Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A PhủDÀN Ý1. Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ2

Lời giải

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ 

DÀN Ý

  1. Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

  2. Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

     - Giới thiệu sơ lược về A Phủ : một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.

    - Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ :

      + Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đoạ đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử dánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.

       + Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.

    - Thương người cùng cảnh ngộ :

     Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?

    - Tình thương lớn hơn cái chết :

    Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.

  -  Từ cứu người đến cứu mình :

    Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.

    Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

   3. Kết luận :

    Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đoạ đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.

   Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 + 3 - Đề số 1 - Đại số 10

Câu 1.

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = 3{x^2} - 6x + 2\) .

b. Xác định a, b để đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua hai điểm A(3;1), B(-3;-5).

c. Xác định giao điểm của hai đồ thị trên.

Câu 2.

a. Giải và biện luận phương trình \({m^2}x - 3 = 9x + m\) theo tham số m.

b. Giải phương trình \({{{x^2} - 2} \over x} + {x \over {{x^2} - 2}} = 2\) .

Câu 3. Cho phương trình \(\left( {m - 1} \right){x^2} - 2mx + m + 2 = 0\) .

a. Xác định m để phương trình có nghiệm.

b. Với giá trị nào của m thì phương trình có hai nghiệm trái dấu?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2, 3 - Đề số 2 - Đại số 10

Câu 1. Cho hàm số \(y = 2mx + 1 - m{\rm{ }}(1)\) .

a.Lập bẳng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi \(m= -1.\)

b.Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số (1) luôn đi qua khi m thay đổi.

c.Tìm m để đồ thị hàm số (1) cắt parabol \(y = {x^2} + 2x - 2\) tại hai điểm phân biệt.

Câu 2.

a.Giải phương trình \(\left( {{x^2} + x - 2} \right)\left( {{x^2} + x - 3} \right) = 12\) .

b.Giải và biện luận phương trình \(\dfrac{{x - m}}{{x - 1}} = {m^2}\) theo tham số m.

Câu 3. Cho phương trình \(m{x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + m + 2 = 0\) .

a. Xác định m để phương trình có một nghiệm bằng 2. Tìm nghiệm còn lại.

b. Xác định các giá trị nguyên của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt sao cho tổng các nghiệm là một số nguyên.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2, 3 - Đề số 3 - Đại số 10

Câu 1.

a.Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = {x^2} + 4x\) .

b.Tìm các giá trị của m để phương trình \(\left| x \right|\left( {x + 4} \right) + m = 0\) có ba nghiệm phân biệt.

Câu 2.

a.Giải và biện luận phương trình \(\left| {mx + 2} \right| = \left| {2x - m} \right|\) .

b.Xác định m để phương trình \(\dfrac{{2x - m + 1}}{{\sqrt {x - 1} }} - 4\sqrt {x - 1}  = \dfrac{{x - 2m + 1}}{{\sqrt {x - 1} }}\) có nghiệm.

Câu 3. Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + 4m - 3 = 0{\rm{ (1)}}\) .

a.Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.

b.Xác định m để hai nghiệm x1, x2 của phương trình thỏa mãn điều kiện \(x_1^2 + x_2^2 = 14\) .

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2, 3 - Đề số 4 - Đại số 10

Câu 1.

a. Vẽ đồ thị hàm số \(y =  - {x^2} + 4x - 3\) .

b. Xác định các giá trị của m để phương trình \({x^2} - 4\left| x \right| + m = 0\) có ít nhất ba nghiệm.

Câu 2.

a. Giải phương trình \({x^2} + {\left( {\dfrac{x}{{x + 1}}} \right)^2} = 3\)

b. Tìm m để phương trình \(\dfrac{{x + m - 1}}{{x + 1}} + \dfrac{{x - 2}}{x} = 2\) vô nghiệm.

Câu 3.Hai nghiệm x1, x2 của một phương trình bậc hai thoả mãn các hệ thức \({x_1} + {x_2} + {x_1}{x_2} = 0\) và \(\left( {m - 1} \right)\left( {{x_1} + {x_2}} \right) - {x_1}{x_2} = 3m - 1\)

Lập phương trình bậc hai đó.

Câu 4. Xác định m để phương trình \(2x + \sqrt {x - 1}  = m - 1\) có nghiệm.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”