Nhà văn M.Goóc-ki cho rằng: "Văn học là nhân học". Hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về quan niệm trên - Ngữ Văn 12

Câu nói của Goóc-ki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông. Đó là một phát hiện mới mà lại không mới; là câu nói ngắn gọn mà lại không ngắn gọn

Lời giải

Câu nói của Goóc-ki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông. Đó là một phát hiện mới mà lại không mới; là câu nói ngắn gọn mà lại không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy của ông cũng sớm héo úa như những bông hoa chưa kịp nở đã tàn.

Với văn chương, chất liệu đầu liên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn chương không ai khác chính là những con người của cuộc sống. Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngõ ngách nội tâm hiểu đúng hơn và hiểu nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú bí ẩn bị bề ngoài bao phủ.

Học văn hay làm văn, viết văn cũng vậy thôi. Cũng là để nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống và con người. Bản chất của cuộc sống cũng là bản  chất của con người. Mỗi người khi chấp nhận con đường về nghiệp văn tức là đã chấp nhận đương đầu với thử thách. khó khăn để sống đúng và hiểu đúng hơn về con người, về cuộc đời. Chính vì thế mà văn học đã lựa chọn cuộc đời làm người bạn đồng hành tri âm của mình. Và cũng chính vì lẽ đó mà văn học phài là nhân học, chứ không nào khác được.

Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì đã đủ chưa? Văn học cung cấp bấy nhiêu mảnh đời, bấy nhiêu số phận không đơn giản chỉ để mỗi độc giả nhận ra mình qua từng mảnh đời, số phận đó. Văn học là nhân học và vì thế văn học không chỉ thực hiện chức năng nhận thức, còn phải làm tốt cả chức năng giáo dục. Học văn là học cách làm người. Và học cách làm người tức là học về cái tốt, cái đẹp và cái thật không phải lúc nào văn học cũng đề cao cái tốt đẹp. Cũng có lúc trong văn học xuất hiện những thằng cơ hội như Xuân tóc đỏ (Sốđỏ - Vũ Trọng Phụng), lưu manh như Chí Phèo (Chí Phèo - Nam cao), nham hiểm như Bá Kiến (Chí Phèo) và thậm chí dâm ô, trụy lạc như Nghị Hách (Giông tố - Vũ Trọng Phụng). Nhưng điều tác phẩm văn học muốn đề cập đến qua những nhân vật ác là con người phải biết loại bỏ, căm ghét và chống lại cái xấu, đừng để những cái xấu, cái ác như thế tồn tại trong cuộc đời. Điều đó cũng có nghĩa là văn học giúp người đọc hướng thiện và đi tới sự hoàn thiện mình.

Có thể nói Gorki đã đúng đắn khi đưa ra một định nghĩa về văn chương như vậy. Trở lại với ý kiến ban đầu của bài viết rằng đây là một phát hiện mới mà không mới của Goóc-ki. Nói không mới vì câu nói của ông đề cập đến bản chất của văn học - một vân đề mà nhiều người đã nêu lên và sau này Thạch Lam, Nam Cao hay Nguyễn Khải cũng từng đề cập. Xét theo một khía cạnh nào đó, M. Goóc-ki đã đề cập tới nhân vật trong phát biểu của mình. Văn học giúp con người tốt hơn thông qua nghệ thuật thể hiện nhân vật chứ không phải là ở những khái niệm lí lẽ thuần giáo huấn. Như vậy, giữa con người trong tác phẩm và con người trong cuộc đời có gì giống và khác nhau? Và sức sống của nhân vật điển hình mạnh như thế nào?

Tác phẩm là sự thể hiện cuộc đời vì thế con người của tác phẩm cũng là sự thể hiện của con người trong cuộc đời. Cũng yêu thương, cũng hờn ghét, cũng hình hài xấu đẹp. Nhưng sự phản ánh đó không phải là cái sao chép nguyên xi. Nhà văn mượn nguyên màu trong cuộc sống rồi sáng tạo tưởng tượng thêm để tạo ra nhân vật của mình. Chị Ràng - rmười nữ liệt sĩ trung kiên ở vùng đất Ràng không đẹp bằng chị Sứ và cũng không có tình mẫu tử xúc động như chị Sứ. Mối quan hệ giữa chị Ràng và chị Sứ cũng là mối quan hệ giữa cuộc đời và văn học. Cuộc đời là nơi khởi đầu cũng là hướng đi tới của văn học. Văn học viết về cuộc đời và đồng thời cũng là tập hợp từ cuộc đời. Chính vì thế nhân vật mà mỗi tác giả nhào nặn hư cấu nên thường có giá trị điển hình cho con người của một xã hội, một thời đại. Đó chính là nét khác biệt giữa con người trong tác phẩm và trong cuộc đời. Sức sống của nhân vật điển hình - một con người này mà cũng nhiều người kia - chính là sức sống của một tác phẩm văn học. Và nhiều lúc nó còn thật hơn cả người thật nữa nó quyết định sự trường tồn của tác phẩm truyện và của tên tuổi tác giả. Mỗi nhà văn chỉ mong muốn để lại cho đời một, hai nhân vật điển hình mức độ cao nhằm làm trong sạch hơn tâm hồn con người theo đúng bản chất và chức năng của văn học: "văn học là nhân học".

Cái điều tưởng là dễ hiểu ấy cứ sống mãi trong mỗi người như sự trường tồn của cuộc đời, của văn học. Mỗi trang văn là mỗi trang đời. Và mỗi trang đời ấy, được viết từ những mẫu, những mảnh con người. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi (Chế Lan Viên) cũng như mãi mãi không có thứ văn chương nào nằm ngoài qui luật của sự sáng tạo: nghệ thuật vị nhân sinh và văn học là nhân học.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với 3 dây dẫn khác nhau. Dựa vào độ thị cho biết điện trở R3 có giá trị là bao nhiêu?

A. R3 = 240Ω

B. R3  = 120Ω

C. R3  = 400Ω

D. R3  = 600Ω

Câu 2. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì

A. cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau.

B. hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau

C. hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở         

D. điện trở tương đương của  mạch bằng tổng các điện trở thành phần

Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, 1 dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω. Dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỷ số \(\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}}\) bằng

A. \(\dfrac{{{1}}}{{{2}}}\)                         B. 2

C. \(\dfrac{{{1}}}{{{3}}}\)                         D. 3

Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu 1 cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu?

A. 20m                       

B. 30m                                   

C. 40m                       

D. 50m

Câu 5. Một đoạn mach có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:

A. A = R.I.t               

B. A = P.t/R               

C. A = U.I.t               

D. A = P2/R

Câu 6. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 12Ω mắc song song là

A. 36Ω                                   

B. 15Ω                       

C. 4Ω                         

D. 2,4Ω          

Câu 7: trên một bóng đèn có nghi 6V-3W, cường độ dòng điện qua bóng khi nó sáng bình thường là bao nhiêu?

A. 0,5A                                  

B. 2A                         

C. 18A                       

D. 12A

Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ biết A chỉ 1A, V chỉ 12V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là:

 

A. R1 = 5 Ω; R2 = R3 = 10 Ω                          

B. R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 8 Ω                            

C. R1 = 3 Ω; R2 = R3 = 6 Ω 

D. R1 = 2 Ω; R2 = R3 = 4 Ω 

Câu 9: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi

A. biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện           

B. biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện     

C. biến trở được mắc song song với mạch điện

D. biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế

Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikelin R = 48,5 Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là:

A. 99,79W

B. 9,979W                  

C. 997,9W                  

D. 0,9979W

Câu 11. Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức,  trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720KJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu?

 A. P = 800W 

B. P = 800kW

C. P = 800J

D. P = 800N

Câu 12. Có 4 điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc 4 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U=90V. Cường độ dòng điện trong mạch là

A. I = 2A

B. I = 1,5A                 

C. I = 1A

D. I = 4,5A

Câu 13. Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm với cơ thể người

A. 6V

B. 12V

C. 39V

D. 220V

Câu 14. Định luật Jun – lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành :

A. Cơ năng

B. Hóa năng               

C. Năng lượng ánh sáng                    

D. Nhiệt năng

Câu 15. Trong kĩ thuật đơn vị công suất còn được tính bằng

A. kJ                            B. kW                                      C. W/h                         D.W/s

Câu 16. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là bao nhiêu?

A. I = 1,0 A

B. I = 1,5 A

C. I = 2 A

D. I = 2,5 A

Câu 17: Một bóng đèn có ghi 220V-75W. Công suất điện của bóng đèn băng 75 W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế

A. Nhỏ hơn 220V                              

B. Bằng 220V                        

C. Lớn hơn hoặc bằng 220V             

D. Bất kì

Câu 18: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85% . Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1h là bao nhiêu ?

A. 2190,6kJ

B. 2109,6kJ                

C. 2019,6kJ    

D. 2106,9kJ

Câu 19: Phát biểu nào đúng nhất khi nói về điện năng

A. Điện năng là năng lượng của dòng điện

B. Điện năng là công của dòng điện sinh ra              

C. Điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn                   

D. Điện năng chỉ năng lượng chuyển hóa thành dạng khác của năng lượng

Câu 20. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Dòng điện có … vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng

A. Năng lượng                       

B. Điện thế                 

C. Điện tích                

D. Điện lượng

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

B. Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một côn kế song song với dụng cụ đó.

Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp .

A. \(R = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

B. \(R = {R_1} + {R_2}\)

C. \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

D. \(R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở  của dây thứ 2 là bao nhiêu?

A. 4Ω                          B .6 Ω                         C. 8 Ω                         D. 10Ω

Câu 4. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3 . Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

A. R3 > R2 > R1                      

B. R1 > R3 > R2                      

C. R2 > R1 > R3                      

D. R1 > R2 > R3                      

Câu 5. Câu  phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ

A. diện năng tiêu thụ nhiều hay ít                 

B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu                      

C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé    

D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện

Câu 6. Mắc điện trở R= 40Ω và R= 80 Ω vài hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1

A. 0,1A                                  

B. 0,15A        

C. 0,45A                                

D. 0,3A          

Câu 7: Một bàn là có ghi 220V – 800W mắc vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V.  Cường độ dòng điện chạy qua mạch là

A. 3,6A                                  

B. 0,5A                                  

C. 2,6A                      

D. 4,2A

Câu 8: Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω măc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1= 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế hai đầu R3 và hiệu điện thế hai đầu mạch là

A. U3 = 6V  và U = 16V

B. U3 = 4V  và U = 14V

C. U3 = 5V  và U = 12V

D. U3 = 8V  và U = 18V

 Câu 9: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguần điện .Để hai bóng đèn cùng sáng bình thường  ta chọn hai bóng đèn như thế nào ?

A. Có cùng hiệu điện thế định mức

B. Có cùng công suất định mức         

C. Có cùng cường độ dòng điện định mức

D. Có cùng điện trở

Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R=48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là

A. 898011J

B. 898110J                 

C. 898101J                 

D. 890801J

Câu 11. Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất

A. P = A.t      

B. P = A+ t

C. A = P.t

D. t = P.A

Câu 12. Có 4 điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc 4 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U=90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn 1 nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch 1 điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào sau đây:

A. R5 = 25Ω

B. R5 = 40Ω   

C. R5 = 60Ω

D. R5 = 90Ω

Câu 13. Đơn vị công của dòng điện là:

A. ampe (A)

B. jun (J)

C. vôn (V)

D. oát (W)

Câu 14. Trong số các vật liệu: đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

A. đồng

B. nhôm

C. sắt

D. nicrom

Câu 15. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

A. U = 10V          

B. U = 12,5V                               

C. U = 15V                      

D. U = 20V

Câu 16.  Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R2 là:

A. P = R.I

B. P = I2. R

C. P = I.R2

D. P = I2. R2

Câu 17: một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

A. đèn sáng bình thường.

B. đèn sáng mạnh hơn bình thường   

C. đèn sáng yếu hơn bình thường

D. đèn sáng lúc mạnh lúc yếu

Câu 18: Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?

A. công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.

B. dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.

C. thời gian sử dụng điện trong gia đình

D. điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Câu 19: Có 3 điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc 3 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 90V. cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. I = 6A

B. I = 1,5A

C. I = 3,6A

D. I = 4,5A

Câu 20. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?

A. điện kế       

B. biến thế

C. điện trở

D. ampe kế

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Vật lí 9

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Câu phát biểu dưới đây phát biểu nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chay qua 1 dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó

Cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn

A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó

B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó

C. có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó

D. luôn bằng 1 nửa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó

Câu 2. Có 2 điện trở R1 và R2 (với R1 = R2 =r).Gọi Rnt và Rss lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng

A. Rnt = 2.Rss

B. Rnt =4. Rss

C. Rss =2 Rnt

D. Rss =4 Rnt

Câu 3. Hai đay nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω  và 6 Ω dây thử 1 dài 15m. chiều dài của dây thư 2 là bao nhiêu?

A. 16m           B .17m                                   

C. 18m           D. 20m

Câu 4. Công thức nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn (l), tiết diện dây dẫn(S), điện trở suất vật liệu làm dây(\(\rho\)) là đúng ?

\(\eqalign{
& A.\,\,R = \rho {S \over l} \cr
& B.\,\,R = \rho {l \over S} \cr
& C.\,\,R = S{{{\rho ^2}} \over l} \cr
& D.\,\,R = \rho {{{S^2}} \over l} \cr} \)

Câu 5. Một đoạn mạch gồm 2  điện trở R1=10Ω và R=20 Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là

A. I = 0,2A                            

B. I = 0,3A

C. .I = 0,4A                            

D. I = 0,6A

Câu 6. Một bóng đèn có ghi 12V-6W mắc vào nguần điện 12V. điện trở của bóng đèn là

A. 12Ω                                   

B. 36Ω

C. 48Ω

D. 24Ω           

Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ:  

 R1=R2=2R3 vôn kế V chỉ 12 V , A chỉ 2A

Hiệu điện thế hai đầu mạch là

A. U=15V                              

B. U=18V

C. U=20V

D. U=24V

Câu 8: Bóng đèn bị đứt dây tóc cần phải thay bóng đèn khác. Biện pháp nào sau đây đảm bảo an toàn điện.

A. Nếu đèn dùng phích cắm thì phải rút phích cắm trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác

B. Nếu đèn không dùng phích cắm thì phải ngắt công tắc, tháo cầu trì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác

C. Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà(đứng trên ghế nhựa hay bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác

D. Các phương án A,B,C đều đảm bảo an toàn điện

Câu 9: Nếu đồng thời tăng điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng lên như thế nào ?

A. 4 lần

B. 8 lần

C. 12 lần

D. 16 lần

B.TỰ LUẬN

Câu 10.Có 2 điện trở R1 và R2 được mắc vào giữa hai điểm A và B. Khi chúng được mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của mạch là 9Ω. Khi chúng được mắc song song thì điện trở của mạch là 2 Ω. Tính điện trở R1 và R2?

Câu 11. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. theo cách mắc đó, hãy tính :

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch

b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

c) Nhiệt lượng tỏa ra đoạn mạch trong thời gian 10 phút

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 1 - Vật lí 9

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện  chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. .Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai?

 

A. khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A

B. khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3A

C. khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1A

D. giá trị của hiệu điện thế luôn gấp 20 lần giá trị của cường độ dòng điện .

Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài dây giảm đi 1 nửa? biết rằng hiệu điện thế không đổi?

A. tăng lên gấp đôi

B. không thay đổi

C. giảm đi một nửa

D. giảm đi còn 1/4 .

Câu 3. Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, biết tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. biết điện trở suất của nicrom p = 1,1.10-6Ωm. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là:

A. I = 2A                        

B. I = 4A             

C. I = 6A             

D. I = 8A

Câu 4. Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. so sánh điện trở của hai dây dẫn?

A. Rđồng = Rnhôm                      

B. Rđồng > Rnhôm

C. Rđồng < Rnhôm

D. Rđồng =2 Rnhôm

 Câu 5. Công suất điện cho biết:

A. khả năng thực hiện công của dòng điện

B. năng lượng của dòng điện

C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian                   

D. mức độ mạnh, yếu của dòng điện

Câu 6. Hai bóng đèn có điện trở 6Ω, 24Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện không đổi 12V. hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn lần lượt là:

A. 5,4V và 6,6V                    

B. 4,8 và 7,2V 

C. 3,6V và 8,4V

D. 2,4V và 9,6V        

Câu 7: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ bao nhiêu?

A. 0,5A                                  

B. 1,5 A

C. 2A

D. 18A

Câu 8: Hai điện trở R1 =3Ω; R2 = 2Ω mắc nối tiếp. dòng điện chạy qua R­1 là I = 2,25A. hiệu điện thế hai đầu mạch là:

A. U = 7,5 (V)

B. U = 8 (V)

C. U = 12 (V)

D. U = 6,25 (V)

Câu 9: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì

A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất

B. dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này.

C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.

D. nếu chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ.

Câu 10: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. công của dòng điện sinh ra trong 1 giờ là:

A. 2374kJ

B. 2376kJ

C. 2387kJ

D. 2372kJ

B.TỰ LUẬN

Câu 11.Cho mạch điện như hình vẽ:

 

Biết R1 = 6Ω; R1 = 30Ω; R1 = 15Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V.

a) tính điện trở tương đương của mạch

b) tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở?

Câu 12. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc song song vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. theo cách mắc đó, hãy tính :

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch

b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .

c) Nhiệt lượng tỏa ra đoạn mạch trong thời gian 10 phút

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật ôm với 1 đoạn mạch?

Câu 2. Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích gì ?

Câu 3. Một bạn học sinh cho rằng công của dòng điện sản ra khi nó chay qua một vật đẫn tỉ lệ với điện trở của vật dẫn đó. Ý kiến của bạn đó có đúng không?

Câu 4. Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 9Ω; R2 = 6Ω mắc song song với nhau, đặt ở hiệu điện thế U = 7,2V

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch trong mạch chính

b) Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mach rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính

Câu 5. Một gia đình sử dụng 10 bóng đèn 220V- 40W, một bếp điện 220V- 1000W, một máy giặt 220V – 1400W,một tủ lạnh 220V – 200W một tivi 220V – 100W trong thời gian 30 phút. Biết hiệu điện thế ở hai đầu ổ điện là :220V

a) Tính điện năng đã tiêu thụ trong thời gian trên

b) Tính số tiền phải trả cho số điện năng trên biết giá 1kW là 800 đồng  

 

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật Jun-Len-xơ.

Câu 2. Trình bày sơ đồ cách mắc các dụng cụ cần thiết, quá trình thao tác dùng để đo điện trở của một dây đẫn bằng vôn kế và ampe kế lí tưởng.

Câu 3. Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dẫn dài l1 có điện trở R1 và dây kia dài l2 = 8l1 có điện trở R2 .Hãy tính tỉ số R1/R2.

Câu 4. Hai điện trở  R1 = 50 Ω; R2 =100 Ω mắc nối tiếp ;cường độ dòng điện qua mạch là 0,16A .

a) Vẽ sơ đồ mạch điện

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

Câu 5. Một khu dân cư có 100 hộ gia đình. Trung bình mỗi tháng mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120 W trong 5 giờ trong một ngày.

a) Tính công suất trung bình của cả khu dân cư.

b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong một tháng (30 ngày).

c) Tính tiền điện mà mỗi khu dân cư phải trả trong một tháng với giá 800 đồng /1kW.h


Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”