Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD.\) Gọi \(E\) là trung điểm của \(AB,\) \(F\) là trung điểm của \(CD.\) Chứng minh rằng \(DE = BF.\)
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD.\) Tia phân giác của góc \(A\) cắt \(CD\) ở \(M.\) Tia phân giác của góc \(C\) cắt \(AB\) ở \(N.\) Chứng minh rằng \(AMCN\) là hình bình hành.
Đề bài
Trên hình \(8,\) cho \(ABCD\) là hình bình hành. Chứng minh rằng \(AECF\) là hình bình hành.
Đề bài
Tứ giác \(ABCD\) có \(E, F, G, H\) theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \(AB,\)\( BC,\)\( CD, \)\(DA.\) Tứ giác \(EFGH\) là hình gì \(?\) Vì sao \(?\)
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD.\) Gọi \(I, K\) theo thứ tự là trung điểm của \(CD ,\) \(AB.\) Đường chéo \(BD\) cắt \(AI,\) \(CK\) theo thứ tự ở \(E, F.\) Chứng minh rằng: \(DE = EF = FB.\)
Đề bài
Tính các góc của hình bình hành \(ABCD,\) biết:
\(a)\) \(\widehat A = {110^0}\)
\(b)\) \(\widehat A - \widehat B = {20^0}\)
Đề bài
Chu vi hình bình hành \(ABCD\) bằng \(10cm,\) chu vi tam giác \(ABD\) bằng \(9cm.\) Tính độ dài \(BD.\)
Đề bài
Trên hình \(10,\) cho \(ABCD\) là hình bình hành. Chứng minh rằng \(AE // CF.\)
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD.\) Gọi \(E,\) \(F\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB,\) \(CD.\) Gọi \(M\) là giao điểm của \(AF\) và \(DE,\) \(N\) là giao điểm của \(BF\) và \(CE.\) Chứng minh rằng :
\(a)\) \(EMFN\) là hình bình hành.
\(b)\) Các đường thẳng \(AC,\) \(EF,\) \(MN\) đồng quy.
Đề bài
Trên hình \(11,\) cho \(ABCD\) là hình bình hành. Chứng minh rằng:
\(a)\) \(EGFH\) là hình bình hành
\(b)\) Các đường thẳng \(AC,\)\( BD,\) \(EF,\) \(GH\) đồng quy.
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD.\) Qua \(C\) kẻ đường thẳng \(xy\) chỉ có một điểm chung \(C\) với hình bình hành. Gọi \(AA’, BB’, DD’\) là các đường vuông góc kẻ từ \(A, B, D\) đến đường thẳng \(xy.\) Chứng minh rằng \(AA’ = BB’ + DD’.\)
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD\) và đường thẳng \(xy\) không có điểm chung với hình bình hành. Gọi \(AA’, BB’, CC’,\) \(DD’\) là đường vuông góc kẻ từ \(A, B, C, D\) đến đường thẳng \(xy.\) Tìm mối liên hệ độ dài giữa \(AA’, BB’, CC’, DD’.\)
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD\) có \(\widehat A = \alpha > {90^0}.\) Ở phía ngoài hình bình hành, vẽ các tam giác đều \(ADF, ABE.\)
\(a)\) Tính \(\widehat {EAF}\)
\(b)\) Chứng minh rằng tam giác \(CEF\) là tam giác đều.
Đề bài
Cho tam giác \(ABC.\) Ở phía ngoài tam giác, vẽ các tam giác vuông cân tại \(A\) là \(ABD, ACE.\) Vẽ hình bình hành \(ADIE.\) Chứng minh rằng:
\(a)\) \(IA = BC.\)
\(b)\) \(IA ⊥ BC.\))
Đề bài
Dựng hình bình hành \(ABCD,\) biết:
\(a)\) \(AB = 2cm,\) \(AD = 3cm,\) \(\widehat A = {110^0}\)
\(b)\) \(AC = 4cm,\) \(BD = 5cm,\) \(\widehat {BOC} = {50^0}\) (\(O\) là giao điểm của hai đường chéo).
Đề bài
Cho tam giác \(ABC.\) Dựng đường thẳng song song với \(BC,\) cắt cạnh \(AB\) ở \(E,\) cắt cạnh \(AC\) ở \(F\) sao cho \(BE = AF.\)
Đề bài
Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành nếu:
\((A)\) \(AB = CD;\)
\((B)\) \(AD = BC;\)
\((C)\) \(AB // CD\) và \(AD = BC;\)
\((D)\) \(AB = CD\) và \(AD = BC.\)
Hãy chọn phương án đúng.
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD ,\) các đường chéo cắt nhau tại \(O.\) Gọi \(E, F\) theo thứ tự là trung điểm của \(OD, OB.\) Gọi \(K\) là giao điểm của \(AE\) và \(CD.\) Chứng minh rằng:
\(a)\) \(AE\) song song \(CF\)
\(b)\) \(DK =\displaystyle {1 \over 2}KC\)
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD.\) Lấy điểm \(E\) trên cạnh \(AB,\) điểm \(F\) trên cạnh \(CD\) sao cho \(AE = CF.\) Chứng minh rằng ba đường thẳng \(AC, BD, EF\) đồng quy.