Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Lời giải chi tiếtI. DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG1. Cho đoạn trích:Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều

Lời giải

Lời giải chi tiết

I. DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

1. Cho đoạn trích:

   Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?

(Nam Cao — Chí Phèo)

Trả lời:

- Câu bị động trong đoạn văn trên là câu: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

- Mô hình chung của kiểu câu bị động: Đối tượng của hành động - động từ bị động (bị, được) - chủ thể hành động - hành động.

- Chuyển câu bị động trên sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

- Mô hình chung của câu chủ động là: Chủ thể hành động - hành động - đối tượng của hành động.

- Thay câu chủ động vào đoạn văn, ta thấy: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước đó. Câu đầu của đoạn đang nói về "hắn", chọn "hắn" làm đề tài và vẫn hàm ý bỏ ngỏ thông tin. Vì thế mà, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn "hắn" làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu câu bị động. Nếu viết câu chủ động vào vị trí đó thì không tiếp tục đề tài về "hắn" dược mà đột ngột chuyên sang nói về "một người đàn bà nào". Như thế mạch lôgic của các câu sẽ bị phá vỡ.

2. Cho đoạn trích sau:

   Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: cỏ ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà".

(Nam Cao — Chí Phèo)

Trả lời:

- Câu bị động trong đoạn văn trên là: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà".

- Tác dụng của việc dùng câu bị động trong đoạn văn đã cho là: Tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về "hắn".

3. Viết một đoạn văn về Nam Cao trong đó có sử dụng câu bị động.

Gợi ý:

Có thể chọn viết về con người, phong cách nghệ thuật hay giới thiệu các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao. Sau đó, cần giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích cần dựa vào sự liên kết ý với các câu đi trước câu bị động đó.

   Thành phần chủ ngữ trong kiêu câu bị động, thành phần khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống đểu chiếm vị trí đầu câu trong những câu chứa chúng.

   Các thành phần kể trên thường thế hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước.

   Việc sử dụng những kiểu câu bị động, câu có thành phán khởi ngữ, câu có trạng ngữ chí tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.


Bài Tập và lời giải

Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?

Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?

Xem lời giải

Quan sát hình 34.3 và trả lời các câu hỏi.

Quan sát hình 34.3 và trả lời các câu hỏi.

- Sinh trưởng thứ cấp là gì?

- Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì ?

- Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

Xem lời giải

Bài 1 trang 138 SGK Sinh học 11

Sinh trưởng ở thực vật là gì ?

Xem lời giải

Bài 2 trang 138 SGK Sinh học 11

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì?

Xem lời giải

Bài 3 trang 138 SGK Sinh học 11

Sinh trưởng thứ cấp là gì?

Xem lời giải

Bài 4 trang 138 SGK Sinh học 11

Những nét hoa văn trên gỗ cây xuất xứ từ đâu?

Xem lời giải

Bài 5 trang 138 SGK Sinh học 11

Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối.

Xem lời giải