Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Nhưng cũng có khung cảnh nghèo khó cơ cực mà thấm đẫm nghĩa tình sâu nặng:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Dịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Lại có khung cảnh gắn với những kỉ niệm riêng tư:
Nhờ tưng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Tuy nhiên, xúc động hơn cả là những câu thơ tái hiện cảnh sinh hoạt cuộc sống bình dị của đồng bào miền núi tuy gian khổ thiếu thốn nhưng nghĩa tình son sắt thuỷ chung với cách mạng và kháng chiến: Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
Liền một mạch thơ là hình ảnh Việt Bắc kháng chiến với những bức tranh rộng lớn, hào hùng, sôi động với hình ảnh những đoàn hộ đội dân công nao nức trên các nẻo đường:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đò đuốc từng đoàn
Bước chăn nát đá, muôn tàn lửa bay...
Khép lại phần 1 của bài thơ là cảnh một cuộc họp của Trung ương Đảng Chính phủ, bộ máy đầu não của cuộc kháng chiến, thật giản dị mà trang nghiêm gần gũi được thể hiện trong tám câu thơ sáng đẹp, rõ ràng. Để khẳng định niềm tin yêu của nhân dân cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại sử dụng những vần thơ thuần chất dân tộc vừa trang trọng vừa thắm thiết nghĩa tình:
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bấc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà...
Như thế, Việt Bắc là bài thơ dài làm theo thể loại lục bát truyền thống, lại dùng cả hình thức đối đáp thường gặp trong các điệu hát quan họ hoặc dân ca ca dao. Nhờ hình thức đối đáp ta - mình, mình - ta gắn bó, quấn quýt tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi với bất kì một người Việt Nam nào. Vì vậy, bài thơ đậm đà chất trữ tình, đằm thắm tinh tế về tình cảm, dìu dặt về nhạc điệu.
Việt Bắc của Tố Hữu xứng danh là đỉnh cao của văn học cách mạng ở nước ta.