I. Tác giả
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Người học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
- Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước
- Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
- Ngày 3-2-1930, Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Năm 1941, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng trong nước
- Tháng 8-1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
- Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
- Ngày 2-9-1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ Người từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: “mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ”.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
b. Di sản văn học
- Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ như “Tuyên ngôn độc lập”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước”,...
- Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri như “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành”, “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, “Nhật kí chìm tàu”,...
- Thơ ca: “Nhật kí trong tù”, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp “Ca binh lính ca”, “Ca sợi chỉ”...
c. Phong cách nghệ thuật
- Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng
+ Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
+ Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
+ Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.
- Tính thống nhất:
+ Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị
+ Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau
+ Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Nguyễn Ái Quốc là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế. Đồng thời Người cũng là một nhà thơ, nhà văn tài năng và đầy sáng tạo.
- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc.
II. Tác phẩm
1. Tóm tắt
Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi - một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định. Họ bàn luận, nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi-e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923.
- Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác – xây.
b. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.
- Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Tình huống truyện độc đáo
- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm
+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định
+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng
+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.
+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm
- Đến cả Chính quyền Pháp cũng nhầm lẫn và không phân biệt được người dan vàng:
+ Theo dõi tất cả những ai có màu da vàng
+ Đón tiếp như thượng khách một cách “thầm kín, vô tư và hết sức tận tụy”
b. Hình tượng nhân vật Khải Định
- Ngoại hình:
+ Da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch
+ Trang phục lố lang như khoe của
+ Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm
- Hành vi: nhút nhát, lén lút
=> Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực dân Pháp
c. Nghệ thuật trào phúng
- Kết hợp chặt chẽ giữa giọng văn hài hước, mỉa mai với lối chơi chữ để tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc.
- Xây dựng mâu thuẫn gây cười nhằm tố táo mạnh mẽ, sâu sắc.
- Tạo mâu thuãn, đối lập trong hình tượng vua Khải Định: Là vua của một nước, là thiên tử đi vi hành với mục đích tốt đẹp đối lập với hình ảnh con rối, trò hề tại nước bạn.
- Sự mâu thuẫn, đối lập còn xuất hiện trong hình ảnh thực dân Pháp: Là nước văn minh, khai sáng, tự do, dân chủ mà lại thi hành chính sách tàn bạo với nhân dân thuộc địa, nguwoif dân Pháp thì có tư tưởng kì thị chủng tộc, chạy theo thị hiếu tầm thường.
d. Giá trị nội dung
Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ
- Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân
- Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu
- Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước
- Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp
e. Giá trị nghệ thuật
- Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.
- Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.
- Tình huống truyện độc đáo
- Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả