Phần I
PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
1. Đọc các đoạn văn
2. Trả lời câu hỏi:
a) Đặc điểm nổi bật của các đối tượng được tả trong mỗi đoạn văn:
Đoạn văn |
Đối tượng |
Đặc điểm nổi bật |
Từ ngữ và hình ảnh |
1 |
Dượng Hương Thư |
Người chèo thuyền vượt thác có vẻ đẹp dũng mãnh |
- Ngoại hình: + Như một pho tượng đồng đúc + Bắp thịt cuồn cuộn + Hàm răng cắn chặt + Quai hàm bạnh ra + Cặp mắt nảy lửa - Động tác: Ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ… |
2 |
Cai Tứ |
Người đàn ông gian hùng |
- Thân hình: Thấp và gầy - Tuổi tác: Độ 45, 50 - Khuôn mặt: + mặt vuông, má hóp + lông mày lổm chổm + đôi mắt gian hùng + mồm toe toét tối om + chiếc răng vàng |
3 |
Quắm Đen và ông Cản Ngũ |
Hai đô vật tài mạnh |
- Quắm Đen: + Lăn xả, đánh ráo riết, lấn lướt, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá. + Như một con cắt, ôm một bên chân ông (Cản Ngũ), bốc lên, loay hoay gò lưng không bê nổi,… - Ông Cản Ngũ: + Lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, hai tay dang rộng ra để sát xuống mặt đất xoay xoay chống đỡ: bước hụt mất đà chúi xuống". + Vẫn chưa ngã, đứng như cây trồng, đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại. + Thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên. |
b)
- Trong 3 đoạn trên:
+ Đoạn 2 chỉ tập trung khắc họa chân dung nhân vật.
+ Đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc.
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh khác nhau.
c)
* Nội dung chính mỗi phần của đoạn 3:
- Mở bài (Từ đầu … đến nổi lên ầm ầm): Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- Thân bài (Tiếp theo … đến ngang bụng vậy): Diễn biến cuộc đấu vật.
+ Những nhịp trống đầu tiên: Quắm Đen lăn xả tấn công, ông Cản Ngũ lúng túng, bước hụt.
+ Tiếng trống dồn lên, gấp rút: Quắm Đen bê mãi cũng không nhấc nổi chân ông Cản Ngũ.
+ Quắm Đen bị thất bại.
- Kết bài: Mọi người đều lặng đi vì thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.
* Đặt tên cho nhan đề: Keo vật thách đấu.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 62, SGK Ngữ văn 6, tập 2):
Lựa chọn chi tiết tiêu biểu khi miêu tả các đối tượng:
- Một em bé chừng 4-5 tuổi:
+ Làn da em hồng hào, trắng mịn.
+ Đôi mắt đen long lanh, môi đỏ, hay cười toe toét.
+ Giọng nói bé còn ngọng líu, lúc nào cũng líu lo khắp nhà.
+ Những chiếc răng sún càng khiến bé thêm ngộ nghĩnh.
…
- Một cụ già cao tuổi:
+ Da cụ nhăn nheo.
+ Khuôn mặt hiền từ.
+ Mắt vẫn sáng và tinh tường.
+ Tóc bạc như mây, tiếng nói ấm áp.
+ Lưng cụ đã còng, những bước đi chậm chạp.
- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp :
+ Tiếng nói cô nhẹ nhàng, êm ái, say sưa.
+ Bàn tay đưa phấn viết từng nét chữ.
+ Dáng cô bước chậm rãi, khoan thai.
+ Cô vừa giảng vừa quan sát chúng em ghi chép bài vở,…
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 6, tập 2):
Lập dàn ý cho bài em bé 4-5 tuổi:
* Mở bài: giới thiệu chung về em bé.
* Thân bài:
- Ngoại hình:
+ Khuôn mặt: tròn, bầu bĩnh với hai cái má bánh bao.
+ Miệng: nhỏ, chúm chím như bông hoa hồng mới nở.
+ Tóc: dài, mượt được mẹ tết gọn gàng.
+ Nước da: trắng, mịn và bóng.
+ Hai bàn tay: nhỏ xinh, ngón tay trắng.
+ Đôi chân: dài và thẳng.
- Hoạt động:
+ Gặp người lớn: khoanh tay chào ngoan ngoãn.
+ Khi khoe phiếu bé ngoan với cả nhà: giọng líu lo như chú chim non.
+ Múa dẻo và lắc lư theo điệu nhạc rất đáng yêu.
…
* Kết bài: Tình cảm của em dành cho em bé.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 6, tập 2):
- Điền vào chỗ trống:
+ đỏ như: người say rượu / gấc
+ không khác gì: Võ Tòng / vị tướng
- Có thể hình dung được tư thế của ông Cản Ngũ lúc chuẩn bị thi đấu ⇒ Rất dũng mãnh.