Ôn tập chương 1: Mệnh đề, tập hợp

Bài Tập và lời giải

Bài 1.41 trang 18 SBT đại số 10

Đề bài

Cho A, B là hai tập hợp và mệnh đề P: “A là một tập hợp con của B”.

a) Viết P dưới dạng một mệnh đề kéo theo.

b) Lập mệnh đề đảo của P.

c) Lập mệnh đề phủ định của P và viết nó dưới một mệnh đề kéo theo.

Xem lời giải

Bài 1.42 trang 18 SBT đại số 10

Đề bài

Dùng kí hiệu \(\forall \) và \(\exists \) để viết mệnh đề sau rồi lập mệnh đề phủ định và xét tính đúng sai của mệnh đề đó.

a) Mọi số thực cộng với số đối của nó đều bằng \(0\).

b) Mọi số thực khác 0 nhân với nghịch đảo của nó đều bằng \(1\).

c) Có một số thực bằng số đối của nó.

Xem lời giải

Bài 1.43 trang 18 SBT đại số 10

Đề bài

Cho A, B là hai tập hợp, \(x \in A\) và \(x \notin B\). Xét xem trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng.

a) \(x \in A \cap B\)

b) \(x \in A \cup B\)

c) \(x \in A\backslash B\)

d) \(x \in B\backslash A\)

Xem lời giải

Bài 1.44 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Cho A, B là hai tập hợp. Hãy xác định các tập hợp sau

a) \((A \cap B) \cup A\)

b) \((A \cup B) \cap B\)

c) \((A\backslash B) \cup B\)

d) \((A\backslash B) \cap (B\backslash A)\)

Xem lời giải

Bài 1.45 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số

a)\(( - \infty ;3] \cap ( - 2; + \infty )\);

b) \(( - 15,7) \cup ( - 2;14)\);

c) \((0;12) \cap {\rm{[5}}; + \infty )\);

d) \(R\backslash ( - 1;1)\).

Xem lời giải

Bài 1.46 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số

a) \(R\backslash ((0;1) \cup (2;3))\);

b) \(R\backslash ((3;5) \cap (4;6))\)

c) \(( - 2;7)\backslash {\rm{[}}1;3{\rm{]}}\)

d) \(( - 1;2) \cup (3;5))\backslash (1;4)\)

Xem lời giải

Bài 1.47 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Xác định các tập hợp sau

a) \(( - 3;5] \cap Z\);

b) \((1;2) \cap Z\);

c) \((1;2] \cap Z\)

d) \({\rm{[}}-3;5] \cap N\);

Xem lời giải

Bài 1.48 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Cho \(x \in \mathbb{R}\) và các mệnh đề \(P:x < 1,{\rm{ }}Q:{x^2} < 1\).  Mệnh đề nào là đúng trong các mệnh đề sau:

A. \(P\) là điều kiện đủ của \(Q\)

B. \(P\) là điều kiện cần của \(Q\)

C. \(P\) là điều kiện cần và đủ của \(Q\)

D. \(Q\) là điều kiện cần của \(P\)

Xem lời giải

Bài 1.49 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Giả sử A, B là hai tập hợp, \(A \subset B\) và \(x \in B\). Mệnh đề nào là sai trong các mệnh đề sau?

A. \(x \in A \Rightarrow x \in A \cap B\)

B. \(x \in B\backslash A \Rightarrow x \in A\)

C. \(x \in A\backslash B \Rightarrow x \in A\)

D. \(x \in A\backslash B \Rightarrow x \in A\) 

Xem lời giải

Bài 1.50 trang 19 SBT đại số 10

Đề bài

Cho ba tập hợp \(A,B,C\) biết \(A \cap B \cap C = \emptyset \). Mệnh đề nào là đúng trong các mệnh đề sau?

A. \(A \cap B \subset C\)

B. \(A \cap C \subset B\)

C. \(B \cap C \subset A\)

D. \(A \cap B \cap C \subset A\)

Xem lời giải

Bài 1.51 trang 20 SBT đại số 10

Đề bài

Cho \(a,b,c \in \mathbb{R},a < b < c.\) Mệnh đề nào là đúng trong các mệnh đề sau?

A. \(\left( {a;b} \right) \cup \left( {b;c} \right) = \left( {a;c} \right)\)

B. \(\left( {a;b} \right) \cap \left( {b;c} \right) = \emptyset \)

C. \(\left( {a;c} \right)\backslash \left( {a;b} \right) = \left( {b;c} \right)\)

D. \(\left( {a;b} \right) \cap \left( {b;c} \right) = \left\{ b \right\}\)

Xem lời giải

Bài 1.52 trang 20 SBT đại số 10

Đề bài

Cho \(a,b,c \in \mathbb{R},a < b < c.\) Mệnh đề nào là sai trong các mệnh đề sau?

A. \(\left( { - \infty ;c} \right) \cup \left( {a; + \infty } \right) = \mathbb{R}\)

B. \(\left( { - \infty ;b} \right) \cap \left( {a;c} \right) = \left( {a;b} \right)\)

C. \(\left( {a; + \infty } \right)\backslash \left( {a;c} \right) = \left( {c; + \infty } \right)\)

D. \(\left( {a;b} \right] \cup \left( {b;c} \right) = \left( {a;c} \right)\)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”