Bài 1
Ngày khai giảng, tác giả dự định mặc bộ quần áo nào ?
Trả lời :
Ngày khai giảng, tác giả dự định sẽ mặc chiếc váy trắng phớt hồng tác giả yêu thích nhất được bố mua ở Paris trong một chuyến công tác.
Bài 2
Tại sao tác giả không thích mặc bộ quần áo do trườmg may ?
Trả lời :
Tác giả không thích mặc bộ quần áo do trường may vì cho rằng chiếc váy rất xấu với màu bị tác giả cho rằng "màu nhà quê". Chiếc váy khiến tác giả "ghét cay ghét đắng"
Bài 3
Ba (bố) cúa tác giả đã giải thích cho tác giả như thế nào khi mặc bộ quần áo đồng phục do trường may ?
Trả lời :
Ba (bố) của tác giả đã giải thích cho tác giả về bộ đồng phục cho trường may một cách nhẹ nhàng, từ tốn để con gái có thể hiểu: “Con biết không đồng phục không chỉ phân biệt học sinh trường này với học sinh trường khác. Nó còn có ý nghĩa hơn nhiều. Đồng phục mang lại cho con tính hòa đồng. Nó xóa đi cái vạch ngăn cách giàu nghèo giữa mọi người: nó giúp các bạn con khỏi nỗi mặc cảm vì hoàn cảnh. Như vậy là những bộ đồng phục đã làm mọi người xích lại gần nhau, đoàn kết hơn, gắn bó hơn phải không con?”
Bài 4
Em đã hiếu lời giải thích đó chưa ? Em có tán thành không ? Vì sao ?
Trả lời :
Em thấy lời giải thích của bố tác giả vô cùng hợp lý vì đồng phục được sinh ra chính nhằm xóa bỏ mọi sự phân biệt thứ bậc, giàu nghèo trong xã hội để mọi người đề có cơ hội tiếp xúc bằng nhau, từ đó tạo nên tính công bằng cũng như trở thành sợi dây liên kết tình đoàn kết giữa mọi người.
Bài 5
Em có nhận xét gì về câu nói của tác giả với ba (bố) : "Từ ngày mai ba không phải đưa con đi học bằng ô tô nữa, con muốn tự di xe đạp. Con sẽ qua rủ Diệp đi cùng".
Trả lời:
Câu nói của người cha: Từ ngày mai ba không phải đưa con đi học bằng ô tô nữa, con muốn đi xe đạp. Con sẽ qua rủ Diệp đi cùng” muốn rèn luyện sự cứng rắn, trưởng thành cho cô bé đồng thời mong muốn cô sẽ hòa nhập với các bạn hơn. Như vậy dần dần cô bé sẽ biết quý trọng công sức và thành quả lao động của người khác cũng như biết tôn trọng mọi người xung quanh.