Câu 1. Số electron tối đa chứa trọng các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A.2, 8, 18, 32. B.2, 6, 10, 14.
C.2, 6, 8, 18. D.2, 4, 6, 8.
Câu 2. Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?
A.1s22s22p63s23p3.
B. 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s23p5.
D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 3. Nguyên tố hoá học là
A.những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
B.những nguyên tử có cùng số khối.
C.những nguyên tử có cùng số nơtron.
D.những phân tử có cùng phân tử khối.
Câu 4. Oxi có 3 đồng vị \({}_8^{16}O,{}_8^{17}O,{}_8^{18}O\) và cacbon có 2 đồng vị \({}_6^{12}C,{}_6^{13}C\). Số công thức phân tử cacbon đioxit ( CO2) được tạo nên từ các đồng vị trên là
A.12. B.13.
C.14. D.15.
Câu 5. Cho biết các electron trong nguyên tử của một số nguyên tố được xếp như hình vẽ dưới đây, hãy chỉ ra đâu là nguyên tố phi kim?
A.3 và 4. B.2 và 3.
C.2. D.1 và 4.
Câu 6. Cacbon trong thiên nhiên gồm chủ yếu một hỗn hợp của hai đồng vị bền: 12C với tỉ lệ 98,89% vả 13C với tỉ lệ 1,11%. Ngoài ra trong cacbon còn có những vết của đồng vị phóng xạ 14C . Đồng vị 14C có trong khí quyển ở dạng khí CO2 với nồng độ không đổi. Nhờ có chủ kì bán hủy khá lớn, 5570 năm nên 14C ở trong khí CO2 của khí quyển được phát hiện trong mọi chất có chứa cacbon nằm cân bằng với khí CO2 của khí quyển. Khi sinh vật chết, nó không đồng hoá những lượng mới 14C và lượng 14C giảm xuống do sự phá hủy phóng xạ. Như vậy biết nồng độ của 14C và biết hằng số nồng độ 14C ở trong khí quyển, người ta có thể xác định được thời điểm mà sinh vật đã chết. Đây là phương pháp cho phép xác định tuổi của sinh vật với sai số 5%. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về đồng vị?
A.Các đồng vị có cùng số proton.
B.Các đồng vị xuất phát từ các nguyên tố khác nhau.
C.Tất cả các đồng đều được tìm thấy trong tự nhiên.
D.Các đồng vị được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
Câu 7. Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp số hạt không mang điện. Kí hiệu nguyên tử R là
A.\({}_8^{40}R\)
B.\({}_{16}^{32}R\)
C.\({}_{16}^{32}R\)
D.\({}_{16}^{16}R\)
Câu 8. Cấu hình electron chưa đúng là
A. Na+ (Z=11): 1s22s22p63s2.
B. Na(Z=11): 1s22s22p63s1.
C. F (Z=9): 1s22s22p5.
D. F- (Z=9): 1s22s22p6.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
1.Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
2.Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton và số nơtron.
3.Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
4. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết nguyên tử khối của nguyên tử.
5. Đồng vị \({}_4^1H\) là trường hợp duy nhất mà nguyên tử không chứa nơtron.
6. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 1 hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Số phát biểu đúng là
A.6. B.5.
C.4. D.3.
Câu 10. Đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu là
A.20% B.70%
C.73% D.27%.
Câu 11. Dựa vào thứ tự mức năng lượng sự sắp xếp các phân lớp nào dưới đây là không đúng?
A.1s < 2s. B.4s > 3s.
C.3d < 4s. D.3p < 3d.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai?
A.Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và nơtron.
B.Trong nguyên tử, số proton và số electron bằng nhau.
C.Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.
D.Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số hiệu nguyên tử Z.
Câu 13. Cấu hình electron của nguyên tố S (Z=16) là
A.1s22s22p63s23p2.
B. 1s22s22p63s23p4.
C. 1s22s22p63s23p6.
D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 14. Nguyên tố magie có 3 đồng vị khác nhau ứng với số và thành phần % tương ứng như sau: 24Mg (78,99%), 25Mg (10%) và 26Mg (11,01%). Nguyên tử khối trung bình của Mg là
A.24,9. B.25.
C.25,5. D.24,3202.
Câu 15. Clo là chất khí màu lục nhạt, mùi hắc và rất độc. Clo phá hủy niêm mạc đường hô hấp. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất quân đội phát xít Đức đã dùng clo để làm chất độc. Sự kiện này xảy ra hồi 5 giờ chiều ngày 22 tháng 4 năm 1915 tại thành phố Yprơ, nơi quân Anh, Pháp đóng. Số người bị nạn lên đến quá 15000 người. Đêm 17 và 18 tháng 3 năm 1916 quân Đức đã dùng clo để tàn sát quân đội Nga đóng ở thành phố Bolomốp và giết hại gần 3000 người thuộc trung đoàn Xibêri đóng tại đó, trong số đó có nửa bị chết trong đêm đầu. Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị bền \({}_{17}^{37}C\) và \({}_{17}^{35}C\), trong đó có đồng vị \({}_{17}^{37}C\) chiếm 24,23% số nguyên tử. Cho \({\overline M _{Cl}} = 35,5\). Thành phần phần trăm về khối lượng \({}_{17}^{37}C\) có trong HClO4 là
A.6,78%. B.1,92%.
C.8,92%. D.2,98%.
Câu 16. Số phân lớp e của lớp M (n=3) là
A.1. B.2.
C.3. D.4
Câu 17. Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử X có đặc điểm
(a)nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.
(b)số đơn vị điện tích hạt nhân trong hạt nhân nguyên tử X là 20.
(c)X là nguyên tố kim loại mạnh.
(d)X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình là 1s22s22p63s23p6.
Số phát biểu đúng là
A.1. B.4.
C.3. D.2.
Câu 18. Trong nguyên tử có các hạt mang điện là
A.proton C.nơtron
C.electron D.proton và nơtron.
Câu 19. Số electron tối đa trong phân lớp thứ 3 là
A.18e B.9e
C.32e D.8e.
Câu 20. Cho sơ đồ biểu diễn electron của nguyên tử Mg.
Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Mg là
A.lớp K B.lớp L
C.lớp M D.lớp N.
Câu 21. Cho biết một mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 55,85 g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Vậy trong 1 kg sắt có bao nhiêu gam electron
A.0,255 kg B.0,2 g
C.0,5 g D.0,255 g.
Câu 22. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A.electron B.proton
C.proton nơtron D.electron, nơtron.
Câu 23. Số khối của nguyên tử bằng tổng
A.số n và e. B.số p và e.
C.tổng số n, p, e. D.số p và n.
Câu 24. Số nơtron trong nguyên tử \({}_{19}^{39}K\) là
A.20 B.39
C.19 D.58.
Câu 25. Cho sơ đồ biểu diễn electron của tử Ag. Cấu hình electron của nguyên tử Ag là
A.1s22s22p63s23p64p1.
B. 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1.
C.1s22s22p63s23p63d104s24p65s1.
D. 1s22s22p63s23p63d104s24p64d1.
Câu 26. Nguyên tử P (Z=15) có số e lớp ngoài cùng là
A.7. B.4.
C.8. D.5.
Câu 27. Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X bằng
A.5. B.6.
C.7. D.8.
Câu 28. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau
A. Hạt nhân nguyên tử chứa các hạt proton mang điện tích dương và các hạt nơtron không mang điện.
B. Trong nguyên tử trung hòa, số hạt nơtron luôn bằng số hạt electron.
C. Số khối của hạt nhân được kí hiệu là A và được tính bằng số hạt electron và số hạt proton.
D. Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ.
Câu 29. Cho Mg (Z=12). Cấu hình electron của Mg2+ là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p2.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p6.
Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là
A.S B.Si
C.P D.Cl.