a) Đi dọc kinh tuyến 108"Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắc, Mơ Nông và Di Linh.
b) Nhận xét về địa hình vùng nham thạch của các cao nguyên:- Tây Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc-ma vào thời kì Tân kiến tạo. Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẻ là các đá cổ Tiền Cambri.
- Địa hình
+ Địa hình nhìn chung thấp dần từ Bắc xuống Nam, nơi cao nhất là đỉnh núi Ngọc Linh (2598m).
+ Sườn các cao nguyên dốc, thung lũng bị chia cắt sâu tạo thành các dòng sông lớn như S. Xê Xan, S. Đồng Nai.
+ Phía Bắc là các dãy núi cao trên 1200m, cao nhất là núi Ngọc Linh (2598m).
+ Ở giữa là các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt lượn sóng; độ cao từ 700 - 1000m.
+ Rìa cuối là khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết độ cao từ 0 - 200m.
- Nham thạch: gồm các lớp: granit và biến chất, dadan, trầm trích.
+ Granit và biến chất chủ yếu ở khu vực núi cao từ dãy Bạch Mã đến núi Ngọc Linh.
+ Badan: phạm vi rộng lớn nhất, tập trung ở các khu vực cao nguyên badan rộng lớn (Pl aayku, Buôn Ma Thuật).
+ Cuối cùng là trầm tích: phân bố một phạm vi nhỏ ở rìa cuối lát cắt, khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết.