Ôn tập chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng - Câu hỏi trắc nghiệm

Bài Tập và lời giải

Bài 1.49 trang 39 SBT hình học 11
Trong mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) cho điểm \(A\left( {2;5} \right)\). Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v \left( {1;2} \right)\) biến \(A\) thành điểm có tọa độA. \(\left( {3;1} \right)\)                B. \(\left( {1;6} \right)\)C. \(\left( {3;7} \right)\)                D. \(\left( {4;7} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.50 trang 39 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) cho điểm \(A\left( {4;5} \right)\). Qua phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v \left( {2;1} \right)\), \(A\) là ảnh của điểm có tọa độ

A. \(\left( {3;1} \right)\)                B. \(\left( {1;6} \right)\)

C. \(\left( {4;7} \right)\)                D. \(\left( {2;4} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.51 trang 39 SBT hình học 11

Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?A. Không có               

       B. Chỉ có mộtC. Chỉ có hai                      D. Vô số

Xem lời giải

Bài 1.52 trang 39 SBT hình học 11
Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường tròn cho trước thành chính nó?A. Không có                     B. Chỉ có mộtC. Chỉ có hai                    D. Vô số

Xem lời giải

Bài 1.53 trang 39 SBT hình học 11
Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một hình vuông thành chính nó?A. Không có                      B. Chỉ có mộtC. Chỉ có bốn                    D. Vô số

Xem lời giải

Bài 1.54 trang 39 SBT hình học 11
Trong mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) cho điểm \(M\left( {2;3} \right)\), ảnh của \(M\) qua phép đối xứng trục \(Ox\) có tọa độA. \(\left( {3;2} \right)\)                B. \(\left( {2; - 3} \right)\)C. \(\left( {3; - 2} \right)\)            D. \(\left( { - 2;3} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.55 trang 39 SBT hình học 11
Trong mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) cho điểm \(M\left( {2;3} \right)\), qua phép đối xứng trục \(Oy\) thì \(M\) là ảnh của điểm có tọa độA. \(\left( {3;2} \right)\)               B. \(\left( {2; - 3} \right)\)C. \(\left( {3; - 2} \right)\)            D. \(\left( { - 2;3} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.56 trang 39 SBT hình học 11
Trong mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) cho điểm \(M\left( {2;3} \right)\), ảnh của \(M\) qua phép đối xứng trục là đường thẳng \(x - y = 0\) có tọa độA. \(\left( {3;2} \right)\)                B. \(\left( {2; - 3} \right)\)C. \(\left( {3; - 2} \right)\)             D. \(\left( { - 2;3} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.57 trang 39 SBT hình học 11
Hình gồm hai đường tròn có tâm và bán kính khác nhau có bao nhiêu trục đối xứng?A. Không có                      B. Chỉ có mộtC. Chỉ có hai                     D. Vô số

Xem lời giải

Bài 1.58 trang 39 SBT hình học 11

Đề bài

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Đường tròn là hình có vô số trục đối xứng

B. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là đường tròn.

C. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình gồm những đường tròn đồng tâm.

D. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình gồm hai đường thẳng vuông góc.

Xem lời giải

Bài 1.59 trang 40 SBT hình học 11
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(I\left( {1;2} \right)\) và \(M\left( {3; - 1} \right)\). Ảnh của điểm \(M\) qua phép đối xứng tâm \(I\) có tọa độA. \(\left( {2;1} \right)\)                 B. \(\left( { - 1;5} \right)\)C. \(\left( { - 1;3} \right)\)              D. \(\left( {5; - 4} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.60 trang 40 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) cho đường thẳng \(\Delta \) có phương trình \(x = 2\). Ảnh của \(\Delta \) qua phép đối xứng tâm \(O\) là đường thẳng

A. \(x =  - 2\)                  B. \(y = 2\)

C. \(x = 2\)                     D. \(y =  - 2\)

Xem lời giải

Bài 1.61 trang 40 SBT hình học 11

Đề bài

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Phép đối xứng tâm không có điểm nào biến thành chính nó.

B. Phép đối xứng tâm có đúng một điểm biến thành chính nó.

C. Có phép đối xứng tâm có hai điểm biến thành chính nó.

D. Có phép đối xứng tâm có vô số điểm biến thành chính nó.

Xem lời giải

Bài 1.62 trang 40 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(\Delta \) có phương trình \(x - y + 4 = 0\). Đường thẳng \(\Delta \) là ảnh qua một phép đối xứng tâm của đường thẳng

A. \(2x + y - 4 = 0\)

B. \(x + y - 1 = 0\)

C. \(2x - 2y + 1 = 0\)

D. \(2x + 2y - 3 = 0\)

Xem lời giải

Bài 1.63 trang 40 SBT hình học 11
Hình gồm hai đường tròn phân biệt có cùng bán kính có bao nhiêu tâm đối xứng?A. Không có                  B. Chỉ có mộtC. Chỉ có hai                 D. Vô số

Xem lời giải

Bài 1.64 trang 40 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(M\left( {1;1} \right)\). Ảnh của \(M\) qua phép quay tâm \(O\), góc quay \({45^0}\) có tọa độ

A. \(\left( { - 1;1} \right)\)                      B. \(\left( {1;0} \right)\)

C. \(\left( {\sqrt 2 ;0} \right)\)                   D. \(\left( {0;\sqrt 2 } \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.65 trang 40 SBT hình học 11

Đề bài

Cho tam giác đều tâm \(O\). Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm \(O\) góc \(\alpha ,0 \le \alpha  < 2\pi \), biến tam giác trên thành chính nó?

A. Chỉ có một                    B. Chỉ có hai

C. Chỉ có ba                      D. Chỉ có bốn

Xem lời giải

Bài 1.66 trang 40 SBT hình học 11

Đề bài

Cho hình vuông tâm \(O\). Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm \(O\) góc \(\alpha \), \(0 \le \alpha  < 2\pi \), biến hình vuông trên thành chính nó?

A. Chỉ có một                    B. Chỉ có hai

C. Chỉ có ba                      D. Chỉ có bốn

Xem lời giải

Bài 1.67 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Cho hình chữ nhật có \(O\) là tâm đối xứng. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm \(O\) góc \(\alpha ,0 \le \alpha  < 2\pi \), biến hình chữ nhật trên thành chính nó?

A. Không có                    B. Chỉ có hai

C. Chỉ có ba                    D. Chỉ có bốn

Xem lời giải

Bài 1.68 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Có bao nhiêu điểm biến thành chính nó qua phép quay tâm \(O\) góc quay \(\alpha  \ne k2\pi \), \(k\) là một số nguyên?

A. Không có                            B. Chỉ có một

C. Chỉ có hai                           D. Vô số

Xem lời giải

Bài 1.69 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(M\left( {2;1} \right)\). Điểm \(M\) qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua tâm \(O\) và phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v \left( {2;3} \right)\) được biến thành điểm có tọa độ

A. \(\left( {1;3} \right)\)                      B. \(\left( {2;0} \right)\)

C. \(\left( {0;2} \right)\)                      D. \(\left( {4;4} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.70 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường tròn \(\left( C \right)\) có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 4\). Đường tròn \(\left( C \right)\) qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua trục \(Oy\) và phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v \left( {2;3} \right)\) được biến thành đường tròn có phương trình

A. \({x^2} + {y^2} = 4\)

B. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 6} \right)^2} = 4\)

C. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\)

D. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\)

Xem lời giải

Bài 1.71 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(x + y - 2 = 0\). Đường thẳng \(d\) qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua tâm \(O\) và phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v \left( {3;2} \right)\) được biến thành đường thẳng có phương trình

A. \(3x + 3y - 2 = 0\)

B. \(x - y + 2 = 0\)

C. \(x + y + 2 = 0\)

D. \(x + y - 3 = 0\)

Xem lời giải

Bài 1.72 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Thực hiện liên tiếp hai phép tịnh tiến sẽ được một phép tịnh tiến.

B. Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng trục sẽ được một phép đối xứng trục.

C. Thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua tâm và phép đối xứng trục sẽ được một phép đối xứng qua tâm.

D. Thực hiện liên tiếp phép quay và phép tịnh tiến sẽ được một phép tịnh tiến.

Xem lời giải

Bài 1.73 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Có một phép tịnh tiến theo véc tơ khác không biến mọi điểm thành chính nó.

B. Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó.

C. Có một phép đối xứng tâm biến mọi điểm thành chính nó.

D. Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó.

Xem lời giải

Bài 1.74 trang 41 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(M\left( { - 2;4} \right)\). Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k =  - 2\) biến \(M\) thành điểm có tọa độ

A. \(\left( { - 8;4} \right)\)              B. \(\left( { - 4; - 8} \right)\)

C. \(\left( {4; - 8} \right)\)              D. \(\left( {4;8} \right)\)

Xem lời giải

Bài 1.75 trang 42 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(2x + y - 3 = 0\). Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k = 2\) biến \(d\) thành đường thẳng có phương trình

A. \(2x + y + 3 = 0\)

B. \(2x + y - 6 = 0\)

C. \(4x - 2y - 3 = 0\)

D. \(4x + 2y - 5 = 0\)

Xem lời giải

Bài 1.76 trang 42 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(x + y - 2 = 0\) . Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k =  - 2\) biến \(d\) thành đường thẳng có phương trình

A. \(2x + 2y = 0\)

B. \(2x + 2y - 4 = 0\)

C. . \(x + y + 4 = 0\)

D. \(x + y - 4 = 0\)

Xem lời giải

Bài 1.77 trang 42 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường tròn \(\left( C \right)\) có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\). Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k =  - 2\) biến \(\left( C \right)\) thành đường tròn có phương trình

A. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 16\)

B. \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\)

C. \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 16\)

D. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 16\)

Xem lời giải

Bài 1.78 trang 42 SBT hình học 11

Đề bài

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(M\left( {2;4} \right)\). Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k = \dfrac{1}{2}\) và phép đối xứng qua trục \(Oy\) sẽ biến điểm \(M\) thành điểm có tọa độ

A. \(\left( {1;2} \right)\)               B. \(\left( { - 2;4} \right)\)

C. \(\left( { - 1;2} \right)\)            D. \(\left( {1; - 2} \right)\)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”