Ôn tập chương IV - Giới hạn

Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 141 SGK Đại số và Giải tích 11

Hãy lập bảng liệt kê các giới hạn đặc biệt của dãy số và các giới hạn đặc biệt của hàm số.

Xem lời giải

Bài 2 trang 141 (Ôn tập chương IV - Giới hạn) SGK Đại số và Giải tích 11

Cho hai dãy số \((u_n)\) và \((v_n)\). Biết \(|u_n– 2| ≤ v_n\) với mọi \(n\) và \(\lim v_n=0\). Có kết luận gì về giới hạn của dãy số \((u_n)\)?

Xem lời giải

Bài 3 trang 141 (Ôn tập chương IV - Giới hạn) SGK Đại số và Giải tích 11

Tên của một học sinh được mã hóa bởi số 1530. Biết rằng mỗi chữ số trong số này là giá trị của một trong các biểu thức \(A, H, N, O\) với:

\(\begin{array}{l}A = \lim \dfrac{{3n - 1}}{{n + 2}}\\H = \lim (\sqrt {{n^2} + 2n}  - n)\\N = \lim \dfrac{{\sqrt n  - 2}}{{3n + 7}}\\O = \lim \dfrac{{{3^n} - {{5.4}^n}}}{{1 - 4^n}}.\end{array}\)

Xem lời giải

Bài 4 trang 142 SGK Đại số và Giải tích 11

a) Có nhận xét gì về công bội của các cấp số nhân lùi vô hạn.

b) Cho ví dụ về cấp số nhân lùi vô hạn có công bội là số âm và một cấp số nhân lùi vô hạn có công bội là số dương và tính tổng của mỗi cấp số nhân đó.

Xem lời giải

Bài 5 trang 142 SGK Đại số và Giải tích 11

Tính các giới hạn sau a)


a)


\(\displaystyle\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {{x + 3} \over {{x^2} + x + 4}}\)

Phương pháp:

Hàm số xác định tại \(2\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f\left( x \right) = f\left( 2 \right)\)


Xem lời giải

Bài 6 trang 142 SGK Đại số và Giải tích 11

Cho hai hàm số \(f(x) = {{1 - {x^2}} \over {{x^2}}}\) và \(g(x) = {{{x^3} + {x^2} + 1} \over {{x^2}}}\)

a) Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f(x);\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} g(x);\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x);\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } g(x)\)

b) Hai đường cong sau đây (h.60) là đồ thị của hai hàm số đã cho. Từ kết quả câu a), hãy xác định xem đường cong nào là đồ thị của mỗi hàm số đó.

Xem lời giải

Bài 7 trang 143 SGK Đại số và Giải tích 11

Xét tính liên tục trên R của hàm số: \(g\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{x^2} - x - 2}}{{x - 2}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x > 2\\5 - x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 2\end{array} \right.\)

Xem lời giải

Bài 8 trang 143 SGK Đại số và Giải tích 11

Chứng minh rằng phương trình \(x^5– 3x^4+ 5x – 2 = 0\) có ít nhất ba nghiệm nằm trong khoảng \((-2, 5)\).

Xem lời giải

Bài 9 trang 143 SGK Đại số và Giải tích 11

Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. Một dãy số có giới hạn thì luôn luôn tăng hoặc luôn luôn giảm

B. Nếu \((u_n)\) là dãy số tăng thì \(\lim u_n= + ∞\)

C. Nếu \(\lim u_n= + ∞\) và  \(\lim v_n= + ∞\) thì \(\lim (u_n– v_n) = 0\)

D. Nếu \(u_n= a^n\) và \(-1< a < 0\) thì \(\lim u_n=0\)

Xem lời giải

Bài 10 trang 143 SGK Đại số và Giải tích 11

Cho dãy số \((u_n)\) với \({u_n} = {{1 + 2 + 3 + ... + n} \over {{n^2} + 1}}\)

Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. \(\lim u_n= 0\)

B. \({{\mathop{\rm limu}\nolimits} _n} = {1 \over 2}\)

C. \(\lim u_n= 1\)

D. Dãy \((u_n)\) không có giới hạn khi \(n \rightarrow -∞\)

Xem lời giải

Bài 11 trang 143 SGK Đại số và Giải tích 11

Cho dãy số \((u_n)\) với : \(u_n = \sqrt 2 + (\sqrt2)^2+......+( \sqrt 2)^n\)

Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. \(\lim {u_n} = \sqrt 2  + {(\sqrt 2 )^2} + ... + {(\sqrt 2 )^n} \) \(= {{\sqrt 2 } \over {1 - \sqrt 2 }}\)

B. \(\lim u_n = -∞\)

C. \(\lim u_n= +∞\)

D. Dãy số \((u_n)\) không có giới hạn khi \(n \rightarrow +∞\)

Xem lời giải

Bài 12 trang 144 SGK Đại số và Giải tích 11

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} {{ - 3x - 1} \over {x - 1}}\) bằng:

A. \(-1\)                                B. \(-∞\)

C. \(-3\)                                D. \(+∞\)

Xem lời giải

Bài 13 trang 144 SGK Đại số và Giải tích 11

Cho hàm số: \(f(x) = {{1 - {x^2}} \over x}\).

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right)\) bằng:

A. \(+∞\)                                  B. \(1\)

C. \(-∞\)                                  D. \(-1\)

Xem lời giải

Bài 14 trang 144 SGK Đại số và Giải tích 11

Cho hàm số: 

\(f(x) = \left\{ \matrix{
{{3 - x} \over {\sqrt {x + 1} - 2}}\,\,\,\,\,\,\text{ nếu  } x \ne 3 \hfill \cr 
m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\text{ nếu  }x = 3 \hfill \cr} \right.\)

Hàm số đã cho liên tục  tại \(x = 3\) khi \(m\) bằng:

A. \(4\)                    B. \(-1\)

C. \(1\)                    D. \(-4\)

Xem lời giải

Bài 15 trang 144 SGK Đại số và Giải tích 11

Cho phương trình: \(-4x^3+ 4x – 1 = 0\)(1)

Mệnh đề sai là:

A. Hàm số \(f(x) = -4x^3+ 4x – 1\) liên tục trên \(\mathbb R\)

B. Phương trình (1) không có nghiệm trên khoảng \((-∞, 1)\)

C. Phương trình (1) có nghiệm trên khoảng \((-2, 0)\)

D. Phương trình (1) có ít nhất hai nghiệm trên khoảng \(( - 3,{1 \over 2})\)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”