nam trả lời có đúng không? Vì sao?
Trả lời :
Nam trả lời như vậy là đúng. Bởi vì, cả cha và mẹ Nam đều là công dân Việt Nam. Họ sang Đức để làm việc cho quốc gia. Vì vậy, Nam là công dân nước Việt Nam.
Bài 2
Ở tình huống 2, có nên hoài nghi như vậy khồng ? Vì sao ?
Trả lời :
Theo thiết, các bạn không nên hoài nghi như vậy. Vì người thân dù là bố hay mẹ thì đều mang lại quyền lợi cho con của mình về quyền và nghĩa vụ như nhau nên nếu mẹ là công dân Việt Nam thì con sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Và các bạn sẽ được nhận những phúc lợi xã hội ngang nhau trong quốc gia và không bị phân biệt đối xử.
Bài 3
Ở Tinh huống 3, Nhung là công dân Việt Nam hay công dân Nga ? Vì sao ?
Trả lời :
Nhung là công dân Việt Nam. Bởi lẽ theo điều 45 bộ luật Dân sự 2005 viết: " Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Viêt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con". Không những vậy, gia đình của Nhung còn trở lại Việt Nam để sinh sống và làm việc.
Bài 4
Ý kiến của em ở Tình huống 4 như thế nào ?
Trả lời :
Em đồng tình với ý kiến số 3 “Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người học sinh”. Điều này đã được quy định tại Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009: " Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình."