Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Phần I

ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

1. Sự việc trong văn tự sự

a)

Các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

Sự việc khởi đầu

(1): Vua Hùng kén rể.

Sự việc phát triển

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn con rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

Sự việc cao trào

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

Sự việc kết thúc

(7) Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

* Mối quan hệ nhân quả của chúng:

   Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau. Sự việc sau là kết quả của sự việc trước,… cứ thế cho đến hết truyện.

b)

- 6 yếu tố trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

+ Nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh

+ Địa điểm: ở đất Phong Châu

+ Thời gian: Thời vua Hùng thứ 18

+ Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh.

+ Diễn biến: Trận giao chiến diễn ra ròng rã mấy tháng trời lại tiếp tục xảy ra hàng năm.

+ Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Theo em, không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện vì nếu xóa bỏ thì cốt truyện sẽ không còn thuyết phục và mất đi ý nghĩa truyền thuyết.

- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì thể hiện ước mơ của nhân dân và làm tăng tính kì ảo của nhân vật.

- Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không có truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bởi đó là lí do để hai thần thi tài.

- Việc Thủy Tinh nổi giận là hoàn toàn có lí bởi vì: Thủy Tinh nghĩ mình chẳng kém gì Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ nên đùng đùng nổi giận.

c)

- Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng:

+ Giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh nhưng đến Thủy Tinh thì không thấy có giọng này.

+ Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh bởi tất cả lễ vật đều ở trên cạn, bất lợi cho Thủy Tinh. Đây chính là dụng ý của vua Hùng.

- Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (mỗi năm một lần), có ý nghĩa: con người khắc phục, vượt qua được những trận lũ lụt.

- Không thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh bởi như thế con người đã chịu đầu hàng, thất bại trước thiên nhiên.

- Không thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta.

2. Nhân vật trong văn tự sự:

a) Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Kẻ được nói nhiều nhất: Thủy Tinh.

- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Họ là những người cần thiết, không thể bỏ được vì nếu bỏ có thể câu chuyện sẽ bị đi chệch hướng.

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể:

- Được gọi tên, đặt tên: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương, Mị Nương,…

- Được giới thiệu lai lịch, tài năng:

+ Sơn Tinh: vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

+ Thủy Tinh: ở miền biển, gọi gió, gió đến; hô mưa; mưa về

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 38, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu vào bàn bạc, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.

- Mị Nương: lấy Sơn Tinh, theo chàng về núi.

- Sơn Tinh:  đến cầu hôn, đem sính lễ đến trước, rước được Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thủy Tinh…

- Thủy Tinh: Đến cầu hôn, đem lễ đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh vẫn phải chịu thua Sơn Tinh. Hằng năm vẫn dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

a) Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:

- Vua Hùng: nhân vật phụ nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân.

- Mị Nương: nhân vật phụ nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì hai thần đã không đánh nhau.

- Sơn Tinh: nhân vật chính, đối lập với Thủy Tinh, là người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.

- Thủy Tinh: nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, là người tạo ra lũ lụt.

b) Tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo sự việc gắn với các nhân vật chính:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn.

- Vua Hùng ra điều kiện, có ý thiên vị Sơn Tinh.

- Sơn Tinh đến trước lấy được vợ, Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương, liền đuổi theo Sơn Tinh để cướp nàng.

- Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả : Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua.

- Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến mấy tháng trời nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua.

c) Tác phẩm được đặt là “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là vì:

- Tên của hai thần – hai nhân vật chính trong truyện.

- Không nên đổi tên khác vì có tên truyện chưa nói rõ nội dung chính của truyện, có tên thì lại thừa nên giữ nguyên là cách hay nhất.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Kể câu chuyện theo nhan đề “Một lần không vâng lời”:

- Kể việc gì? (Không nghe lời cô giáo)

- Diễn biến sự việc? (Bài thi giữa học kì sắp tới, cô giáo căn dặn cả lớp phải tập trung học bài và ôn tập kĩ các dạng toán đã học để tuần tới làm bài thi. Tuy nhiên, em vẫn mải chơi, không vâng lời cô dặn. Kết quả: em loay hoay mãi mã vẫn không làm được. Khi cô giáo trả bài em nhận được điểm 4.).

- Nhân vật chính ai? (Là chính bản thân em).

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”