Phần trắc nghiệm
Câu 1. Dãy chất nào cho dưới đây có phản ứng với khí hiđro?
A. CuO, Cl2, Fe3O4, S.
B. Na2O, S, C, CuO.
C. A12O3, FeO, O2, Cl2.
D. CaO, CuO, O2, S.
Câu 2. Để đưa chùm bóng lên cao người ta thường bơm vào bóng một trong các khí nào sau đây?
A. O2. B. CO2.
C.H2. D. C2H4.
Câu 3. Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học và sản phẩm sinh ra có nước?
A. Zn và HCl. B. CH4 và O2.
C. H2 và Cl2. D. H2 và CaO.
Câu 4. Phản ứng hoá học nào sau đây là phản ứng thế?
A. Phản ứng giữa khí hiđro và khí oxi.
B. Phản ứng giữa Fe và dung dịch HC1.
C. Phản ứng phân hủy đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao.
D. Phản ứng khử Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
A. CaO, Cu, SO3, P2O5
B. K, K2O, P2O5, SO3.
C. SiO2, Ca, SO9, Fe.
D. N2O5, K, BaO, Al2O3
Câu 6. Khử oxit sắt từ bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao thu được 30,24 gam kim loại sắt. Thể tích khí hiđro cần dùng là
A. 11,2 lít. B. 16,128 lít.
C. 5,6 lít. D. 4,48 lít.
Phần tự luận
Với cùng khối lượng, kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl cho thể tích khí hiđro lớn nhất?
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Khi đốt một chất ngoài không khí sau đó đưa vào bình đựng khí oxi, chất đó cháy sáng mạnh hơn và tỏa nhiệt nhiều hơn là do
A. Lượng oxi trong bình ít hơn ngoài bình.
B. Trong bình có nhiệt độ cao hơn.
C. Lượng oxi trong bình nhiều hơn ngoài không khí.
D. Trong bình chỉ có khí oxi, không tốn nhiệt để đốt các khí khác như nitơ.
Câu 2. Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao tạo ra 9 gam nước. Khối lượng hỗn hợp kim loaị thu được là
A. 22 gam. B. 23 gam.
C. 21 gam. D. 24 gam.
Câu 3. Dãy oxit nào sau đây đều tan trong nước sinh ra dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. O2O5, CaO, SiO2, SO2. B. CaO, BaO, FeO, Al2O3
C. BaO, CuO, SO3 SiO2. D. BaO, CaO, Na2O, K2O.
Câu 4. Khối lượng nguyên tố H có trong 1 tấn nước là
A. \(\dfrac{1 }{9}\) tấn. B. 2 tấn.
C. \(\dfrac{1}{10}\) tấn. D. \(\dfrac{1}{2}\) tấn.
Câu 5. Chọn cụm từ thích hợp (tính oxi hoá, tính khử, chiếm oxi, nhường oxi, nhẹ nhất) để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Trong các chất khí, hiđro là khí ........................ Khí hiđro có..............................
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có .................................. vì ........................... của chất khác. CuO có..................................................... vì......................................... cho chất khác.
Câu 6. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối?
A. H2S, NaCl, KOH.
B. Ba(NO3)2, BaO, K2CO3.
C. CaSO4, NaHCO3, FeCl3.
D. HNO3, FeS, PbO, ZnBr2.
Phần tự luận
Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HC1 dư, thấy tạo ra 2,24 lít khí hiđro (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Cho bột sắt vào dung dịch có 0,2 mol H2SO4, khi bột sắt tan hết thu được 1,68 lít khí hiđro (đktc).
a) Khối lượng bột sắt đã phản ứng là
A. 2,1 gam. B. 4,2 gam.
C. 8,4 gam. D. 4 gam.
b) Số mol axit đã phản ứng là
A. 0,2 mol. B. 0,1 mol.
C. 0,15 mol. D. 0,075 mol.
Câu 2. Khí heli (He) còn gọi là khí trơ hay khí hiếm có phân tử khối là 4. Để bơm khí làm khinh khí cầu nên dùng khí nào trong các khí sau đây?
A. Hiđro. B. Oxi.
C. Heli. D. Nitơ.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Rượu bia tan vô hạn trong nước.
B. Nước là nguồn tài nguyên vô tận.
C. Nước tác dụng với một sô kim loại như Na, K, Ca... tạo thành bazơ và hiđro.
D. Nước cất là chất nguyên chất.
Câu 4. Chất lỏng nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Nước. B. Cồn.
C. Giấm ăn. D. Nước vôi.
Câu 5. Thể tích nước ở thể lỏng thu được khi đốt 112 ml khí H2 trong khí O2 dư là
(Biết Dnước = 1 g/ ml)
A. 9ml. B.18ml.
C. 0,09 ml. D. 90 ml.
Câu 6. Dãy nào sau đây gồm các muối clorua?
A. NaCl, NaNO3, FeCl2. B. KCl, MgCl2, AICl3.
C. NaHCO3, CaCO3, Na2SO4. D. KNO3, FeS, KCl.
Phần tự luận
Cho 5,4 gam Al vào dung dịch H2SO4 loãng có chứa 39,2 gam H2SO4. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Người ta dựa vào tính chất nào sau đây của hiđro để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không?
A. Dễ kết hợp với khí oxi. B. Dễ trộn lẫn với không khí.
C. Khi cháy toả nhiều nhiệt. D. Do tính chất rất nhẹ.
Câu 2. Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất nào cho dưới đây?
A. Khí hiđro tan trong nước. B. Khí hiđro nhẹ hơn nước.
C. Khí hiđro ít tan trong nước. D. Khí hiđro khó hoá lỏng.
Câu 3. Nhóm hoá chất dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là
A. Fe, H2O. B. FeO, HCl.
C. Cu, H2SO4. D. Zn, HC1.
Câu 4. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải có đủ khí oxi là điều kiện để
A. Dập tắt sự cháy. B. Phát sinh sự cháy.
C. Phát sinh sự oxi hoá. D. Phát sinh sự oxi hoá chậm.
Câu 5. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 \(\to\) Cu + H2O
B. Mg + 2HCl \(\to\) MgCl2 + H2
C. Ca(OH)2 + CO2 \(\to\) CaCO3 +H2O
D. 2Al + 3H2SO4 \(\to\) Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 6. Cho các kim loại: Fe, Na, Ba, Cu, Mg, K, Ca, Ag, Pb, Al. Số kim loại tác dụng với nước (ở nhiệt độ thường) là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 7. Nước hoà tan được dãy chất nào cho dưới đây?
A. CuSO4, NaCl, Na2CO3, BaSO4.
B. MgCl2, NaNO3, K2SO4, AgCl.
C. NaNO3, KC1, A12O3, FeCl2.
D. NaNO3, CuSO4, BaCl2, FeCl3.
Phần tự luận
Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần thiết để khử 48 gam sắt(III) oxit. Nếu khử sắt(III) oxit bằng khí CO thì thể tích khí là bao nhiêu? Trong thực tế nên khử các oxit kim loại bằng khí CO, hay khí H2? Tại sao?