H2O, HF, H2S: là các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực
=> Chọn B
Câu 13.7.
Dãy gồm các chất mà phân tử không phân cực là
A. HBr, CO2, CH4.
B. NH3, Br2, C2H4
C. HCl, C2H2, Br2
D. Cl2, CO2, C2H2
Cl2, CO2, C2H2 là các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực
=> Chọn D
Câu 13.8.
Cho các phân tử: HCl, HBr, HI, HF. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là:
A. HBr B. HI
C. HCl D. HF
HF có: \(\Delta \chi \) = 3,98 - 2,2 = 1,78
HCl có: \(\Delta \chi \) = 3,16 - 2,2 = 0,96
HBr có: \(\Delta \chi \) = 2,96 - 2,2 = 0,76
HCl có: \(\Delta \chi \) = 2,66 - 2,2 = 0,46
Chất có liên kết phân cực mạnh nhất thì \(\Delta \chi \) lớn nhất (HF)
=> Chọn D
Câu 13.9.
Liên kết hóa học được hình thành do sự di chuyển những electron lớp ngoài cùng của nguyên tử để tạo thành cặp electron liên kết là kiểu
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết kim loại
D. Liên kết hiđro
Liên kết hóa học được hình thành do sự di chuyển những electron trong lớp ngoài cùng của nguyên tử để tạo thành cặp electron liên kết là kiểu liên kết cộng hóa trị
=> Chọn B
Câu 13.10.
Nguyên tố oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Sau liên kết, nó có cấu hình electron là
A. 1s22s22p42p2
B. 1s22s22p43s2
C. 1s22s22p6
D. 1s22s22p63s2
Sau khi hình thành liên kết oxi có cấu hình e của khí hiếm gần nhất: 1s22s22p6
=> Chọn C