a) Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất như sau:
Biểu đồ tần suất hình cột
Đường gấp khúc tần suất
b) Chú ý rằng trong biểu đồ tần suất cũng như biểu đồ tần số hình cột, hay đường gấp khúc tần suất, đường gấp khúc tần số thì đơn vị đo dài ở hai trục không nhất thiết phải bằng nhau. Vì vậy có thể dùng chính biểu đồ tần suất làm biểu đồ tần số hình cột, miễn là thay chữ \(f\) ở trục đứng bằng \(n\), các số chỉ tần suất được thay bằng tần số tương ứng. Cụ thể ở hình trên thế \(f\) bởi \(n\), thế \(40\) bởi \(12\), thế \(20\) bởi \(6\) thế \(10\) bởi \(3\). cũng làm như vậy trong hình đường gấp khúc tần suất, ta có đường gấp khúc theo tần số.
Biểu đồ tần số hình cột
Biểu đồ tần số đường gấp khúc:
c) Theo hình trong câu a) ta thấy phần lớn các củ khoai được khảo sát (\(80\%\)) có khối lượng từ \(80\) gam đến \(110\) gam, \(40\%\) số củ khoai có khối lượng từ \(90\) đến \(100\) gam.