Câu 1:Phân tích cách thức bác bỏ trong hai đoạn trích (SGK Ngữ văn 11, tập hai, trang 31).
Trả lời:
a) Vấn đề bị bác bỏ: Lối sống cá nhân ích kỉ, bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.
Cách bác bỏ:
- Sử dụng lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
- Trình bày lí lẽ bằng cách so sánh và lối diễn đạt giàu hình ảnh, sống động, dễ hình dung nắm bắt (hình ảnh mảnh vườn, cơn dông, đại dương).
b) Vấn đề bị bác bỏ: Vua Quang Trung bác bỏ thái độ e dè, né tránh, không chịu ra giúp nước của nhiều hiền tài Bắc Kì khi nhà vua mới dựng nghiệp.
Cách bác bỏ:
- Không phê phán, chỉ trích mà nhẹ nhàng đưa ra những lí lẽ thuyết phục sau:
+ Phân tích những khó khăn cấp bách của đất nước.
+ Chỉ ra nguyên lí muôn thuở: phải đồng lòng, đồng sức, chung tay mới gánh vác được sự nghiệp chung.
+ Sự lo lắng cho đất nước, tấm lòng mong mỏi người hiền phò giúp của vua.
+ Khẳng định nước ta không hiếm người tài và khuyến khích họ ra giúp nước.
- Giọng văn: nhẹ nhàng, khiêm tốn, khuyến khích, cầu thị.
Câu 2: Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Ngữ Văn của lớp có hai quan niệm:
a) Muốn học giỏi môn Ngữ Văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
b) Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ Văn.
Anh (chị) hãy bác bỏ một trong hai quan niệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ Văn tốt nhất.
Trả lời:
Ví dụ: Bác bỏ quan niệm “Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần… nhiều thơ văn”.
Cách bác bỏ:
- Chỉ ra nguyên nhân: quan niệm trên bắt nguồn từ suy nghĩ và thái độ học tập phiến diện, đơn giản của học sinh.
- Tác hại của quan niệm này:
+ Kết quả học tập không tiến bộ do sai phương pháp.
+ Lãng phí thời gian.
+ Dễ nản chí do không hiểu yêu cầu của bộ môn và không đạt hiệu quả khi học.
- Đề xuất kinh nghiệm học tốt môn Ngữ Văn:
+ Đọc nhiều tài liệu để có kiến thức sâu rộng về môn học, đọc đa dạng các loại sách để mở rộng vốn từ và hiểu biết xã hội.
+ Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng viết, rèn diễn đạt và rèn tư duy giải quyết vấn đề.
+ Vun đắp đời sống tinh thần, nâng cao khả năng cảm nhận.
+ Chú ý quan sát học hỏi và có ý thức trải nghiệm cuộc sống.
Câu 3 :Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết ăn diện, nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường,... thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập".
Anh (chị) hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên.
Trả lời:
Dàn ý bài nghị luận bác bỏ quan niệm: Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường…, thế mới là cách sống sành điệu của tuổi trẻ thời hội nhập.
* Mở bài: Giới thiệu và khẳng định sự sai lầm của quan niệm trên.
* Thân bài:
- Tác hại của quan niệm sống sai lầm như trên:
+ Quan niệm trên dẫn đến lối sống buông thả, nghiện ngập, tổn hại đến tinh thần và sức khỏe của thế hệ trẻ.
+ Quan niệm trên gây ra ảo tưởng về thứ “sành điệu” phù phiếm, nguy hại, khiến thế hệ trẻ đi chệch khỏi con đường đúng đắn, lành mạnh và ý nghĩa.
+ Quan niệm trên để lại hệ lụy lâu dài và ảnh hưởng tới bản thân người trẻ, gia đình họ và ảnh hưởng tới xã hội.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm sống sai lầm này:
+ Quan niệm xuất phát từ tư duy hưởng thụ, lối sống lười biếng, thói vô trách nhiệm.
+ Do sự thiếu hiểu biết, thiếu vốn sống của người trẻ khi mới bước vào đời.
+ Do tâm lí muốn thể hiện mình của lứa tuổi đầu đời.
+ Do sự chiều chuộng thái quá của một bộ phận gia đình.
- Giải pháp:
+ Gia đình, nhà trường và xã hội cần định hướng cho người trẻ về lối sống lành mạnh, ý nghĩa, tiến bộ và làm rõ khái niệm “sành điệu” thường được giới trẻ chú ý.
+ Bản thân người trẻ phải có trách nhiệm với chính mình, tìm kiếm năng lực, sở thích và ước mơ thực sự của mình.
+ Người trẻ cần tranh thủ thời gian học tập, rèn luyện và theo đuổi ước mơ.
* Kết bài: Khẳng định lại sự sai lầm của quan niệm, đưa ra quan niệm sống đúng đắn.