Phần I
PHÓ TỪ LÀ GÌ?
1.
* Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ sau:
a)
- đã: bổ nghĩa cho đi
- cũng: bổ nghĩa cho ra
- vẫn chưa: bổ nghĩa cho thấy
- thật: bổ nghĩa cho lỗi lạc
b)
- được: bổ nghĩa cho soi gương
- rất: bổ nghĩa cho ưa nhìn
- ra: bổ nghĩa cho to
- rất: bổ nghĩa cho bướng
* Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại:
- Động từ: đi, ra, thấy, soi
- Tính từ: lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng
2. Các từ in đậm đứng ở trước hoặc sau động từ hoặc tính từ.
Phần II
CÁC LOẠI PHÓ TỪ
1. Các phó từ:
a) lắm
b) đừng
c) không, đã, đang
2. Bảng phân loại:
Phó từ đứng trước |
Phó từ đứng sau |
|
Chỉ quan hệ thời gian |
đã, đang |
|
Chỉ mức độ |
thật, rất |
lắm |
Chỉ sự tiếp diễn tương tự |
cũng, vẫn |
|
Chỉ sự phủ định |
không, chưa |
|
Chỉ sự cầu khiến |
đừng |
|
Chỉ kết quả và hướng |
|
ra |
Chỉ khả năng |
|
được |
Những phó từ khác như:
|
Phó từ đứng trước |
Phó từ đứng sau |
Chỉ quan hệ thời gian |
sẽ, sắp |
|
Chỉ mức độ |
quá, cực kì, hơi, khá |
vô cùng |
Chỉ sự tiếp diễn tương tự |
cứ, đều |
|
Chỉ sự phủ định |
chẳng |
|
Chỉ sự cầu khiến |
hãy, chớ |
|
Chỉ kết quả và hướng |
được, rồi, xong |
vào |
Chỉ khả năng |
vẫn, chưa, có lẽ, có thể |
|
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn, tập 2):
Các phó từ:
a) đã đến, không còn ngửi thấy, đã cởi bỏ hết, đều lấm tấm màu xanh, đương trổ lá lại sắp buông toả ra, cũng sắp có nụ, đã về, cũng sắp về
b) đã xâu được sợi chỉ".
Ý nghĩa của mỗi phó từ:
Phó từ |
Ý nghĩa |
đã |
Chỉ quan hệ thời gian |
không |
Chỉ sự phủ định |
lại |
Chỉ sự tiếp diễn |
cũng |
Chỉ chỉ sự tiếp diễn |
được |
Chỉ kết quả |
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 15, SGK Ngữ văn, tập 2):
- Thuật lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc:
Hôm đó là một ngày đẹp trời, Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang đứng rỉa cánh bèn cất giọng trêu. Nghe thấy tiếng trêu, chị Cốc đã giáng ngay tai họa xuống đầu Dế Choắt. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, cậu đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Dế Mèn.
- Tác dụng của các phó từ:
+ đã, đang: chỉ quan hệ thời gian.
+ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.
+ không kịp: chỉ khả năng.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 15, SGK Ngữ văn, tập 2):
Chính tả: Bài học đường đời đầu tiên (Từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi.)