Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “người đương thời trọng vọng”): Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “thật xứng với lòng ta mong mỏi.”): Y đức của Thái y lệnh.
- Đoạn 3 (Còn lại): Hạnh phúc chân chính của bậc lương y.
Nội dung chính: Ca ngợi Thái y lệnh không những có tài chữa bệnh mà còn có tấm lòng nhân đức, đồng thời giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ cho mỗi chúng ta.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 164, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:
+ Đem hết của cải ra mua thuốc, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.
+ Không quản ngại những người bệnh có dầm dề máu mủ.
+ Cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém.
+ Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa đến vua.
a)
- Thái y lệnh là người đức độ, có tấm lòng yêu thương và luôn hướng đến người bệnh, không ngại nguy hiểm đến tính mạng mình.
- Chi tiết khiến em cảm phục nhất chính là chi tiết thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám cho người bệnh nặng trước, bất chấp cả lời đe dọa.
b) Phân tích, bình luận lời đối thoại: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội… tôi xin chịu”:
Đây là lời đối đáp vừa khiêm nhường vừa thấm thía lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của bản thân thầy thuốc.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 165, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:
+ Từ trách giận sang mừng rỡ.
+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta.”
- Trần Anh Vương là người sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 165, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Qua câu chuyện có thể rút ra cho những người làm nghề y bài học:
- Cần trau dồi kiến thức.
- Hết lòng vì người bệnh, coi trọng tính mạng con người.
- Giữ gìn lương tâm nghề nghiệp.
- Có tấm lòng bao dung, rộng lượng.
- Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 165, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
So sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh:
- Giống nhau: Cả 2 văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội.
- Khác nhau: So với truyện về Tuệ Tĩnh thì truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” nội dung y đức được kể cụ thể và phong phú, sâu sắc hơn.