Bài 1 trang 95 SGK Địa lí 8

Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.

Lời giải

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

 + Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

 + Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.

 + Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.

- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):

 + Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.

 + Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

 + Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

 + Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

 + Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

  + Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.

 + Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya nâng cao địa hình và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

 + Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên. Đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng.

 + Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ).

 + Quá trình mở rộng biển Đông và các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).

 +  Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

 + Sự xuất hiện loài người trên Trái Đất. 


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”