Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi


Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.

Đề 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) và “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a. Tìm hiểu đề

Tìm hiểu đề

Đề 1

Đề 2

Kiểu bài

Nghị luận văn học

Nghị luận văn học

Vấn đề nghị luận

Nội dung và nghệ thuật của truyện “Tinh thần thể dục”

Sự khác nhau về từ ngữ, giọng văn giữa hai văn bản.

Thao tác lập luận

Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận

So sánh, phân tích, chứng minh, bình luận

Phạm vi tư liệu

Truyện “Tinh thần thể dục” (NCH)

Truyện “Chữ người tử tù”, đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.

b. Lập dàn ý: 

2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về 1TP/1 đoạn trích văn xuôi

- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng:

+ Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung.

+ Có thể là một phương diện, một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.

- Nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm/đoạn trích văn xuôi thường như sau:

+ Giới thiệu tác phẩm/đoạn trích cần nghị luận.

+ Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc một số khía cạnh đặc sắc theo định hướng của đề.

+ Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

LUYỆN TẬP:

Đề: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.

* MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc, truyện ngắn “Vi hành và dẫn dắt vào nghệ thuật châm biếm, đả kích đặc sắc của tác phẩm.

* TB:

- Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện “Vi hành”:

            + Nhan đề chứa đựng sự mỉa mai, châm biếm: “Vi hành” (vua chúa xưa vi hành để tìm hiểu dân chúng, Khải Định được dự đoán là vi hành để tiện chơi bời; Khải Định tưởng được người Pháp yêu quý kì thực không ai biết đến).

            + Tình huống nhầm lẫn độc đáo và tăng tiến (từ đôi trai gái đến nhân dân đến Chính phủ đều không biết Khải Định).

            + Xây dựng nhân vật biếm họa: chân dung Khải Định hiện lên nhếch nhác, lố bịch.

            + Giọng điệu và lời văn mỉa mai, châm biếm với tiếng cười kín đáo, sâu cay.

- Đánh giá, bình luận: Nghệ thuật châm chiếm trong “Vi hành” khai thác mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, vừa có cái cười phương Đông vừa mang màu sắc hiện đại.

* KB: Khẳng định nghệ thuật châm biếm, đả kích là thành công lớn nhất về phương diện nghệ thuật của truyện ngắn này. Đây cũng là một nét phong cách của Nguyễn Ái Quốc trong thể loại truyện ngắn.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”