14.8
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch có \(R,L,C\) mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không phụ thuộc vào giá trị điện trở \(R.\)
B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại.
C. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và giũa hai đầu cuộn cảm thuần có cùng giá trị.
D. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
A sai vì: Khi có hiện tưởng cộng hưởng điện dòng điện đạt cực đại \({I_{\max }} = \dfrac{U}{R}\), có phụ thuộc vào \(R\)
14.9
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}{\rm{cos100}}\pi {\rm{t}}\)(\({U_0}\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(50\Omega ,\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(0,318H\) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện tới giá trị bằng
A. \(42,48\mu F.\) B. \(47,74\mu F.\)
C. \(63,72\mu F.\) D. \(31,86\mu F.\)
Khi có hiện tưởng cộng hưởng điện dòng điện đạt cực đại
Điều kiện xảy ra cộng hưởng điện là
\(\begin{array}{l}{Z_L} = {Z_C} \Leftrightarrow L\omega = \dfrac{1}{{C\omega }}\\ \Leftrightarrow C = \dfrac{1}{{L{\omega ^2}}} = \dfrac{1}{{0,318{\pi ^2}}} = 31,{86.10^{ - 6}}F = 31,86\mu F\end{array}\)
Chọn D