Câu 1
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Những của được đem khoe.
- Phần 2: Cách khoe của.
Nội dung chính: Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân. Đồng thời khuyên chúng ta hãy sống khiêm tốn.
Trả lời câu 1 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu.
- Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà có việc lớn: làm đám cưới, lợn để làm cỗ lại bị sổng mất.
- Lẽ ra, anh chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?”
- Từ cưới không phải là từ thích hợp để nói về con lợn bị sổng chuồng và không phải là thông tin cần thiết.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Anh có áo mới thích khoe của đến mức đứng hóng ở cửa, có ai đi qua người ta khen, không thấy ai qua thì tức tối.
- Điệu bộ của anh ta khi trả lời không phù hợp bởi vì người ta đang hỏi về con lợn thì anh lại “giơ ngay vạt áo ra” khoe.
- Yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta là cả bộ phận trạng ngữ: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Hai nhân vật trong truyện đều là những người thích khoe của và khoe một cách lố bịch.
- Cái cười nảy ra do mâu thuẫn của lời nói; muốn hỏi một ý này nhưng lời nói lại muốn người khác chú ý đến một ý khác (áo mới, lợn cưới) mà người nói cho là cần hơn.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”: Truyện châm biếm, phê phán nhẹ nhàng thói khoe của, một thói xấu thường gặp và đáng cười trong xã hội.