ÔN TẬP CUỐI NĂM ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH - TOÁN 11 NÂNG CAO

Bài Tập và lời giải

Câu 1 trang 223 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

a. Tính \(\sin {\pi  \over 8}\,\text{ và }\,\cos {\pi  \over 8}\)

b. Chứng minh rằng có hằng số C > 0 để có đẳng thức

\(\sin x + \left( {\sqrt 2  - 1} \right)\cos x = C\cos \left( {x - {{3\pi } \over 8}} \right)\) với mọi x.

Xem lời giải

Câu 3 trang 223 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

a. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P\left( x \right) = {\left( {\sin x + \cos x} \right)^3}\)

b. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(Q\left( x \right) = {1 \over {{{\sin }^2}x{{\cos }^2}x}}\)

c. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(R\left( x \right) = P\left( x \right) + Q\left( x \right)\)

Xem lời giải

Câu 4 trang 223 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình :

a. \({\sin ^4}x + {\cos ^4}x = {3 \over 4}\)

b. \({\sin ^2}2x - {\sin ^2}x = {\sin ^2}{\pi  \over 4}\)

c. \(\cos x\cos 2x = \cos 3x\)

d. \(\tan 2x - \sin 2x + \cos 2x - 1 = 0\)

Xem lời giải

Câu 5 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau :

a. \(2\sin \left( {x + 10^\circ } \right) - \sqrt {12} \cos \left( {x + 10^\circ } \right) = 3\)

b. \(\sqrt 3 \cos 5x + \sin 5x = 2\cos 3x\)

c. \({\sin ^2}x - 3\sin x\cos x + 2{\cos ^2}x = 0\)

Xem lời giải

Câu 6 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau :

a. \({\tan ^2}x + 3 = {3 \over {\cos x}}\)

b. \({\tan ^2}x = {{1 + \cos x} \over {1 + \sin x}}\)

c. \(\tan x + \tan 2x = {{\sin 3x} \over {\cos x}}\)

Xem lời giải

Câu 7 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Một toa tàu nhỏ có 3 toa khách đỗ ở sân ga. Có 3 hành khách bước lên tàu. Hỏi :

a. Có bao nhiêu khả năng trong đó 3 hành khách lên 3 toa khách nhau ?

b. Có bao nhiêu khả năng trong đó 2 hành khách cùng lên một toa, còn hành khách thứ ba thì lên toa khác ?

Xem lời giải

Câu 8 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho tập hợp \(A = \left\{ {1,2,3,...,n} \right\}\) với \(n \in\mathbb N, n > 1\). Hỏi có bao nhiêu cặp (x ; y) với x ϵ A, y ϵ A và x > y ?

Xem lời giải

Câu 9 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Một túi chứa 16 viên bi, trong đó có 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen và 3 viên bi đỏ.

a. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi trong túi.

- Tính xác suất để được 2 viên bi đen.

- Tính xác suất để được 1 viên bi đen và 1 viên bi trắng.

b. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong túi.

- Tính xác suất để được 3 viên bi đỏ.

- Tính xác suất để được 3 viên bi với 3 màu khác nhau.

Xem lời giải

Câu 10 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Gọi X là biến ngẫu nhiên chỉ số điểm mà một vận động viên bắn cung nhận được khi bắn một lần. Giả sử X có bảng phân bố xác suất như sau :

X

9

7

5

3

1

P

0,2

0,36

0,23

0,14

0,07

 

a. Tính điểm trung bình khi vận động viên đó bắn một lần

b. Tính điểm trung bình khi vận động viên đó bắn 48 lần.

Xem lời giải

Câu 11 trang 225 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Ta đã biết \(\cos {\pi  \over {{2^2}}} = {1 \over 2}\sqrt 2 .\) Chứng minh rằng :

a. \(\cos {\pi  \over {{2^3}}} = {1 \over 2}\sqrt {2 + \sqrt 2 } \)

b. \(\cos {\pi  \over {{2^n}}} = {1 \over 2}\underbrace {\sqrt {2 + \sqrt {2 + \sqrt {....... + \sqrt 2 } } } }_{n - 1\,\text{ dấu căn}}\)   (1)   với mọi số nguyên n ≥ 2.

Xem lời giải

Câu 12 trang 225 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho dãy số (un) xác định bởi

\({u_1} = 3\,\text{ và }\,{u_n} = 4{u_{n - 1}} - 1\) với mọi n ≥ 2

Chứng minh rằng :

a. \({u_n} = {{{2^{2n + 1}} + 1} \over 3}\)  (1)  với mọi số nguyên  n ≥ 1

b. (u­n) là môt dãy số tăng.

Xem lời giải

Câu 13 trang 225 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho dãy số (un) xác định bởi

\({u_1} = 5\,\text{ và }\,{u_n} = {u_{n - 1}} - 2\) với mọi n ≥ 2

a. Hãy tìm số hạng tổng quát của dãy số (un)

b. Hãy tính tổng 100 số hạng đầu tiên của dãy số (un).

Xem lời giải

Câu 14 trang 225 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho dãy số (u­­­­n) xác định bởi :

\({u_1} = 2\,\text{ và }\,{u_n} = 3{u_{n - 1}}\) với mọi n ≥ 2

a. Hãy tìm số hạng tổng quát của dãy số (un);

b. Hãy tính tổng 10 số hạng đầu tiên của dãy số (un).

Xem lời giải

Câu 15 trang 225 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Các số x – y, x + y và 3x – 3y theo thứ tự đó lập thành một cấp số cộng, đồng thời các số x – 2, y + 2 và 2x + 3y theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân.

Hãy tìm x và y

Xem lời giải

Câu 16 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tính giới hạn của các dãy số sau :

 a. \(\lim {{{n^4} - 40{n^3} + 15n - 7} \over {{n^4} + n + 100}}\)

b. \(\lim {{2{n^3} + 35{n^2} - 10n + 3} \over {5{n^5} - {n^3} + 2n}}\)

c. \(\lim {{\sqrt {6{n^4} + n + 1} } \over {2n + 1}}\)

d. \(\lim {{{{3.2}^n} - {{8.7}^n}} \over {{{4.3}^n} + {{5.7}^n}}}\)

Xem lời giải

Câu 17 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tính các giới hạn sau :

a. \(\lim \sqrt {3{n^4} - 10n + 12} \)

b. \(\lim \left( {{{2.3}^n} - {{5.4}^n}} \right)\)

c. \(\lim \left( {\sqrt {{n^4} + {n^2} + 1}  - {n^2}} \right)\)

d. \(\lim {1 \over {\sqrt {{n^2} + 2n}  - n}}\)

Xem lời giải

Câu 18 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm số hạng đầu và công bội của một cấp số nhân lùi vô hạn, biết rằng số hạng thứ hai là \({{12} \over 5}\) và tổng của cấp số nhân này là 15.

Xem lời giải

Câu 19 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tính giới hạn của các hàm số sau :

a. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 1} {{{x^2} + x + 10} \over {{x^3} + 6}}\)

b. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 5} {{{x^2} + 11x + 30} \over {25 - {x^2}}}\)

c. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{{x^6} + 4{x^2} + x - 2} \over {{{\left( {{x^3} + 2} \right)}^2}}}\)

d. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{{x^2} + x - 40} \over {2{x^5} + 7{x^4} + 21}}\)

e. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{\sqrt {2{x^4} + 4{x^2} + 3} } \over {2x + 1}}\)

f. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {2x + 1} \right)\sqrt {{{x + 1} \over {2{x^3} + x}}} \)

g. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \sqrt {9{x^2} + 11x - 100} \)

h. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {\sqrt {5{x^2} + 1}  - x\sqrt 5 } \right)\)

i. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {1 \over {\sqrt {{x^2} + x + 1}  - x}}\)

Xem lời giải

Câu 20 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng phương trình \({x^3} + a{x^2} + bx + c = 0\) luôn có ít nhất một nghiệm.Giải
Đặt \(f(x)={x^3} + a{x^2} + bx + c = 0\)Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right) =  - \infty \) nên  có số \(α < 0\) sao cho \(f(α) < 0\).Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  + \infty \) nên có số \(β > 0\) sao cho \(f(β) > 0\).Hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\) liên tục trên \(\mathbb R\) chứa đoạn \(\left[ {\alpha ;\beta } \right]\) nên theo định lý về giá trị trung gian của hàm số liên tục, tồn tại số \(d \in \left[ {\alpha ;\beta } \right]\) sao cho \(f(d) = 0\). Đó chính là nghiệm của phương trình \(f(x) = 0\).

Xem lời giải

Câu 21 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Tìm đạo hàm của các hàm số sau :

a. \(y = {{a{x^3} + b{x^2} + c} \over {\left( {a + b} \right)x}}\) (a, b, c là các hằng số)

b. \(y = {\left( {{x^3} - {1 \over {{x^3}}} + 3} \right)^4}\)

c. \(y = {x^3}{\cos ^2}x\)

d. \(y = \sin \sqrt {4 + {x^2}} \)

e. \(y = \sqrt {1 + \tan \left( {x + {1 \over x}} \right)} \)

Xem lời giải

Câu 22 trang 227 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho hàm số \(y = m{x^3} + {x^2} + x - 5.\) Tìm m để :

a. y’ bằng bình phương của một nhị thức bậc nhất ;

b. y’ có hai nghiệm trái dấu ;

c. \(y’ > 0\) với mọi x.

Xem lời giải

Câu 23 trang 227 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau :

a. \(y' = 0\,voi\,y = {1 \over 2}\sin 2x + \sin x - 3\)

b. \(y' = 0,\,voi\,y = \sin 3x - 2\cos 3x - 3x + 4\)

Xem lời giải

Câu 24 trang 227 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho hyperbol (H) xác định bởi phương trình \(y = {1 \over x}\)

a. Tìm phương trình tiếp tuyến (T) của (H) tại tiếp điểm A có hoành độ a (với a ≠ 0)

b. Giả sử (T) cắt trục Ox tại điểm I và cắt trục Oy tại điểm J. Chứng minh rằng A là trung điểm của đoạn thẳng IJ. Từ đó suy ra cách vẽ tiếp tuyến (T).

c. Chứng minh rằng diện tích tam giác OIJ không phụ thuộc vào vị trí của điểm A.

Xem lời giải

Câu 25 trang 227 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Một điểm M chuyển động trên parabol \(y =  - {x^2} + 17x - 66\) theo hướng tăng của x. Một người quan sát đứng ở vị trí P(2 ; 0)

Hãy xác định các giá trị của hoành độ điểm M để người quan sát có thể nhìn thấy được điểm M.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”